Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
833
116.682.451
 
Tại sao Trung hoa đặt giàn khoan dầu bên trong vùng biển của Việt Nam?
Hiếu Tân

 

http://thediplomat.com/2014/05/why-did-china-set-up-an-oil-rig-within-vietnamese-waters/

Why now and why Vietnam?

 

Ankit Panda

Thứ Ba, 13 tháng Năm, 2014

 

Hiếu Tân dịch

 TẠI SAO BÂY GIỜ VÀ TẠI SAO VIỆT NAM?

 

 

[Những khía cạnh] Ai (Who), Chuyện gì (What), Địa điểm (Where) , Thời gian (When)  và Cách thức (How) trong việc Trung Hoa (TH) đặt giàn khoan dầu  HD-981/để thử/xâm nhập vào vùng biển VN đã được thảo luận sâu rộng bởi các nhà bình luận tại đây [The Diplomat] và nhiều nơi khác. Câu hỏi dai dẳng, như với nhiều hành động khiêu khích của TH ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, vẫn là: Tại sao? Sự mù mờ của những quá trình ra quyết định nội bộ của TH  đã khiến việc trả lời dứt khoát câu hỏi này khá khó khăn nhưng có rất nhiều bằng chứng cho thấy khủrng hoảng giàn khoan dầu với Việt Nam đã được tạo ra để thử nhuệ khí của khối ASEAN và Hoa Kỳ. Nó cho Bắc Kinh một cơ hội để đo lường phản ứng quốc tế với việc TH  đưa ra những yêu sách về lãnh hải của nó.

 

Như Carl Thayer  đã chỉ ra trong blog này [xem ở đây:

http://thediplomat.com/2014/05/chinas-oil-rig-gambit-south-china-sea-game-changer/] và M. Taylor Fravel đã nói trong một cuộc phỏng vẫn của The New York Times, quyết định đưa giàn khoan HD-981 của công ty Dầu khí Biển Quốc gia TH (CNOOC) là một động thái có suy tính về yêu sách lãnh hải. CNOOC có thể là một công ty quốc doanh nhưng quyết định đưa tài sản 1 tỉ đô la này vào một khu vực không biết có dầu hay không trong khi gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao đã nói lên bản chất chính trị, toàn cầu của động thái này. Sự kiện khoảng 80 tàu Hải quân (PLAN) và tàu tuần duyên TH hộ tống giàn khoan đã củng cố suy đoán rằng TH đang dấn một bước chiến lược về yêu sách lãnh hải trong khu vực này.

 

Vấn đề tại sao TH leo thang với VN nói riêng có lẽ dễ trả lời hơn một chút. Nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng TH tóm lấy sự lơ là mất cảnh giác của thế giới để chọn leo thang tranh chấp lãnh thổ với VN vì những mối quan hệ giữa hai nước cho đến gần đây, tận mùa thu 2013, vẫn đang được cải thiện. Thêm nữa, có một mức độ chắc chắn về mối tình đồng chí giữa ĐCSVN và ĐCSTH. Đối với TH việc bỗng nhiên liều biến mối quan hệ song phương tương đối ổn định thành một tình trạng đối địch ngấm ngầm dường như là vô liêm sỉ và vô trách nhiệm.

 

Ngược lại, nếu TH cần phải thúc đẩy bất kỳ cuộc tranh chấp nào trong vùng Biến Đông để thử thách nhuệ khí của Hoa Kỳ và các nước ASEAN, thì có lẽ VN là thích hợp nhất. Như Tuong Vu đã nói với New York Times, trong nội bộ VN đang có một cuộc tranh cãi chính trị về việc liệu nước này nên giữ quan hệ với TH hay tìm cách quan hệ gần gũi hơn với phương tây, thì phe thân TH có ảnh hưởng hơn đáng kể.  Biết được điều này, TH chơi canh bạc với mức độ tự tin cao, rằng cho dù có vụ khiêu khích bằng giàn khoan, VN sẽ chỉ đáp trả bằng thuyết phục và kiềm chế, chứ không bằng vũ lực.

 

Nhằm mục đích này, chỉ có các tầu tuần duyên TH đâm tàu VN và bắn súng phun nước (vòi rồng) – PLAN vẫn chỉ có nhiệm vụ yểm trợ, đảm bảo mọi o ép dù mạnh cỡ nào cũng không phát xuất lộ liễu từ một tàu chiến (mặc dầu VN không hoàn toàn chịu cách giải thích này). Hơn nữa, Trước khi TH có thể thử với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, như Philippines, là nước gần đây đã kí một thỏa thuận phòng thủ với Hoa Kỳ, nó (TH) cũng cần phải xem liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ những quyền lợi mà HK tự tuyên bố trong vùng này không.

