Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
846
116.685.824
 
Thập kỷ mất mát , Bài 2 : Cuộc khủng hoảng 11/9
Hiếu Tân

Bài đăng trên tạp chí SPIEGEL: “The Lost Decade”

Tác giả: Dirk Kurbjuweit, Gabor Steingart và Merlind Theile

 

 

Tháng 11 năm 2001, Virginia DiChiara ngồi trong nhà của cô ở Bloomfield, New Jersey, gãi liên tục da cánh tay, gãi điên cuồng bằng đôi bàn tay đeo găng đen, nhưng gãi như thế chẳng làm đỡ đi chút nào cái ngứa kinh khủng từ vết bỏng đang lên da non.

 

Trước đó chín tuần, vào ngày 11/9/2001, cô đang ở trong thang máy lao lên tầng 101 của tòa tháp phía Bắc Trung Tâm Thương mại Thế giới, nơi cô làm việc cho hãng dịch vụ tài chính Cantor Fitzgerald. Khi cô lên đến tầng 78 để đổi thang máy, cô bỗng nhiên đối mặt với một bức tường lửa dầu đang cháy. Không còn cách nào khác cô cố hết sức mình chạy băng qua đám lửa.

 

Ba mươi phần trăm diện tích da, ở bàn tay, cánh tay, mặt và lưng cô bị lửa đốt cháy.

Thật may mắn làm sao là sáng hôm đó DiChiara đến muộn, có nghĩa là cô không có mặt trong văn phòng khi chiếc máy bay lao thẳng vào tòa nhà. Không còn ai trên tầng 101 sống sót, và 677 nhân viên hãng Cantor Fitzgerald thiệt mạng ngày hôm đó. “Tôi đã mất nhiều bạn” DiChiara nói vào tháng 11, 2001, đôi mắt cô đẫm lệ.

 

Sau những cuộc công kích vào tòa Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm góc ở Washington, siêu cường số một thế giới không còn phởn phơ nữa, mà bị chấn thương. Từ đó trở đi, nỗi sợ của Mỹ lấn át mọi chuyện trên thế giới. Một giáo sư luật và thượng nghị sĩ ở Chicago tên là Barack Obama sau này nói về  thứ “chính trị của nỗi sợ hãi” nảy ra do hậu quả của sự kiện 11/9.

 

Đâu phải chỉ thái độ của công dân đối với chính phủ của mình đã thay đổi sau ngày 11/9. Quan trọng hơn, mọi chính phủ Phương Tây đã thay đổi  cách nhìn và cách đối xử với công dân của họ, với lo âu và e ngại nhiều hơn, cũng như với nhiều nghi ngờ và nhiều độc đoán hơn.

 

Ở Hoa Kỳ, giọng điệu mới này có nghĩa là tất cả những ai không đồng ý với chính quyền có thể trở thành mục tiêu để nghi ngờ. Từ trước đến nay chưa bao giờ có nhiều người bị theo dõi điện thoại như trong thập kỷ này.

 

Ở Đức, chính phủ liên hiệp của thủ tướng lúc đó là Gerhard Schröder, một chính phủ kết hợp giữa Đảng Xã hội Dân chủ trung tả (SPD) và Đảng Xanh, cảm thấy hết sức lo ngại và bực bội khi nhìn qua bờ bên kia Đại Tây Dương. Nhưng điều đó cũng không ngăn nó khỏi ban hành những đạo luật an ninh mới.

Otto Schily, một chưởng lý và bộ trưởng Nội vụ Đức vào thời gian đó, nói về “quyền cơ bản về an ninh”. Bất kỳ ai dám cãi rằng các công dân cũng có một “quyền dấu tên” giống như Helmut Bäumler, vốn là một viên chức bảo vệ dữ liệu cho bang miền Bắc Helmut Bäumler, dễ có nguy cơ bị chụp mũ là kẻ “bất trị”

 

Công nghiệp quốc phòng vớ bẫm

 

Đối với các cơ quan an ninh của chính phủ và ngành an ninh tư nhân, thập kỷ đầu của thế kỷ là một mối lợi lớn. Ảnh hưởng của họ tăng lên với mỗi cuộc đánh bom mới và mỗi băng video mới mà bọn khủng bố nhận trách nhiệm về những cuộc tấn công. Lãnh tụ Osama bin Laden của Al-Qaida thật sự trở thành kẻ lôpbi thành công nhất của họ.

