Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
897
116.666.801
 
Đằng sau cuộc nã pháo của Triều Tiên: sự kế vị của Kim
Hiếu Tân

Bill Powell, TIME, Thứ Ba 23/11/2010, Hiếu Tân dịch

 

Bài này nhận được của tạp chí TIME lúc 11 giờ đêm thứ Ba 23/11, chỉ mấy giờ sau cuộc đấu pháo.

Trong khi đặc phái viên của Tổng thống Barack Obama đến Bắc Triều Tiên đang nhằm đến ba Thủ đô lớn của Đông Á (Xơ un, Tôkyô và Bắc Kinh) để cố gắng tìm ra điều gì, nếu có, họ có thể làm về những tham vọng hạt nhân đang leo thang của Bắc Triều Tiên, hình như Kim Jong Il cho rằng đây là thời gian để thực hiện một số mục tiêu nào đó. Vào khoảng 2 giờ 30 chiều ngày Thứ Ba giờ Triều Tiên, Bắc Triều Tiên bắt đầu nã một loạt đạn pháo qua biên giới đường biển đang tranh chấp giữa Bắc và Nam Triều Tiên, tấn công một hòn đảo trong vùng mà hai miền Triều Tiên gọi là Biển Tây. Chỉ trong vòng một giờ Bắc Triều Tiên đã bắn phá đảo Yeonpyeong, giết hai lính thủy Nam Triều Tiên, làm bị thương 16 lính thủy khác và làm bị thương ít nhất 3 thường dân. Hơn 50 nóc nhà bị cháy vì cuộc bắn phá, và cư dân của hòn đảo thưa thớt này phải chui xuống hầm tránh bom để trú ẩn. Miền Nam trả lời bằng các đợt F-16 (Theo lời Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Nam Triều Tiên thì chưa vượt qua giới tuyến sang đến không phận miền Bắc) và bắn trả bằng pháo, kết quả chưa rõ.

Cuộc công kích này, lần thứ hai trong vùng này trong năm nay, đến vào giữa đợt tập trận bắn đạn thật của các lực lượng Nam Triều Tiên trong vùng biển gần nơi gọi là Giới Tuyến Bắc, ranh giới trên biển được Liên Hiệp Quốc ấn định mà Bình Nhưỡng không chấp nhận. Cuối ngày Thứ Ba, Miền Bắc dứt khoát đổ lỗi về cuộc tấn công của nó là những do cuộc tập trận này. “Mặc dầu chúng tôi đã nhiều lần cảnh cáo, Nam Triều Tiên vẫn khiêu khích chúng tôi bằng cách bắn đạn pháo sang lãnh thổ chúng tôi,” một tuyên bố trên Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên - công cụ tuyên truyền đối ngoại hàng đầu của nước này - nói. “Các lực lượng cách mạng của chúng tôi đã đánh trả bằng những hành động quân sự nghiêm khắc. Biện pháp trả đũa quân sự truyền thống của chúng tôi là trừng phạt loạt đạn gây hấn bằng những đòn sấm sét.” Miền Nam cải chính rằng đợt tập bắn ấy diễn ra trên phần đất của họ ở phía bên kia cái gọi là Giới Tuyến Bắc..

Nhưng sự tính toán về thời gian, với đặc phái viên Hoa Kỳ Stephen Bosworth có mặt ở khu vực này, có lẽ là không trùng khớp. Cuộc đụng độ xảy ra chưa đến hai tuần sau khi Bắc Triều Tiên cho phép một chuyên gia hạt nhân cao cấp của Hoa Kỳ đến thăm cơ sở mới toanh của họ sản xuất làm giàu uranium, một trong hai nguồn vật liệu có thể sản xuất một quả bom hạt nhân. Siegfried Hecker, cựu giám đốc Phòng Thí nghiệm Quốc gia Hoa Kỳ ở Los Alamos mô tả cơ sở này, (nằm gần lò phản ứng platonium của Miền Bắc ở Yongbyon, cách Bình Nhưỡng sáu mươi dặm về phía bắc), là “gây choáng váng”. Mặc dầu Miền Bắc nói với Hecker trong chuyến thăm ba tiếng rưỡi của ông rằng các máy ly tâm đang sử dụng ở đó chỉ nhằm làm giàu uranium để sản xuất điện, phát hiện này làm tăng thêm nỗi lo sợ rằng Bình Nhưỡng đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân bằng uranium giàu.

