Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
845
116.686.635
 
Sự sụp đổ đang đến của Trung Hoa: lần xuất bản 2012
Hiếu Tân

Tôi thừa nhận rằng tiên đoán của tôi về Đảng Cộng sản (TH) sẽ đổ vào 2011 là sai. Nhưng tôi chỉ đoán lệch một năm thôi.

 

BY GORDON G. CHANG | 29/12/2011

 

 

http://www.foreignpolicy.com/articles/2011/12/29/the_coming_collapse_of_china_2012_edition

 

 

Giữa năm 2001, tôi tiên đoán trong quyển sách của mình Sự sụp đổ đang đến của Trung Hoa, rằng Đảng Cộng sản sẽ rớt khỏi quyền lực trong một thập kỷ nữa trong phạm vi rộng lớn vì những thay đổi mà việc gia nhập WTO sẽ gây ra. Một thập kỷ đã trôi qua, Đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền lực. Nhưng tôi không nghĩ sẽ rút lại lời tiên đoán của tôi.

 

Tại sao Trung Hoa như chúng ta biết vẫn tồn tại? Trước hết và trên hết, chính phủ Trung ương Trung Hoa đã xoay sở để tránh được việc tôn trọng thực hiện nhiều nghĩa vụ khi nó gia nhập WTO năm 2001, để mở cửa nền kinh tế của nó và chơi theo luật, và cộng đồng quốc tế vẫn giữ một thái độ khoan dung rộng rãi đối với hành vi bất phục tùng này. Kết quả là, Bắc Kinh đã có thể bảo hộ phần lớn thị trường nội địa của nó khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài trong khi tăng vọt xuất khẩu.

 

Bằng bất cứ phép đo nào, Trung Hoa đã thành công ngoài mặt trong việc phát triển nền kinh tế của nó sau khi gia nhập WTO - quay lại mức tăng trưởng gần hai con số mà nó đạt được trước khi gần bị suy thoái vào cuối những năm 1990. Nhiều nhà phân tích cho rằng đợt tăng trưởng này có thể tiếp tục không biết đến bao giờ. Chẳng hạn, Justin Yifu Lin, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tin rằng nước này có thể tăng trưởng ít nhất thêm hai thập kỷ nữa ở mức 8 phần trăm, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế tiên đoán nền kinh tế Trung Hoa sẽ vượt kinh tế Mỹ về kích cỡ vào năm 2016.

 

Đừng tin vào những cái đó. Trung Hoa làm tốt hơn các nước khác bởi vì nó đã ba thập kỷ nằm trong siêu chu kỳ đi lên, chủ yếu vì ba lý do: Trước hết, có các chính sách chuyển đổi "cải cách và mở cửa" của Đặng Tiểubình, được thực hiện lần đầu tiên vào những năm 1970. Hai là, kỷ nguyên thay đổi của Đặng trùng với kết thúc chiến tranh Lạnh, mang lại việc chấm dứt những rào cản chính trị đối với thương mại quốc tế. Ba là, tất cả những điều ấy diễn ra trong khi Trung Hoa được lợi từ "món lời dân số[1]", một lợi thế phi thường về nhân lực.

 

Nhưng thời kỳ ngọt ngào của Trung Hoa đã hết bởi vì, trong những năm gần đây, các điều kiện tạo ra nó hoặc đã hoặc chẳng bao lâu nữa sẽ biến mất. Trước hết, Đảng cộng sản đã quay lưng lại với những chính sách của Đặng Tiểubình. Hồ Cẩmđào, lãnh đạo hiện nay, đang chủ trì một thời kỳ được đánh dấu bằng sự đảo ngược cải cách. Đã có, đặc biệt là từ năm 2008,  một cuộc tái quốc hữu hóa một phần nền kinh tế, và thu hẹp đáng kể các cơ hội cho doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn, Bắc Kinh đã phong tỏa những tài sản do người nước ngoài kiếm được, dựng lên những rào cản mới như các qui tắc "đổi mới bản địa" và quấy nhiễu các công ty thị trường chủ đạo như Google. Củng cố các xí nghiệp quốc doanh "bảo vệ dân tộc" khiến các công ty khác phải gánh chịu, Hồ đã rời bỏ mô hình kinh tế đã làm cho nước ông thành công.