 

Trong khi với Philippines, Nam Hàn và Nhật Bản, Hoa Kỳ có những ràng buộc bằng hiệp ước để hành động, thì đối với những tranh chấp khác trong vùng , đặc biệt tranh chấp Quần đảo Hoàng Sa giữa TH và VN, tất cả những gì mà HK phải làm là chứng tỏ rằng nó đang sẵn sàng bảo vệ những quyền lợi mà nó đã xác định trong quá khứ, trong đó có tự do hàng hải, giải pháp hòa bình cho tất cả các cuộc xung đột và không sử dụng sức ép và hăm dọa trong các cuộc tranh chấp. Với vụ HD-981, TH đã thách thức HK trên cả ba mặt đó. Thêm nữa, căn cứ vào những lợi ích của ExxonMobil trong các vùng biển, HD-981 cũng đang cản trở những lợi ích thương mại của Mỹ trong khu vực. Cho đến nay, phản ứng của HK – một tuyên bố gọi hành động của TH là “khiêu khích” – là chưa đủ mạnh đối với TH để ngăn chặn những hành vi tương tự trong tương lai.

 

Cuối cùng, TH đặt tính toán thời gian cho động thái cưỡng bức này khi Tổng thống Barack Obama vừa rời châu Á và ngay trước cuộc họp những người đứng đầu chính phủ ASEAN ở Naypyidaw, Myanmar cuối tuần trước. Làm thế TH đang mạo hiểm: động thái này chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý rộng lớn và sự lên án của quốc tế. Tuy nhiên, như tuyên bố Hội nghị Cấp cao ASEAN đã cho thấy, TH vẫn còn một đảm bảo rằng các lãnh đạo khu vực không đủ đoàn kết để tiến tới một mặt trận chung chống lại sự cưỡng bức của TH trong Biền Đông. Trong khi các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đưa ra những tuyên bố riêng rẽ, việc “quốc tế hóa” cuộc tranh chấp mà TH lo sợ vẫn chưa đi đến nhất trí thông qua (và dường như sẽ không sớm đi đến đó).

 

Tương tự, khi HK trở nên già cỗi, mệt mỏi và thiếu vốn để làm một cảnh sát quốc tế, thì cuộc khủng hoảng giàn khoan dầu này nằm cùng hạng với những cuộc khủng hoảng toàn cầu như Syria và Ukraine – chỉ không cùng mức độ khẩn cấp về chính trị thôi. Tránh một liên minh hiệp ước hoặc một đối tác chính của HK, TH đang tìm cách mô tả HK không có khả năng đòi những lợi ích của nó trong khu vực này. Một hậu quả tiêu cực của việc này là những nước khác đang bị dính vào cuộc tranh chấp lãnh thổ với TH sẽ tìm cách đơn phương quân sự hóa để bù lại việc dựa vào bảo đảm an ninh của HK, có tiềm năng làm đau đầu TH trong tương lai sau này.

 

Quyết định đặt giàn khoan dầu HD-981 vào các vùng biển tranh chấp hợp với quyết định áp đặt vùng nhận dạng phòng thủ hàng không (ADIZ) trên biển Hoa đông về tỏ dấu hiệu rằng TH đang khao khát đơn phương theo đuổi những yêu sách lãnh hải của nó. TH đã nói rằng giàn khoan sẽ ở trong những vùng biển này đến tháng Tám năm nay. Điều khác biệt chủ yếu của sự kiện này với các sự kiện khác là lần đầu tiên TH đã đặt một tài sản đắt giá đến thế bên trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của một nước khác. Và Việt Nam cũng chẳng phải là nước dễ đánh bại – nó có một sức mạnh hải quân không vừa, và điều này có thể dẫn đến một cuộc đối chọi vũ trang với TH. Nhìn tổng thế, trong sáu tháng qua chúng ta đã thấy TH đòi hỏi hung hăng hơn bao giờ hết trong việc theo đuổi những yêu sách của nó, và tại thời điểm này, nó đang thành công.

 

 

HT dịch, 13/5/2014

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2294
Ngày đăng: 15.05.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Gia đình Mandela nổi giận với giới truyền thông quốc tế. - Hiếu Tân
Thành phố và cuộc sống đô thị - Đinh Lê Na
Vụ phong tên lửa cho thấy chúng ta mù tịt về bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Nghĩ về thế cờ tàn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Tổng thống và rượu - Huỳnh Văn Úc
Tổng thống suốt đời - Huỳnh Văn Úc
Khodorkovsky-Tỷ phú sau chấn song sắt - Huỳnh Văn Úc
Alexey Navalny - Huỳnh Văn Úc
Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào - Trần Ngọc Cư
Đối với Trung Quốc, Mỹ là nỗi ám ảnh duy nhất - Trần Ngọc Cư
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)