Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
827
116.681.298
 
Bật mí WikiLeaks- tiếp
Hiếu Tân

2

Ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng Mười Một là một ngày bình thường yên tĩnh ở Washington. Đó là một ngày sau lễ Tạ ơn, có lẽ một lễ quan trọng nhất ở Hoa Kỳ, và nhiều người Mỹ biến nó thành một kỳ nghỉ cuối tuần dài. Nhưng năm 2010 thì không, ít nhất là đối với các quan chức chính phủ. Giới ngoại giao rối loạn, và tại Bộ Ngoại giao, một đội không chính thức đối phó với khủng hoảng làm việc cật lực. Ngoại trưởng Hillary Clinton bận rộn gọi điện cho các đối tác của bà ở nước ngoài. Bà có nhiều điều cần phải giải thích.

 

Bộ Ngoại giao trước đó vài ngày đã biết rằng sắp xảy ra một đợt mới tung ra các tài liệu WikiLeaks. Mục tiêu lần này không phải là quân sự mà là Bộ Ngoại giao Mỹ. Việc tiết lộ 252.287 bức điện ngoại giao mật là lớn nhất trong lịch sử ngành ngoại giao, một thảm họa trên quy mô quốc tế. Trước đây chưa bao giờ có những chi tiết của công việc ngoại giao của một nước được phơi mở ra đến một mức độ như thế.

 

Ngoại trưởng Hillary Clinton trông xanh xao và mệt mỏi khi bà trừng trừng nhìn vào ống kính camera với một vẻ nghiêm trọng, hầu như đông cứng trên mặt bà, hết sức cố gắng để giữ điềm tĩnh. Các thành viên trong đội ngũ của Clinton không chỉ chuẩn bị cho những chính khách nước ngoài về những sự việc mà chẳng bao lâu họ sẽ đọc thấy trên các báo, họ còn đang hối hả thuyết phục các phương tiện truyền thông có kế hoạch công bố các bức mật điện hãy hạn chế hết mức có thể.

 

Tờ New York Times thương lượng với Nhà Trắng, và có một cuộc họp và những cuộc điện đàm với các tờ Guardian, Le Monde, El País và SPIEGEL. Chính phủ Mỹ đã tập trung một đội ngũ mạnh khác thường trong nỗ lực của nó để kêu gọi các nhà báo. Ngoài Trợ lý Ngoại trưởng về các vấn đề công Philip Crowley và người đứng đầu bộ tham mưu của Clinton là Cheryl Mills, còn có những đại diện của CIA, Lầu Năm góc và văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper - một hình ảnh sự phối hợp của giới chuyên môn về an ninh quốc gia của một nước mạnh nhất thế giới.

 

Cơn thịnh nộ chính thức nhằm vào Manning và WikiLeaks.

 

Chính phủ Mỹ đã dành một thời gian để phát triển chiến lược chính trị của nó. Đầu tiên chưa đến một tuần trước khi công bố các tài liệu rò rỉ, các nhà ngoại giao của Clinton muốn ba việc từ các tổ chức truyền thông tham gia [vào việc công bố này]. Trước hết họ muốn tên của các nguồn tin từ chính phủ Mỹ được bảo vệ nếu việc rò rỉ này gây nguy hiểm cho sự an toàn của đương sự. Đây là một chính sách mà cả năm tổ chức truyền thông liên quan đã theo đuổi. Hai là, họ yêu cầu các nhà báo phải tự kiềm chế khi đụng đến các bức điện có hàm ý về an ninh. Ba là, họ yêu cầu các nhà báo nên nhớ rõ rằng những bức điện liên quan đến chống khủng bố là cực kỳ nhạy cảm. Ngược lại, các quan chức chỉ ra rằng, họ không muốn áp đặt những hạn chế về nội dung lên các tổ chức truyền thông. Cơn điên giận chính thức của chính phủ Mỹ nhằm thẳng vào người được coi là nguồn tin, Bradley Manning, và, trên hết là WikiLeaks. Chính phủ không quan tâm đến việc tranh cãi với các tổ chức truyền thông liên quan.