 

Thứ hai, sự bùng nổ toàn cầu trong hai thập kỷ qua đã kết thúc năm 2008, khi các thị trường ở khắp nơi trên thế giới đổ vỡ. Những sự kiện ầm ĩ của năm đó đưa đến việc đóng lại một thời kỳ tốt lành phi thường trong đó nhiều nước cố gắng hòa nhập Trung Hoa vào hệ thống quốc tế và do đó khoan thứ cho những chính sách vụ lợi của nó. Tuy nhiên, bây giờ mọi nước đều muốn xuất khẩu nhiều hơn, và trong một thời đại của chủ nghĩa bảo hộ và kiềm chế thương mại, Trung Hoa sẽ không thể xuất khẩu theo cách của nó để phát đạt như nó đã làm trong thời kỳ các cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á trong những năm 1990. Trung Hoa phụ thuộc vào thương mại quốc tế hơn hầu hết các nước khác, do đó sự xung đột thương mại - hay thậm chí sự suy giảm mức cầu của thế giới - cũng làm nó tổn thương hơn các nước khác. Chẳng hạn, nước này có thể là nạn nhân lớn nhất của cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro.

 

Thứ ba, Trung Hoa, nước trong thời kỳ cải cách của nó có một trong những cơ cấu dân số tốt nhất so với mọi nước, sẽ sớm có một [cơ cấu] xấu nhất. Lực lượng lao động của Trung Hoa sẽ đứng lại vào khoảng 2013, có thể 2014, theo các nhà nhân khẩu học cả Trung Hoa lẫn nước ngoài. Nhưng tác động đã được cảm thấy khi lương tăng, một xu hướng cuối cùng sẽ làm cho các nhà mấy mất sức cạnh tranh. Trung Hoa, khá kỳ lạ, đã hết người để chuyển đến các thành phố, làm việc trong các nhà máy,và tiếp sức cho nền kinh tế của nó. Nhân khẩu học có thể không phải là định mệnh, nhưng nó tạo ra những rào chắn đối với phát triển.

 

Đồng thời nền kinh tế Trung Hoa sẽ không còn được hưởng lợi từ  ba điều kiện thuận lợi nói trên, nó phải hồi phục từ những trục trặc này - những chiếc bong bóng tài sản và lạm phát - gây ra bởi việc Bắc Kinh đã mồi bơm quá mức trong những năm 2008-2009, chương trình kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử thế giới (trong đó chỉ riêng năm 2009 là thêm1 nghìn tỉ đô la). Từ tháng Chín vừa qua, các dấu chỉ kinh tế - tiêu thụ điện, các đơn hàng công nghiệp, lượng tăng xuất khẩu, số ô tô bán ra, giá bất động sản, bạn có thể kể thêm - cho thấy một nền kinh tế đang ngưng tiến triển hay co hẹp lại. Tiền bắt đầu rời đất nước ra đi trong tháng Mười, và dự trữ ngoại tệ của Bắc Kinh đã co lại từ tháng Chín.

 

Kết quả là, chúng ta sẽ chứng kiến hoặc sự phá sản hoặc, nhiều khả năng hơn, một sự xuống dốc nhiều thập kỷ kiểu Nhật Bản. Dù cách nào thì những trục trặc về kinh tế diễn ra đúng vào lúc xã hội Trung Hoa trở nên cực kỳ bất ổn. Không phải chỉ là những cuộc chống đối đã tăng vọt lên - theo một tính toán năm ngoái có 280.000 "sự cố quần chúng"- mà là chúng cũng tăng tính bạo lực như những đợt sóng gần đây những cuộc nổi dậy, bạo loạn, những cơn thịnh nộ, và gợi ý những cuộc đánh bom. Đảng Cộng sản, không có khả năng hòa giải những bất bình xã hội này, đã chọn cách tăng cường đàn áp đến mức độ chưa từng thấy trong hai thập kỷ. Nhà cầm quyền đã, chẳng hạn, phủ kín các thành phố và làng mạc bằng những cảnh sát và binh lính vũ trang và tăng cường theo dõi hầu như mọi hình thức thông tin liên lạc và các phương tiện truyền thông. Không có gì đáng ngạc nhiên rằng trong những cuộc điều tra trên mạng, hai từ "kiểm soát" và "hạn chế" là những từ được dùng phổ biến nhất của nước này trong năm 2011.

 

Quan điểm cứng rắn đã giữ cho chế độ an toàn cho đến nay, nhưng sự ổn định mà nó tạo ra chỉ có thể là ngắn hạn trong xã hội Trung Hoa đang ngày càng hiện đại hóa, nơi mà phần lớn dân cư tin rằng nhà nước độc đảng không còn thích hợp. Chế độ này rõ ràng đã thua trên mặt trận tư tưởng.

