Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
834
116.682.547
 
Kiểm duyệt Trung hoa chặn và ngáng trên internet. (tiếp theo)
Hiếu Tân

Michael Wines, Sharon LaFraniere Jonathan Ansfield (THE NEW YORK TIMES, 7-4-2010)- Hiếu Tân dịch

 

 

Tuy nhiên trong nước Trung Hoa dữ liệu không thể bị bóp nghẽn bằng một số ít cổng như vậy. Bởi vậy chính phủ sử dụng một bộ công cụ điều khiển (toolbox), bao gồm cả thuyết phục, lôi kéo và cưỡng ép, để giữ mạng trong vòng tay mình. Tự kiểm duyệt là tuyến đầu tiên sàng lọc và là một nghĩa vụ của tất cả các mạng lưới và những người điều hành mạng ở Trung Hoa.

 

Những trang mạng nội địa Trung Hoa Baidu, Sina.com, Sohu sử dụng một đám đông những người gọi là quản lý mạng để sàng lọc những công cụ tìm kiếm, chat room, blog và những nội dung khác để tìm những tài liệu tỏ ra coi thường các chỉ thị tuyên truyền. Trong bốn năm, Goolge hành động theo đúng cách của công cụ tìm kiếm của nó ở Trung Hoa, Google.com.cn

 

Nhân viên của các công ty Internet thường phải đoán xem điều gì được phép và điều gì sẽ đưa đến một cú điện thoại từ kiểm duyệt của chính phủ. Có một chiến thuật là ban đầu cứ kiểm duyệt chặt chẽ những nội dung nguy hiểm, rồi dần dần mở rộng từng tuần từng tuần một tiếp cận nó, hy vọng không vấp phải sợi dây chăng ngang của kiểm duyệt.

 

Những kẻ giám sát ngồi xoạc rộng cẳng mở rộng các công cụ của nhà nước ra đến tận những thị trấn xa xôi hẻo lánh nhất. Trong mọi thành phố đều có những đơn vị theo dõi và giám sát Internet ở bất cứ nơi nào có một kết nối Internet. Xiao Giang, một nhà phân tích hệ thống kiểm duyệt Trung Hoa của trường Đại học California, Berkeley nói. “Thông qua hệ thống này, họ mò tới mọi trang mạng lớn với nội dung của chúng”

 

Theo một Quy chế của Hội đồng nhà nước năm 2005, những blog cá nhân, những thông báo trên máy tính thậm chí cả những tin nhắn trên điện thoại di động được coi là bộ phận của phương tiện truyền bá tin tức cần phải áp đặt những hạn chế lên nội dung của chúng.

Trên thực tế nhiều trong số những hạn chế đó đã được áp dụng rải rác. Nhưng những nhắc nhở rằng có ai đó đang nhòm ngó là đều đặn và rõ ràng.

 

Một lần post không thích hợp vào một diễn đàn chát trên máy tính có thể tạo ra một thông báo quở trách “nội dung không thích hợp” và đường dẫn có thể bị xóa. Những lời nhắn bị cấm có thể tạo ra trên các điện thoại di động những màn hình trắng  .

Mặc dầu vậy, sàng lọc các hoạt động điện tử của hàng trăm triệu người hầu như là một nhiệm vụ bất khả thi. Hơn nữa, người sử dụng ngày càng dùng nhiều đến những công nghệ như những mạng riêng ảo và những máy chủ ‘proxy server’ để né việc chặn và cấm của kiểm duyệt vào các trang mạng. Theo báo cáo, hiện nay có một triệu người vượt Bức Tường Lửa Lớn bằng các đường đi lắt léo như vậy, một con số chiếm tỉ lệ quá nhỏ trên tổng số người sử dụng, nhưng đã tăng vượt bậc trong năm qua.

 

Bởi vậy các nhà kiểm duyệt đã thực hiện các nhiệm vụ khác để xiết chặt gọng kìm của họ.

Một trong số đó là tự động hóa. Dịch vụ nhắn tin hàng đầu của Trung Hoa, gọi là QQ, tự động cài đặt một chương trình lên máy tính của người sử dụng, nó dò xét các thông tin trao đổi của họ và ngăn chặn những nội dung bị kiểm duyệt.

Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin năm ngoái đã cố gắng mở rộng kiểm duyệt tự động ra toàn quốc thông qua phần mềm tiếng Hoa Green Dam có thể cập nhật từ xa danh sách các đề tài bị cấm. Sau khi bị người sử dụng và các công ty la ó phản đối, nhà nước rút lui, nhưng Green Dam và một số phần mềm sàng lọc khác vẫn còn được cài trên các máy tính trong các cà phê Internet và trường học. Tháng trước, chính phủ ra hiệu lệnh rằng một phiên bản cho điện thoại di động đã đi vào hoạt động.

 

Một chiến lược khác là mánh khóe lôi kéo vận động. Trong những năm qua, các quan chức địa phương và cấp tỉnh đã thuê đội quân nhân công giá rẻ những nhà bình luận để dò xét các blog, các chat room về những vấn đề nhạy cảm, rồi tương lên mạng những bình luận có lợi cho chính phủ.