 

Đó cũng là quan điểm của Philip Murphy, đại sứ Hoa Kỳ tại Berlin, khi chúng tôi gặp ông ở tòa Đại sứ Hoa Kỳ. Hôm ấy là ngày Lễ Tạ ơn, và Murphy chạy xe từ nhà ông ở khu Dahlem đến đại sứ quán trên Pariser Platz trong ở trung tâm Berlin. Ở nhà, Tammy vợ ông và bốn người con của họ đang đợi ông về để dự bữa tiệc truyền thống của họ. Murphy, cựu chủ nhà ngân hàng đầu tư và chủ tịch tài chính quốc gia của Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ, hôm ấy không mặc com lê. Ông khoác một chiếc áo choàng, mặc một chiếc quần thường, và đi tha thẩn. Ngoài những rối loạn chính sách ngoại giao mà Assanger đã tạo ra, ông ta còn làm hỏng buổi Lễ Tạ ơn của đại sứ và các đồng nghiệp của ông ở Washington, một sự xúc phạm mà Murphy không bao giờ tha thứ.

 

“Tôi điên lên với nó, và tôi không trách anh em đạo hữu trong chính phủ Đức nếu họ cũng đang điên lên, vì một kẻ nào đó đã tải xuống những tài liệu này,” Murphy nói. “tôi tức không chịu nổi. Tôi không bực với SPIEGEL và giới báo chí, những người chỉ làm công việc của họ. Tôi phê phán kẻ nào đã ăn cắp những tài liệu này.”

 

Ông đại sứ trông phờ phạc. Ông ho nhiều và đã phải bỏ dở cuộc nói chuyện để đi lấy nước uống. Giống như nhiều nhà ngoại giao Mỹ trên khắp thế giới, Murphy sẽ phải giải thích cho các đối tác nước ngoài của ông tại sao các đánh giá trong nội bộ tòa đại sứ về các chính khách Đức lại thô lỗ hơn nhiều so với các tuyên bố chính thức. Đây là một thách đố đối với các nhà ngoại giao, công việc của họ đòi hỏi họ phải giữ thể diện một cách hoàn hảo nhất.

 

Lần này WikiLeaks không muốn tiết lộ tất cả các tài liệu của chính phủ ra cùng một lúc, Những tài liệu ấy quá rộng và quá hay nên không thể làm thành một hoặc hai câu chuyện lớn. Ngược lại, nó phải được phân tích và công bố trong một thời gian nhiều tuần. Trong những cuộc họp sơ bộ tại tòa nhà báo GuardianLondon, các tổ chức truyền thông liên quan nhất trí trên các chủ đề quốc tế chủ yếu. Ngoài ra, các tổ chức này có thể trộn lẫn các chủ đề liên quan đến các nước riêng lẻ của họ, nếu họ thấy thích hợp.

 

Nhưng trước hết có những trở ngại cần vượt qua. Assange đã đưa cho Guardian một bản sao những bức điện của đại sứ quán vào mùa hè, nhưng ông cũng ràng buộc một điều khoản thỏa thuận bảo đảm rằng các tài liệu sẽ không được công bố mà không có sự đồng ý của ông.

 

 “Times đã bị loại”

 

Tuy nhiên, theo quan điểm của WikiLeaks, không phải đương nhiên tổ chức truyền thống nào đã tham gia lần trước đều đánh giá các bức điện. Vào cuối tháng Mười, một ngày sau khi công bố các nhật ký chiến tranh Iraq, tờ New York Times in một bài mô tả chân dung Assange lên trang nhất, Bài báo viết bởi phóng viên thông tấn tại London của nó, nhà báo đoạt giải Pulitzer John Burns. Trong bài báo, Burns phê phán Assange và đặc biệt trích lời những kẻ thù của ông ta. “Nhưng nếu ông Assange vẫn duy trì được cảm giác về sứ mệnh của ông, thì những người cùng âm mưu với ông đang nhạt dần lòng tin cậy,” Burns viết.