 

Trong một thế giới không an toàn, các chuyên gia an ninh của chính phủ và tư nhân là những vị chúa tể mới. Họ bán những thuốc giải nỗi sợ hãi, hay ít nhất họ hứa hẹn sẽ làm thế. Sự kiện là họ cũng làm tăng thêm nỗi sợ hãi mà họ đang chiến đấu chống lại, là một tác dụng phụ có lẽ không phải hoàn toàn là trùng hợp ngẫu nhiên.

 

Ngày nay trên khắp Phương Tây, cuộc sống hàng ngày được đặc trưng bằng những biện pháp an tinh phức tạp và đắt tiền đôi khi dường như không có ý nghĩa gì lắm. Hàng ngày các quan chức an ninh ở các sân bay Đức khám xét hơn 200.000 hành khách. Tinh thần “phòng thủ” biến mọi công dân thành tình nghi, nói như cựu bộ trưởng Nội vụ Gerhart Baum. Ông lên án những người kế nhiệm là đã bị ám ảnh về an ninh. Ông cũng lên án các công dân bình thường về sự thờ ơ của họ, chỉ càng khích lệ chính phủ đưa ra ngày càng nhiều những biện pháp an ninh mới. 

 

Cảnh quan đô thị ở nhiều thủ đô Phương Tây đã thay đổi. Tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ gần cổng Brandenburg trình ra một bộ mặt giống như một pháo đài trước các du khách. Những cửa sổ hẹp và cao, những hàng rào an ninh gớm guốc mang dấu hiệu một tư thế vừa đề phòng, vừa lo âu vừa gây hấn. “Có lẽ điểm điển hình của thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là không gian công cộng, trước đây trông có vẻ hứa hẹn thì nay trông như dọa dẫm”, nhà phê bình kiến trúc của tờ báo đáng kínhFrankfurter Allgemeine Zeitung viết trong một bài nhân dịp khánh thành tòa nhà. “Người lạ, trước đây từng là khuôn mặt nổi lên cho trí tưởng tượng tập thể và cá nhân đẹp nhất, thì bây giờ có thể là kẻ khủng bố, người có AIDS hoặc chuyên chở những bệnh dịch của toàn cầu hóa, như đóng cửa nhà máy, dòng người nhập cư hay bệnh cúm gia cầm”

 

“An ninh trên hết”

 

Mỗi thập kỷ có khẩu hiệu riêng của mình. Nếu những năm 1970 có thể tóm gọn trong một câu “Tình yêu, Hòa bình và Hạnh phúc” và lời kêu gọi xung trận của những năm 1980 là “Hãy tiệc tùng đi” thì khẩu hiệu của những năm 2000 là “An ninh trên hết”

 

Một hậu quả khác của sự kiện 11/9 là tôn giáo trở lại với ý thức cộng đồng , tuy nhiên nó không phải là sự trở lại vui vẻ gì. Ngược lại, nó là sự xung đột cuồng dại giữa Đạo Hồi và một thế giới chịu ảnh hưởng của Đạo Cơ đốc, nhưng về thực chất là thế tục.

Kể từ khi những kẻ cuồng tín Đạo Hồi đốn gục tòa tháp đôi ở New York, ở Phương Tây nhiều người đã quá sợ hãi việc xúc phạm những tình cảm tôn giáo của Đạo Hồi. Và nhiều người Hồi giáo về phần mình đã vội vã kết tội người khác xúc phạm các tình cảm tôn giáo của họ.

 

Danh sách dài những trường hợp như thế bao gồm cuộc tranh cãi về những biếm họa trên báo Đan mạch, cuộc trình diễn vở opera "Idomeneo" ở Berlin, một bình luận của Giáo hoàng về đấng tiên tri Mohammed, và cuộc tranh cãi đang còn tiếp diễn ở Đức về việc đội khăn trùm đầu, và gần đây nhất, một cuộc trưng cầu dân ý ở Thuỵ Sĩ đã thông qua một lệnh chính thức cấm xây cất những thánh đường Hồi giáo.

 

Thế giới này đã chất đầy tôn giáo, thế nhưng nó vẫn chưa thâm trầm sâu lắng hơn. Ngược lại, một tâm thức hung hăng đã chiếm ưu thế.

