Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
822
116.687.274
 
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1
Hiếu Tân

JAMES GLANZ và JOHN MARKOFF,4 /12/2010, Hiếu Tân dịch.

 

Khi Trung Hoa xiết chặt áp lực lên Google để kiểm duyệt các công cụ tìm kiếm trên Internet của nó vào năm ngoái, Đại sứ Mỹ đã gửi một bức điện mật về Washington trình bày chi tiết một lý do mà các lãnh đạo chóp bu của Trung Hoa bị ám ảnh bởi công ty tìm kiếm trên mạng này đến thế:  họ đang dò la lẫn nhau (googling) trên mạng.

 

Bức điện ngày 18 tháng 5, 2009 có tiêu đề “Google Trung Hoa trả giá cho việc chống kiểm duyệt” trích dẫn một nguồn tin chắc chắn nói rằng Li Changchun, ủy viên Thường vụ Bộ chính trị - một cơ quan lãnh đạo cao cấp nhất Trung Hoa, và là quan chức tuyên truyền cao cấp của nước này, đã sửng sốt phát hiện ra rằng ông ta có thể thực hiện việc tìm kiếm bằng tiếng Hoa trên trang mạng quốc tế chính của Google. Khi ông Li đánh tên mình vào công cụ tìm kiếm trên google.com, ông thấy “các kết quả cực kỳ quan trọng” về ông ta.

 

Bức điện của các nhà ngoại giao Mỹ là một trong số mật điện được WikiLeaks công bố đã phác họa hình ảnh giới lãnh đạo Trung Hoa gần như bị ám ảnh bởi mối nguy cơ mà Internet đặt lên việc bám chặt quyền lực của họ, và, điều ngược lại, bởi các cơ hội mà nó hiến cho họ thông qua hoạt động tin tặc, tìm được các bí mật lưu trữ trong máy tính của các đối thủ của nó, đặc biệt là Mỹ.

 

Các hoạt động tin tặc ráo riết bị nghi là có nguồn gốc từ Trung Hoa, kể cả việc đánh sập Google, là chủ đề trung tâm trong những bức mật điện này. Các hoạt động này bắt đầu từ trước và nhằm vào mảng dữ liệu của quân đội và chính phủ Mỹ, rộng lớn hơn người ta tưởng, bao gồm cả dữ liệu trên các máy tính của các nhà ngoại giao Mỹ tham gia vào các cuộc đàm phán với Trung Hoa về biến đổi khí hậu.

 

Một bức mật điện, đề ngày đầu năm nay trích lời một nhân vật có quan hệ gia đình với giới tinh hoa, nói rằng bản thân ông Li đã chỉ thị một cuộc tấn công vào các máy chủ của Google ở Mỹ, mặc dầu điều khẳng định này còn đang là nghi vấn. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của The New York Times, nhân vật được nêu trong bức mật điện nói rằng ông Li đã đích thân giám sát một chiến dịch chống lại các hoạt động của Google trên đất Trung Hoa, nhưng nhân vật này không biết ai chỉ đạo cuộc tấn công của tin tặc.

 

Các bức mật điện nêu lên áp lực nặng nề áp đặt lên Google để buộc nó tuân theo các luật kiểm duyệt của địa phương, cũng như việc Google tự nguyện chấp hành - cho đến thời điểm ấy. Tình trạng ép buộc ấy có từ nhiều năm trước khi công ty này cuối cùng đã quyết định rút công cụ tìm kiếm của nó ra khỏi Trung Hoa mùa xuân vừa rồi, sau những cuộc tấn công thành công của tin tặc vào máy chủ của nó, trong đó có các tài khoản e-mail của các nhà bất đồng chính kiến Trung Hoa cũng như mã nguồn độc quyền của Google.

 

Những đòi hỏi đối với Google vượt xa việc gỡ bỏ tài liệu về các chủ đề như Đạt lai Lạt ma hay cuộc thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Các quan chức Trung Hoa còn gây sức ép lên chính phủ Hoa Kỳ buộc kiểm duyệt dịch vụ hình ảnh vệ tinh Goole Earth bằng cách hạ thấp độ phân giải hình ảnh của các cơ quan chính phủ Trung Hoa, cảnh báo rằng Washington có thể phải chịu trách nhiệm nếu bọn khủng bố dùng thông tin đó để tấn công các căn cứ quân sự hoặc chính phủ, bức điện mật cho biết. Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ trả lời rằng Google là một công ty tư nhân và rằng ông ta sẽ báo cáo yêu cầu này cho Washington nhưng ông không biết chính phủ sẽ hành động như thế nào.