Các nhà phân tích ở Xơ-un nói có mối liên hệ rõ ràng giữa các phát hiện hạt nhân và cuộc công kích ngày Thứ Ba ở Biển Tây với sự kế tục lãnh đạo đang tiến hành ở Bình Nhưỡng. Cả hai sự kiện này nhấn mạnh những gì là thành tố chính trị trung tâm của chế độ Kim Jong Il, học thuyết về chính sách “quân sự đi trước”. Theo lời Kim, nó có nghĩa là “đặt ưu tiên cao nhất lên các hành động quân sự” và biến quân đội Bắc Triều Tiên thành “rường cột của cách mạng”. Chỉ mới cách đây sáu tuần, chế độ ở Bình nhưỡng đã thật sự khẳng định rằng con trai của Kim, Kim Jong Un sẽ kế tục cha làm nhà cai trị kế tiếp của Bắc Triều Tiên. Miền Bắc liên tục nâng cấp các khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân của họ – theo tình báo Hoa Kỳ, chế độ này đã có 8 đến 12 quả bom hạt nhân – cùng với khiêu khích quân sự trong khi đặc phái viên của Obama đang tiến hành các cuộc gặp cấp cao ở các nước trong khu vực, chứng tỏ một điều rằng khi Kim-trẻ tiếp quản quyền lực, sẽ chẳng có gì thay đổi ở Bắc Triều Tiên.

Cheong Seong-Chang một chuyên gia kỳ cựu ở Viện Sejong (một think-tank của Xơ-un) nói "Kim Jong Un hiện nay đang chịu ảnh hưởng của các tướng lĩnh hiếu chiến hơn. Cơ sở quyền lực của người con xuất phát từ quân đội, và quyền lực của quân đội đang lớn hơn bao giờ hết."

Thông điệp với của Bắc Triều Tiên với Washington cũng tương tự. Chúng tao vẫn ở đây, chúng tao vẫn là loại điên khùng, và mày vẫn cần thương lượng với chúng tao. Bosworth đã nói rằng Mỹ sẽ không tái tham sự vào cái gọi là cuộc đàm phán 6-bên về giải trừ vũ khí hạt nhân cho đến khi Bắc Triều Tiên có những bước đi tich cực để tỏ rõ rằng nó nghiêm chỉnh tuân theo Hiệp định ký ngày 19 tháng Chín năm 2005 “từ bỏ tất cả mọi vũ khí hạt nhân và các chương trình hạt nhân hiện có.. vào một thời gian gần nhất.” Sau hơn năm năm Bình nhưỡng đã tăng vọt khả năng làm giàu uranium và khởi động lại chương trình plutonium của nó. Cheong cho rằng hai tuần qua theo quan điểm của Bình Nhưỡng, “là một kiểu liệu pháp sốc cho tất cả những người đặt cược” vào tương lai bán đảo Triều Tiên.

Có thể là như thế, nhưng có một nước chắc chắn không bị sốc – ít ra là công khai – là Trung Hoa, một nước duy nhất có ảnh hưởng đến Bình Nhưỡng. Sau khi Bosworth đến Bắc Kinh hôm Thứ Ba, với đạn pháo nã xuống Yeonpyeong, Bắc Kinh trả lời một cách nhạt nhẽo gần như thờ ơ. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Hong Lei nói rằng Trung Quốc tin cả hai bên của bán đảo Triều Tiên chia rẽ sẽ  “làm nhiều hơn để đóng góp cho hòa bình.” Ông ta nói thêm rằng Bắc Kinh cảm thấy “cấp bách” là tất cả các bên phải mau chóng trở lại các cuộc đàm phán sáu-bên, một quan điểm mà Hoa Kỳ chỉ đồng ý với điều kiện Bắc Triều Tiên trước hết phải làm điều gì đó để chứng tỏ nó sẵn sàng rút lui những vũ khí hạt nhân của nó, như nó đã nhất trí cách đây năm năm.

Chắc hẳn tăng tốc khả năng làm giàu urnium và tấn công một hòn đảo nhỏ của Nam Triều Tiên không thể coi là dấu hiệu tích cực mà Washington và các đồng minh của nó đang tìm kiếm. Tuy nhiên, Bắc Kinh, rõ ràng muốn nói rằng dù thế nào thì các bên cũng nên bắt đầu trở lại đàm phán. Obama, nói tóm lại, không có những lựa chọn tốt – những lựa chọn hầu như xác định các quan hệ của thế giới bên ngoài với Bắc Triều Tiên – và đơn giản đó là điều mà Bình Nhưỡng mong muốn.

Theo báo cáo của Stephen Kim ở Xơ-un.

Bill Powell, TIME

Hiếu Tân dịch

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2530
Ngày đăng: 25.11.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bảo đảm chủ quyền và hoạt động kinh tế biển - Phạm Dương
Thay đổi có đến với Mỹ ? - Võ Công Liêm
Khi các nhà xuất bản giẫm chân nhau - Tường Vy
TP.HCM: Sẽ thành lập thí điểm tập đoàn báo chí - Quốc Thanh
Trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ 1 : 48 giải thưởng được trao cho các tác phẩm báo chí xuất sắc - Vĩnh Xuân
45 hội viên mới của Hội Nhà văn Việt Nam - Hữu Việt
Ghi nhận từ trại sáng tác Thơ Tiền Giang năm 2006 - Võ Tấn Cường
5 năm - Một chặng đường văn học nghệ thuật - Thu Trang
Văn xuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long : cần một “Cú” đột phá ? - Nguyễn Tý
“Nguyễn Trãi” tái ngộ khán giả - Cát Vũ
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)