 

Ông Xiao ở Berkeley đưa ra một ví dụ: Jiaozuo, một thành phố ở tây nam Bắc Kinh thuê 35 ‘nhà bình luận’ Internet và 120 sĩ quan cảnh sát để tháo ngòi nổ những cuộc tấn công trên mạng nhằm vào cảnh sát địa phương sau một cuộc tranh cãi về giao thông. Bằng cách  tràn ngập các chat room với các bình luận thân cảnh sát, đội ngũ này đã biến giọng điệu bình luận trên mạng từ tiêu cực sang tích cực chỉ trong vòng hai mươi phút.

 

Theo biên tập viên một tờ báo chính thức giấu tên, giới chức tuyên truyền nay tính toán rằng để đối đầu với những vấn đề gây tranh cãi trong quần chúng, các quan chức địa phương có một khoảng hở khoảng hai giờ để chặn đứng thông tin và làm tràn ngập các trang web bằng quan điểm của họ trước khi phản ứng của các công dân vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

 

Zhang Shihe, một nhà báo tự xưng tên và một blogger có biệt hiệu (nick) Tiger Temple, nói chính phủ xếp loại các blogger theo mức nguy hiểm mà họ đặt ra. “Blog nào nguy hiểm nhất sẽ bị tháo gỡ, một số blog khác nhận được cảnh cáo của chính phủ .”

 

Bản thân blog của Zhang đôi khi post lên cũng bị xóa. Anh đối phó bằng cách tạo sáu blog, trên các mạng khác nhau: Bởi vì các quy tắc kiểm duyệt là mập mờ và những nhà kiểm duyệt dù sao cũng là con người, nên nếu post ở chỗ này bị chặn thì chỗ khác có khi lại được cho qua.

 

Nhưng việc này cũng không thể kéo dài. Có điều mọi người nhất trí là chính phủ đang giỏi lên nhanh chóng.

Hãy xem: một quy chế mới giới hạn những ai được phép điều hành một trang mạng trên tên miền .com.cn. của Trung Hoa, để đăng ký kinh doanh và buộc người điều hành phải trình một căn cước người Hoa. “Trong trường hợp họ muốn đóng cửa anh vì có nội dung lật đổ, họ cần biết cách để tìm ra anh” một ủy viên quản trị nói với một hãng có website.                                                                                            

  Những thành phố lớn như Bắc Kilnh – mà năm ngoái đã quảng cáo có 10.000 người tình nguyện theo dõi Internet, đang ngày càng nắm chặt kiểm duyệt.

 

Chống lại điều này là những người lập luận rằng những trò bóp họng Internet của chính phủ không thể thành công. Những blogger như Zhang lập luận rằng việc hạn chế ngôn luận ngày càng tăng trên Internet chỉ thêm chọc giận người sử dụng bình thường, và từng chút từng chút một “nhân dân đang đẩy lùi bức tường”

 

Hay ít nhất đang cố gắng. Tại một cuộc họp gần đây của các lãnh đạo Internet Trung Hoa của một thành phố miền nam (Thâm Quyến) Ding Jian – đứng đầu công ty Internet AsiaInfo đã đề nghị biến Thâm Quyến thành một vùng không có kiểm duyệt Internet, như một thí nghiệm để quyết định xem Trung Hoa có chịu nổi những hỗn loạn của một Internet không xu phụ không? Một doanh nhân khác lập luận rằng bóp nghẹt ngôn luận cũng chính là bóp nghẹt đổi mới.

 

Cổng Internet NetEase cho đăng một báo cáo về cuộc họp này. Nó  bị xóa ngay lập tức.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2673
Ngày đăng: 13.04.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kiểm duyệt Trung Hoa chặn và ngáng trên Internet - Hiếu Tân
Thông báo phát hành Báo Nhớ về Quốc học - Nhiều Tác Giả
Giải thưởng dành cho sự khác lạ - Inrasara
Phát hành số đặc biệt Sông Hương tháng 3 năm 2010 - Nhiều Tác Giả
Kính gửi: Ban lãnh đạo Tỉnh Bình Định, Huyện và Phòng văn hóa huyện An Nhơn - Lâm Bích Thủy
Phát biểu của nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu tại lễ trao giải cuộc thi thơ và truyện ngắn 2008 - 2009 của tạp chí Văn nghệ quân đội - Nguyễn Linh Khiếu
Nhà Thơ Ngô Nguyên Nghi ễm ra Mắt Tập Sách :Tác Giả Tác Phẩm – Người Đồng Hành Quanh Tôi. - Trần Hữu Dũng
Lê Thị Việt Hà: Luận văn Thạc sĩ về thơ Inrasara - Nhiều Tác Giả
Một cuốn sách, nhiều suy nghĩ - Nguyễn Đức Tùng
Ra mắt tập thơ Kim tuyến đỏ - Khương Hà - Chiêu Anh Nguyễn
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)