Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
855
116.685.329
 
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết
Hiếu Tân

Keith Gessen

New Yorker,  23/5/ 2011
http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/

2011/05/23/110523crat_atlarge_gessen?currentPage=all

 

4

 

Năm 1976, Brodsky có thêm bạn đến Hoa Kỳ với ông, đó là Loseff, người đã trở thành độc giả tốt nhất của ông và người theo dõi chặt chẽ cuộc sống của ông ở Hoa Kỳ. Ở Leningrad, con mọt sách Loseff làm biên tập viên thể thao cho một tờ tạp chí thiếu nhi. Ở Hoa Kỳ, khi mới định cư, giống như Brodsky, làm việc cho nhà xuất bản Ardis của Proffer ở Ann Arbor, trước khi chuyển đến New England, trong trường hợp Loseff là Darmouth, nơi ông dạy tiếng Nga cho đến khi ông chết năm 2009.

 

Là một nhà viết tiểu sử, Loseff danh giá, thông minh tột bậc và hầu như am hiểu một cách siêu nhiên. Ông trình bày những trải nghiệm quan trọng trong cuộc sống của Brodsky đã xuất hiện trong thơ của ông như thế nào – thật ra, cuốn sách được viết như một dự án phụ trong khi Loseff đang chuẩn bị xuất bản hai tập thơ của Brodsky có chú giải cặn kẽ, sẽ xuất hiện ở Nga cuối mùa hè năm đó. Nếu không tuyệt đối cần thiết, ông không bao giờ đi lan man vào đời sống riêng của Brodsky. “Cuốn sách này viết theo phong cách ‘mọi điều bạn muốn biết về Brodsky nhưng sợ không dám hỏi’ nếu điều bạn sợ không dám hỏi là về siêu hình học của ông chứ không phải là về vợ ông,” một bài điểm sách viết về cuốn này khi nó ra mắt ở Nga.

 

Nhưng Loseff cũng để lại một cuốn sách về những tiểu luận có tính tự thuật, “Meander,” xuất bản sau khi ông mất, ở Nga, năm 2010, với sự biên tập của nhà thơ Sergei Gandlevsky. Không kém trung thành và trìu mến đối với Brodsky, những bài tiểu luận ngắn trong sách này có tính riêng tư và dễ thương hơn nhiều, và Brodsky xuất hiện trong đó dưới một ánh sáng hơi khác. Loseff đến thăm ông ở New York để ăn cơm Tàu và đọc thơ. Và cũng để nhận quần áo: theo Loseff, Brodsky luôn luôn mua một số lượng lớn quần áo tại những cửa hàng bán quần áo cũ ở Manhattan, rồi đem cho Loseff, người cùng cỡ. Một tiểu luận mở đầu bằng cảnh Loseff đến thăm nhà Brodsky ở Phố Morton, bỗng chuông điện thoại reo lúc nửa đêm, và một giọng phụ nữ ở đầu dây bên kia nói tiếng Anh đã nhầm tưởng Loseff là Brodsky, hỏi ông đang làm gì. “Tôi ngu ngốc trả lời, ‘ngủ’,” Loseff viết. “Sau đó điều xảy ra ở đầu bên kia khiến tôi hơi bối rối, nên tôi đặt ống nghe vào chỗ cũ, với sự khéo léo không cần thiết.” Bài tiểu luận tiếp tục bảo vệ Brodsky khỏi những lời buộc tội lăng nhăng với phụ nữ.

 

Trong những tiểu luận này, Loseff có thể nói một vài chuyện mà Brodsky không thể nói ra. Thậm chí sau khi chuyển đến New York, Botdsky tiếp tục giữ bình thản, thờ ơ. Đối với những người đến phỏng vấn, hỏi, ông nói rằng nước Mỹ chỉ là “một sự mở rộng không gian.” Hay trong “Bài hát ru con của Cape Cod” (Theo bản dịch của Anthony Hetch):

 

Tôi viết từ một Đế chế mà những cánh sườn khổng lồ của nó trải rộng ra dưới biển.                   Đã có hai đại dương và hai lục địa làm ví dụ,                                                                                 Tôi cảm thấy tôi biết một điều mà bản thân địa cầu phải cảm thấy: không có nơi nào để đi. 