 

Bức chân dung này dấy lên một cuộc tranh cãi quốc tế, và Burns nhận được số bình luận của bạn đọc nhiều hơn nhiều so với bình thường. Câu chuyện của ông là một biểu hiện của báo chí độc lập, và mặc dầu vấn đề thời điểm là đáng chú ý, nó được đăng chỉ một ngày sau ngày New York Times được các báo trên toàn thế giới chạy tít lớn đưa tin nó được độc quyền tiếp cận tài liệu về Iraq. Assange bị tổn thương sâu sắc và gọi bài báo này là một “đòn bôi bác bẩn thỉu.” Ông ta suy luận rằng bằng cách in bài báo của Burns, New York Times đang cố gắng rời xa ông ta, có lẽ để chuộc lỗi về sự phê phán thô bạo của nó đối với chính phủ ở Washington ngày hôm trước. Đối với Assange đó là giọt nước làm tràn ly, đặc biệt sau khi ông ta đã hết sức khó chịu về một chân dung trước đó trên New York Times, lần ấy là về Bradley Manning.

 

“Tờ Times đã bị loại” Assange nói với đội quân của mình. Mọi người liên quan đều cảm thấy sự căng thẳng, trong một lúc, dường như sự tiếp tục cộng tác là không thể nữa. Một cuộc họp giải quyết khủng hoảng được tổ chức tại tòa soạn Guardian ở London vào ngày 1 tháng 11, 2010 để quyết định điều gì sẽ xảy ra sau đó. Hóa ra, cuộc họp này cần thiết một cách khẩn cấp.

 

Assange dọa kiện

 

Tờ Guardian  đã cảm thấy bị bịp khi Assange mở rộng phạm vi các tổ chức truyền thông liên quan trong việc công bố tài liệu Iraq. Hóa ra là có một bản sao thứ hai của các bức điện được truyền tay, và không có cách nào kiểm soát được việc công bố nó. Một người Iceland ủng hộ WikiLeaks được yêu cầu tải tài liệu này vào một cơ sở dữ liệu và chuyển nó cho nhà báo Anh Heather Brooke, đến lượt ông này lại lên lạc với Guardian. Người ở Guardian cũng đã để mắt đến những cuộc tranh cãi nội bộ ở WikiLeaks. “Tổ chức này đang loạn rồi.” David Leigh, thường trực biên tập về các phóng sự điều tra của Guardian nói hôm 1 tháng 11 ấy ở London.

 

Vào lúc này, The New York Times không còn cảm thấy bị ràng buộc với bất kỳ thỏa thuận nào với WikiLeaks nữa, và bây giờ coi Guardian là nguồn tin của nó. Leigh đã bí mật tuồn  tài liệu cho Times, mà không để Assange biết. Leigh sau đó đã thú nhận công khai rằng ông đã chuyển các file đó bởi vì ông lo ngại rằng các tòa án Anh có thể cấm công bố trên cơ sở những luật hạn chế báo chí của nước này.

 

Các tờ GuardianNew York Times bắt đầu những công việc chuẩn bị cụ thể vào đầu tháng Mười để công bố những bức điện của sứ quán mà không có sự cho phép của WikiLeaks. Theo kế hoạch của họ, WikiLeaks sẽ không được thông báo cho đến hai ngày trước khi công bố. Thậm chí còn có ngày công bố thử: Thứ Sáu, 5 tháng 11, 2010. Assange đã dọa sẽ công bố ngay lập tức toàn bộ các bức điện lên mạng nếu hai tờ báo kia vẫn tiến hành các kế hoạch của họ. Đó là lý do tại sao SPIEGEL yêu cầu họp ở London, tại đó sẽ quyết định liệu toàn bộ cuộc hợp tác này có tan rã và các đối tác sẽ biến thành đối thủ hay không.

 

Cuộc họp được trù tính bắt đầu lúc 6 giờ chiều, nhưng Assange đến muộn, như thường lệ. Khi ông ta đến, muộn khoảng nửa giờ, cả nhóm có sự ngạc nhiên đầu tiên. Ngoài Kristin Hrafnsson của WkikLeaks, Assange còn đưa theo Mark Stephens và Jennifer Robinson, các luật sư của website này. Các nhà báo của Guardian hiểu điều này như một sự phục kích.