 

Tuy nhiên dù có những hàm ý đa nghi xuất hiện trong một số mật điện, cũng có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Hoa không coi Internet như một sức mạnh không thể ngăn chặn được đối với công khai và dân chủ, như một số người Mỹ đã tin.

 

Trong thực tế, vào mùa xuân vừa qua trong khoảng thời gian Google rút ra [khỏi Trung Hoa], Cục Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Hoa phát đi một báo cáo đắc thắng lên lãnh đạo về công tác của nó điều tiết lượng truy cập trên mạng, theo một nhân vật Trung Hoa quan trọng mà Bộ Ngoại giao nêu trong một bức điện đầu năm 2010, khi trực tiếp làm việc với The Times.

Nhân vật đó nói, thông điệp mà cơ quan kia phát đi là “trong quá khứ, nhiều quan chức lo rằng không thể quản lý được thế giới mạng.”

 

“Nhưng qua sự cố Google và sự kiểm soát và giám sát ngày càng tăng, như đăng ký tên thật, họ đã đi đến một kết luận: mạng về cơ bản là kiểm soát được,” nhân vật đó nói.

Sự tự tin đó cũng có thể phản ánh những gì mà các bức mật điện nói, là những cuộc tấn công của tin tặc lặp đi lặp lại và thường là thành công, từ Trung Hoa vào chính phủ Mỹ, các hãng tư nhân và các đồng minh Phương Tây bắt đầu từ năm 2002, nhiều năm trước khi những cuộc xâm phạm như thế được báo cáo rộng rãi ở Hoa Kỳ.

 

Ít nhất có một cuộc tấn công không được báo cáo từ trước vào năm 2008, mà các nhà điều tra Hoa Kỳ đặt tên mã là Byzantine Candor, chứa hơn 50 mêgabai các e-mail và một danh sách đầy đủ những tên người sử dụng và mật khẩu từ các cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ, một mật điện ngày 3 tháng 11 năm 2008 tiết lộ lần đầu tiên.

 

Thật sự các cuộc tấn công của tin tặc được điều phối như thế nào còn là điều chưa rõ. Nhiều cuộc tấn công dường như nhờ vào những người Trung Hoa làm nghề tự do và đội ngũ không thường xuyên những “tin tặc yêu nước”, những kẻ hoạt động với sự hỗ trợ của các nhà cầm quyền dân sự và quân sự, nhưng không trực tiếp dưới sự điều khiển hàng ngày, các bức mật điện và phỏng vấn gợi ý.

 

Nhưng hóa ra các bức mật điện cũng chứa cả một số những phỏng đoán mà người Trung Hoa và người Mỹ chuyển qua con đường ngoại giao. Chẳng hạn bức mật điện đề ngày đầu năm nay nhắc đến cuộc tấn công tin tặc vào Google nói “một nguồn tin chắc chắn khẳng định rằng chính phủ Trung Hoa điều phối các cuộc xâm phạm gần đây vào các hệ thống của Google. Theo nguồn tin của chúng tôi, các hoạt động được tổ chức chặt chẽ này được chỉ thị từ cấp Thường vụ Bộ chính trị.”

 

Đọc thêm:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101205_chinaleadership_google.shtml

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/11/101130_wiki_china.shtml

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2274
Ngày đăng: 06.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak. - Hiếu Tân
Thư ngỏ kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi - Đinh Kim Phúc
Việc Trung Hoa ủng hộ Bắc Triều Tiên có cơ sở trong nhiều thế kỷ xung đột. - Hiếu Tân
Nền chuyên chính của Luật pháp của nước Nga - Hiếu Tân
Khi Bắc Triều Tiên Đổ - Hiếu Tân
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do-phần 3 - Hiếu Tân
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do.phần 1-2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)