 

Ngày nay, những thay đổi xã hội ở Trung Hoa đang tăng tốc. Bài toán cho đảng cầm quyền của đất nước là, mặc dầu nhân dân Trung Hoa nói chung không có những mục đích cách mạng, những hành động gây rối xã hội có thể có những hàm ý cách mạng bởi vì chúng đang diễn ra trong một thời kỳ cực kỳ nhạy cảm. Tóm lại, Trung Hoa là quá năng động và không ổn định để lãnh đạo đảng cộng sản bám riết. Tại một địa điểm nào đó của năm sau, dù là một làng nhỏ hay một thành phố lớn, một vụ việc tình cờ sẽ ra khỏi kiểm soát và sẽ lan rộng nhanh chóng. Bởi vì nhân dân trong khắp nước chia sẻ những ý nghĩ chung, chúng ta sẽ không ngạc nhiên thấy họ hành động theo cùng một cách. Chúng ta đã thấy nhân dân Trung Hoa hành động nhất trí như thế nào: tháng Sáu 1989, trước cả thời gian xuất hiện truyền thông xã hội, đã có những cuộc biểu tình ở gần 370 thành phố trên khắp Trung Hoa mà không có người cầm đầu trong cả nước.

 

Hiện tượng này, đã quét qua Bắc Phi và Trung Đông trong năm nay, nói với chúng ta rằng bản chất của thay đổi về chính trị trên khắp thế giới là sự tự thay đổi, làm mất ổn định ngay cả những chính phủ xem ra có vẻ vững vàng nhất. Trung Hoa không hề miễn nhiễm với làn sóng dân chúng nổi dậy này, như sự phản ứng quá dữ dội của Bắc Kinh với các cuộc biểu tình "hoa nhài" mùa xuân năm nay đã cho thấy. Đảng Cộng sản, đã có thời được hưởng lợi từ những trào lưu toàn thế giới, nay đang là nạn nhân của chúng.

 

Vậy Trung Hoa sẽ sụp đổ sao? Các chính phủ yếu có thể vẫn còn tại chỗ một thời gian dài. Các nhà khoa học chính trị, những người thích đưa trật tự vào sự không thể giải thích, nói rằng có một loạt những nhân tố cần thiết để một chế độ sụp đổ và rằng Trung Hoa thiếu hai trong số đó: một chính phủ chia rẽ và một lực lượng đối lập mạnh.

 

Vào thời điểm khi những thách thức nghiêm trọng dâng lên, Đảng Cộng sản mới đang bắt đầu một cuộc chuyển đổi chính trị nhiều năm và do đó thiếu chuẩn bị cho vấn đề mà nó đối mặt. Đã thấy có những sự chia rẽ trong giới tinh hoa của đảng, và câu trả lời chậm chạp của lãnh đạo trong những tháng gần đây - trái ngược rõ rệt với phản ứng nhanh như chớp của nó vào năm 2008 trước những khó khăn kinh tế ở nước ngoài - cho thấy quá trình ra quyết định ở Bắc Kinh đang hỏng. Vậy chính phủ chia rẽ là chuyện có thật.

 

Còn về sự tồn tại của lực lượng đối lập, Liên Xô đã sụp đổ không có nhiều lực lượng này. Trong thời đại về căn bản dễ đổi thay này, chính phủ Trung Hoa có thể tan rã giống như các nhà độc tài ở Tunisia và Ai Cập. Như bằng chứng trong tháng này về "cuộc bạo loạn công khai" ở làng Wukan tỉnh Quảng Đông, nhân dân có thể tự tổ chức nhanh chóng - như họ đã làm nhiều lần từ cuối những năm 1980. Trong mọi trường hợp, chẳng cần đến một cỗ máy được tra dầu tốt để hạ bệ một chế độ trong thời đại cách mạng không có lãnh đạo này.

 

Cách đây không lâu, mọi việc đều tốt đẹp đối với các quan lại ở Bắc Kinh. Bây giờ, chẳng có gì cả. Bởi vậy, vâng, tiên đoán của tôi là sai. Thay vì năm 2011, Đảng Cộng sản hùng mạnh của Trung Hoa sẽ đổ năm 2012. Tôi cá đấy.



[1] demographic dividend: tăng trưởng kinh tế nhờ tăng tỉ lệ dân cư trong độ tuổi lao động.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2001
Ngày đăng: 31.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Hạt Boson Higgs có thể làm thay đổi vũ trụ như thế nào. - Hiếu Tân
Tưởng nhớ Vaclav Havel: Một người khổng lồ giữa những người bé nhỏ - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử. tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử - Hiếu Tân
Vượt ra ngoài 'Thượng đế' - Hiếu Tân
Khóc Kim Jong Il - Trần Ngọc Cư
Nhân dân đấu với Putin - Hiếu Tân
Cái chết của Kim Jong Il: Một cơn ác mộng trước Giáng Sinh! - Hiếu Tân
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il , đã qua đời ở tuổi 69. - Hiếu Tân
Vaclav Havel, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc (cũ), từ trần ở tuổi 75 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)