 

Chiến tranh liên miên

 

Một thập kỷ khởi đầu đầy hứa hẹn hoà bình, khi các cuộc xung đột vùng Balcan chấm dứt, đã hóa thành một thập kỷ chiến tranh liên miên. Sau 11/9, Mỹ và các đồng minh của nó đầu tiên đánh Afghanistan rồi đến Irac. Cuộc xâm chiếm Irac mau chóng kết thúc, nhưng theo sau nó là một thời kỳ tấn công khủng bố tiếp diễn đến tận hôm nay. Và ở Afghanistan, nơi cuộc chiến ác liệt hơn bao giờ hết, Taliban và al-Qaida vẫn còn đó chưa hề bị phá vỡ.

Phương Tây đã tỏ ra vô vọng trong những cuộc chiến không cân sức này, trong đó binh lính NATO được huấn luyện kỹ càng và trang bị tốt đã không áp đảo nổi những chiến binh chân đi dép và vũ khí khủng khiếp nhất của họ chỉ là những quả bom tự chế.

Những cuộc chiến tranh này cũng bắt đầu với những cố gắng đưa nền dân chủ đến cho những xã hội mà cuộc chiến đang diễn ra. Nhưng sau tám năm, xã hội của một số nước NATO cũng đã thay đổi, và đó không phải chỉ là kết quả của những biện pháp an ninh.

 

Thiệt hại

 

Nước Mỹ đã đánh mất uy danh là người lãnh đạo tinh thần giữa những cường quốc tham chiến ở Iraq. Từ trước đến nay chưa bao giờ sắc diện của nên dân chủ lại trở nên xấu xí như dưới thời Tổng thống George W. Bush. Chính quyền của ông ta đã tơi tả vì những vụ bê bối như vụ ngược đãi tù nhân ở Abu Ghraib, tra tấn được chính quyền cho phép tại trại cải tạo Vịnh Guantanamo, và lý lẽ biện hộ cho việc đánh Iraq té ra là nói dối. Ngay cả Tổng thống đương nhiệm Barack Obama, người được cả thế giới gửi gắm hy vọng, vẫn chưa rũ bỏ được hoàn toàn Guantanamo như đã hứa.

 

Cuộc xung đột ở Afghanistan cũng gây thiệt hại ở Đức, nơi mà chiến tranh đang len lén tuồn vào một xã hội hầu như hoàn toàn phi chiến sự trong gần sáu thập niên. Trong mấy tuần gần đây không có sự kiện nào gây ồn ào hơn việc viên Đại tá người Đức Georg Klein lệnh cho ném bom hai chiếc xe bồn bị bắt cóc ở Afghanistan.

 

Nước Đức hậu chiến, vừa mới bắt đầu quyết định trở thành một dân tộc phẩm hạnh sáng tỏ, thì đã mất đi sự trong trắng của mình qua vụ này. Vụ bê bối Klein dẫn đến việc từ chức của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Franz Josef Jung, và gây ra khủng hoảng trong quan hệ công chúng của Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Karl-Theodor zu Guttenberg.

 

Nước Đức lại một lần nữa có cựu chiến binh, một đài tưởng niệm quân đội mới ở Berlin và một huân chương quân công mới về lòng dũng cảm, và truyền thông đưa tin chiến sự hầu như từng ngày. Điều này, kết hợp với sự phục sinh tôn giáo và những biện pháp an ninh sau 11/9, làm nổi bật cuộc chiến chống khủng bố đã làm thay đổi bộ mặt nước Đức bằng nhiều cách khôn lường./.

 

Bản tiếng Anh: Christopher Sultan

Bản tiếng Việt:  Hiếu Tân 170110

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2873
Ngày đăng: 23.01.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thập kỷ mất mát, Bài 1: Thế giới học được gì từ mười năm thừa mứa? - Hiếu Tân
Thế giới thơ… - Khổng Ðức
Mẹ Maria Mạc Khải Đường Về Thiên Đàng - Lê Nghĩa
Thơ có thể làm được gì ? - Khổng Ðức
Từ Láy trong Cung Oán Ngâm Khúc - Trần Minh Thương
Ðám rước- 1 - Nguyễn Ước
Chủ Nghĩa Platon của Viết - Hamvas Béla
Vấn đề ứng dụng phân tâm học vào phê bình văn học ở đô thị miền nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Tiểu thuyết trong quan niệm của lý luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954-1975 - Trần Hoài Anh
Thử lý giải hiện tượng ngâm khúc hình thức song thất lục bát không phát triển ở thời hiện đại - Trần Minh Thương
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)