 

Assange, mặc một chếc sơ mi trắng và một chiếc áo khoác, và chưng diện một bộ râu ba ngày chưa cạo, trông xanh xao hơn ngày thường, và ho khan. “Stress” ông nói, như một cách xin lỗi. Đại diện của Guardian là Biên tập viên Alan Rusbridger, và người phó của ông là Ian Katz và David Leigh. SPIEGEL có chúng tôi và Tổng biên tập Georg Mascolo tham dự. New York Times được mời nhưng không đến. Cuộc họp bị muộn thêm 20 phút nữa, vì Rusbridger khăng khăng đòi luật sư riêng của Guardian có mặt. Bà đã rời văn phòng và phải đến tìm bà từ câu lạc bộ sức khỏe để đưa về. Sau một hồi tranh cãi, chúng tôi đã nhất trí rằng tất cả các luật sư sẽ ra khỏi phòng và chỉ được gọi vào khi nào cần đến họ.

 

“Chúng tôi phải sống còn qua sự Rò rỉ này”

 

Không khí căng thẳng. “New York Times có một bản sao không?” Assange muốn biết. Ông lặp lại câu hỏi, và bước qua căn phòng, bây giờ đang im ắng. “Và nếu có, thì nó lấy cái bản ấy từ đâu?” Assange nhắc đến bản thỏa thuận ông đã ký với Guardian hồi mùa hè, nó quy định rằng WikiLeaks chỉ cung cấp cho Guardian các bức mật điện để xem xét lại rằng sự công bố hoặc nhân bản chỉ được phép với sự ưng thuận của WikiLeaks. Assange cảm thấy đó là một sự vi phạm thỏa thuận, và đó là lý do ông ta mang theo các luật sư của mình.

 

Guardian bác lại rằng chính WikiLeaks đã vi phạm thỏa thuận vì một bản sao thứ hai đang lưu hành - bản Iceland lúc này đang ở trong tay Heather Brooke. “Tình hình dường như đã ra ngoài tầm kiểm soát,” Rusbridger nói. “WikiLeaks đã bị rò rỉ, đó là sự thật.”

 

Assange đã dùng những từ ngữ như “ăn cắp” và “hành vi phạm tội” chống lại cái mà ông nói ông sẽ áp dụng các biện pháp pháp lý, bởi vì bản sao đó, như ông khẳng định, là “bất hợp pháp.”

 

Vào lúc đó, ông ta rõ ràng không ý thức được tính hai nghĩa của điều ông ta vừa nói. Mascolo trả lời: “Chẳng có gì ngoài những bản bất hợp pháp của tài liệu này.”

 

Không khí trở nên nhẹ nhõm hơn đôi chút sau khoảng một giờ. Rusbridger mở một chai Chablis và hỏi để WikiLeaks chấp thuận công bố thì cần những gì. “Dưới một tháng sẽ là tai họa cho chúng tôi.” Assange nói. “Đầu năm 2011, sẽ là tối ưu, và nó sẽ phụ thuộc vào các ông định công bố nó như thế nào.” Lần này, Assange nói, ông không muốn đứng ở hàng đầu. Không có cuộc họp báo và không có lần công bố đầu tiên các tài liệu bởi WikiLeaks. Các phương tiện truyền thông sẽ bắt đầu bằng những bài của mình, trong khi WikiLeaks chỉ công bố những bức điện ngoại giao tương ứng. “Chúng tôi không thể xử lý những bài in hoàn toàn. Lúc này chúng không có tác dụng. Các tài liệu quá gay cấn,” ông nói. “Chúng tôi phải thoát được qua cuộc rò rỉ này.”./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2074
Ngày đăng: 31.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bật mí WikiLeaks - Hiếu Tân
Ai cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn. - Hiếu Tân
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân - Hiếu Tân
Cách mạng bằng Internet - Hiếu Tân
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai cập - Hiếu Tân
Những cuộc cách mạng màu kiểu mới - Phạm Nguyên Trường
Say sưa với Tự do. - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia, tiếp theo - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)