 

Loseff không bao giờ có thể dửng dưng như thế. Ông đã bị nước Mỹ thu phục. “Ngay cả bây giờ, khi đã sống ở đây ba mươi năm,” ông viết, “Đôi khi tôi cảm thấy phấn chấn kỳ lạ: có thật là tôi đây không, tôi đang nhìn mảnh đất nước người bằng chính mắt tôi, ngửi những mùi hương khác, nói với dân địa phương bằng thứ tiếng của họ?”

 

Tiếng Anh của Brodsky tiến bộ nhanh chóng. Gần như ngay lập tức khi đặt chân đến Hoa Kỳ, ông bắt đầu công bố những tiểu luận, do bạn bè ông dịch từ tiếng Nga, trong báo chí trí thức của Mỹ. Năm 1977 ông mua một chiếc máy chữ cũ ở Manhattan, và chẳng bao lâu sau đã viết những bài tiểu luận trực tiếp bằng một thứ tiếng Anh mềm mại, hài hước và châm biếm, qua đó đôi khi bạn có thể nghe được giọng nói thi vị của tiếng Nga của ông. Trong những tiểu luận này, nhiều bài đăng trên The New York Review of Books, Brodsky viết hết sức nồng nhiệt về những nhà thơ mà ông ngưỡng mộ nhất: Marina Tsvetaeva, Osip Mandelstam, Anna Akhmatova, và, ở bờ bên kia,  Robert Frost và, đặc biệt là, Auden. Bằng cách này ông đã có thể trả được món nợ của mình. Ông cũng đã có thể, trong nhiều tiểu luận có tính tự thuật, viết lại những kinh nghiệm đau thương của ông dưới một hình thức mới. Như ông viết trong một tiểu luận về cha mẹ ông, đã chết giữa những năm 1980, không được thấy con trai của họ sau khi ông bị trục xuất khỏi Liên xô:

Viết về họ ở nước Nga chỉ làm tăng thêm tình trạng câu thúc của họ, chỉ đẩy họ thêm xuống tình cảnh vô nghĩa, dẫn đến việc vô tình hủy diệt họ. Tôi biết rằng người ta không thể đánh đồng nhà nước với ngôn ngữ, nhưng hai ông bà già lê bước qua nhiều văn phòng đại sứ các nước và các bộ với hy vọng được phép ra nước ngoài để thăm và để được nhìn thấy con trai mình trước khi chết, đã được người ta lặp đi lặp lại, trong suốt mười hai năm liền, bằng tiếng Nga, rằng nhà nước coi những cuộc đi thăm như thế là “vô mục đích.” Nói cho nhẹ nhất, việc lặp lại những tuyên bố ấy chứng tỏ nhà nước cũng khá thông thạo ngôn ngữ Nga. Ngoài ra, cho dù tôi có viết tất cả những điều này bằng tiếng Nga, thì những lời này cũng sẽ không thể xuất hiện dưới bầu trời nước Nga. Vậy thì ai sẽ đọc chúng? Một nhúm người lưu vong mà cha mẹ họ hoặc đã chết hoặc sẽ chết trong những hoàn cảnh tương tự. Họ biết quá rõ chuyện này.

 

Tiếng Anh của ông đã cho cha mẹ ông một phương tiện tự do. Nhưng có một việc nó không thể làm được: dịch những bài thơ tiếng Nga của ông thành thơ tiếng Anh. Chắc hẳn Brodsky đã thử, và ông không e thẹn về chuyện đó. Hầu như ngay từ khi tiếng Anh của ông đủ chín, ông đã bắt đầu “cộng tác” với những người dịch thơ ông, cuối cùng ông thay thế họ. Kết quả không đến nỗi quá tệ như nó không đồng đều một cách tệ hại. Với mọi khổ thơ thành công, có ba hay bốn lỗi – về ngữ pháp, hay thành ngữ, hay chỉ về âm luật nói chung. Tệ hơn cả, với những bạn đọc đã quen với thơ Anglo-America sau chiến tranh, những bản dịch của Brodsky đều có vần, bất chấp việc đó có gây trở ngại gì khác.

 

Ngay từ đầu, Brodsky đã thể nghiệm mọi cuộc đấu tranh của thế hệ ông trên làn da của mình, như người Nga nói. Cuộc lưu vong của ông cũng không phải là ngoại lệ. Ông không phải mất địa vị xã hội, là điều dày vò nhiều người di cư khác (thực tế, những hồi ký của những người di cư sau này, những người vốn biết ông ở Leningrad đầy những câu chuyện về việc Brodsky đã không giới thiệu họ với những người có ảnh hưởng khác như thế nào, hay giả vờ không trông thấy họ trong khi đang đọc sách ở đâu đó). Mặc dầu sức khỏe của ông kém (ông bị cơn đau tim lần đầu vào năm 1976), ông không có những mối lo vật chất như nhiều người di cư khác. Ông không phải lo thay đổi chỗ ở, hay sợ bị hiểu nhầm. Ông không thấy những biến động xã hội đã khiến thơ của ông vang dội ở Nga đã làm triệt tiêu loại thơ này ở Mỹ. Viết về thế hệ những người Nga lý tưởng, ông đề cao nhất: “Bị cắt đứt khỏi phần còn lại của thế giới một cách vô vọng, họ nghĩ rằng ít nhất thế giới này là giống họ, bây giờ họ biết rằng nó giống những người khác, chỉ có điều ăn mặc đẹp hơn.”

 

Trong thập niên cuối cùng của ông, Brodsky đạt được một mức độ thành công chưa từng thấy. Ông được giải thưởng Nobel năm 1987. Sau đó, ông dùng nhiều thời gian ở Italy, cưới một sinh viên trẻ, hậu duệ người Nga và Italy, trở thành Thi sĩ đặc tuyển[1] của Hoa Kỳ, chuyển đến Brooklyn. Năm 1993, vợ ông sinh con gái, họ đặt tên là Anna.

 

Như thường xảy ra, trong những năm cuối của đời mình Brodsky tỏ rõ là một nhà văn viết tiểu luận và nhà tuyên trruyền cho thơ hơn là một nhà thơ thực sự. Những tư tưởng của ông về tầm quan trọng về mặt đạo đức của thơ ca – kế thừa từ những nhà thơ của Thời đại Bạc, bao gồm Mandelstam, người đã chết cho thơ của mình – cuối cùng đã tôi rèn thành tín điều; bài diễn văn nhận giải Nobel của ông nhấn mạnh rằng “mỹ học là mẹ của đạo đức” vân vân. Thơ là bất tử, ông lập luận; “những gì được sáng tạo ra ngày hôm nay bằng tiếng Nga hay tiếng Anh, chẳng hạn, sẽ bảo đảm cho sự tồn tại của những ngôn ngữ này trong thiên niên kỷ tới” Nhưng điều đó không đúng, như Brodsky cuối cùng đã thừa nhận trong một bài thơ tuyệt hay và giận dữ “Về nền độc lập của Ukraina” trong đó ông mắng những người Ukraina có đầu óc độc lập đã vứt bỏ tiếng Nga. “Cút đi, bọn cô dăc các người, bọn ataman, bọn cai ngục các người” và kết luận:

 

Hãy nhớ, khi giờ chết đến với các ngươi, hỡi những trái tim can đảm                                           Khi các ngươi quằn quại trong hấp hối các ngươi sẽ quên đi hơi thở của Taras và chỉ còn thầm thì những câu thơ của Alexander.

 

Đó là Alexander Pushkin. Dù bản thân nó như thế, bài thơ là lời thú nhận đau khổ rằng nhà nước Nga và những thần dân nói tiếng Nga vẫn còn là cần thiết sống còn cho dự án của thơ ca Nga

 

Brodsky không bao giờ quay trở lại nước Nga. Ông cũng không gặp lại Marina Basmanova, mặc dầu con trai ông, Andrei, đến thăm New York một lần, nhưng hai cha con không hợp nhau. Một người bạn nhớ lại, Brodsky gọi cho bà ở Boston, ông hỏi có nên mua cho chàng trai một đầu máy video không, mặc dầu, Brodsky phàn nàn, anh ta đã bỏ học khỏi trường đại học và từ chối làm việc. Năm 1989, Brodsky viết bài thơ cuối cùng của ông cho “M.B”, nàng thơ xa xưa của ông, mô tả ông ra ngoài đi dạo hít thở khí trời và nhớ Lenngrad. “Đừng hiểu nhầm tôi,” và tiếp tục:

 

Giọng nói của em, thân thể em, cái tên của em  bây giờ không có nghĩa gì với tôi nữa. Không ai phá hủy chúng. Chỉ có điều là, để quên đi một cuộc đời, một người cần phải sống it nhất thêm một cuộc đời khác. Và tôi đã nhận số phận ấy.

 

Ban nhạc thần kỳ đã tan rã. Ngay cả Rein và Naiman cuối cùng cũng cãi nhau, và Naiman, trong một trong nhiều hồi ký của mình, kết tội Rein đã mang một hộp mứt mơ đến bữa tiệc đêm và sau đó mình anh ta ăn hết sạch. Cuối tháng Giêng 1996, Brodsky chết do cơn đau tim thứ ba của ông, sau một cuộc đời không chăm sóc bản thân mình cẩn thận. Có lần ông nói “nếu bữa cà phê sáng mà không có một điếu thuốc lá, thì thức dậy làm gì vô ích.”

 

Bobyshev cuối cùng cũng di cư đến Hoa Kỳ. Ông định cư ở Iilinois, tại đó ông cũng dậy văn học. Sau khi Brodsky chết, ông xuất bản những ý kiến của ông về những năm đầu đời của ông, kể cả cuộc tình với Basmanova. Có một cảnh tuyệt vời khi ông đến thăm bà cô của ông ở Moscow. Akhmatova khi đó cũng ở thành phố này và gọi điện cho ông khi ông ra ngoài. Khi ông quay lại, cô ông có vẻ bàng hoàng sửng sốt “Có thể nào Anna Akhmatova gọi điện cho cháu không” bà hỏi. “Vâng, tất nhiên,” chàng trai Bobyshev trả lời thoải mái. “Bà ấy nói gì vậy?”

 

Cuốn sách kết thúc với việc Bobyshev lúc này đang ở Mỹ, gọi điện cho Brodsky ở New York. Họ đã không nói chuyện với nhau trong hai thập kỷ, nhưng Bobyshev có một việc quan trọng liên quan đến Akhmatova cần thảo luận với ông, và họ tạm thời gạt chuyện bất đồng của họ sang một bên. Họ giải quyết xong vấn đề, rồi Brodsky hỏi, “Vậy anh thích nước Mỹ ở chỗ nào?” Sống ở đây không dễ dàng, Bobyshev nói, nhưng vẫn là một nơi thật thú vị, “Thú vị về cái gì?” Brodsky hỏi. Bobyshev nói tất cả mọi thứ đều rất thú vị, những màu sắc, những gương mặt, tất cả. “Hừm,” Brodsky nói. Và họ gác máy./.

 



[1] Poet Laureate: Nhà thơ được chính phủ chỉ định để làm thơ trong những dịp long trọng của quốc gia.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2590
Ngày đăng: 20.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ. - Hiếu Tân
Những giọt nước mắt của Ottrando: Một người lính cứu hỏa New York và cái chết của Osama. - Hiếu Tân
Những tư tưởng lỗi thời. - Hiếu Tân
Sai lầm lớn của Bin Laden: những gì Osama không bao giờ hiểu về tinh thần Mỹ - Hiếu Tân
Những người nghi vấn về cái chết thế chỗ những người nghi vấn về nơi sinh vừa rút khỏi. - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 1 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)