Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
828
116.681.501
 
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak.
Hiếu Tân

Howard Chua-Eoan, Wednesday, Dec. 01, 2010 Hiếu Tân dịch

 

“Bí mật quan trong trong nhiều chuyện” người sáng lập WikiLeaks, Julian Assange nói trong một cuộc phỏng vấn với TIME ngày thứ Hai (29/11) qua Skype. Chủ bút [TIME] Richard Stengel chỉ hỏi ông liệu có khi nào bí mật là tài sản trong ngoại giao và các công việc toàn cầu không. Tất nhiên WikiLeaks đã chiếm lĩnh những mục tin hàng đầu trên khắp thế giới vì đã công bố các bức điện ngoại giao của Mỹ vốn được coi là riêng và mật, làm bối rối Bộ Ngoại giao cũng như các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Nhưng bí mật có chỗ đứng của nó, Assange nói. “Chúng tôi luôn giữ bí mật nhân thân của những người cung cấp tin cho chúng tôi, chẳng hạn, và phải hết sức cố gắng để làm điều đó.” Nhưng ông nói, bí mật “không nên được sử dụng để che đậy những việc bất chính.”

 

Được hỏi ông có muốn tiết lộ những thỏa thuận bí mật của Trung Hoa và Nga theo cách mà WikiLeak đã làm với Hoa Kỳ không, Assange nói, “Có, tất nhiên. Thật ra chúng tôi tin rằng những xã hội bảo thủ nhất lại là những xã hội có tiềm năng cải cách nhất.” Ông có vẻ phấn khởi, nếu không nói là đắc thắng, bởi phản ứng bấy nay đối với sự rò rỉ thông tin khổng lồ ấy. “Sự kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông và phản ứng lớn đến mức nó thật sự làm lu mờ khả năng chúng ta hiểu nó.” Nhưng ông tin rằng vẫn tiếp tục có sự rúng động, và nói thêm “sẽ có một sự sắp xếp lại trên quy mô lớn cái nhìn đối với nhiều mước khác nhau.”

 

Trong cuộc phỏng vấn 36 phút với TIME, Assange giải thích rằng việc phơi bày những sự dối gạt có thể dẫn đến những thay đổi tích cực theo hai cách. Khi các tổ chức lừa gạt bị phơi bày ra ánh sáng, “chúng có một trong hai lựa chọn.” Ông nói, thứ nhất là “cải cách theo cách mà họ có thể tự hào về những cố gắng của mình, và tự hào trình bày nó ra trước bàn dân thiên hạ.” Lựa chọn thứ hai, ông nói, “là khóa kín bản thân lại và chia rẽ, và tất nhiên kết quả là thôi không còn hiệu quả như trước. Đối với tôi đó là một kết quả rất khả quan, bởi vì các tổ chức đó có thể hoặc là hiệu quả, cởi mở và thành thật, hoặc có thể đóng kín, bí ẩn và không hiệu quả.”  Điều ông không nói ra nhưng ngụ ý rõ ràng là những tổ chức thuộc loại hai chắc chắn sẽ thất bại.

 

Và Hoa Kỳ rơi vào đâu giữa hai loại này? Ông nói, “Nó đang trở nên [một xã hội] bảo thủ hơn” và mức độ cởi mở tương đối của nó..có lẽ lên đến đỉnh cao vào khoảng năm 1978, và thật đáng buồn là từ đó nó đi xuống.” Ông nói, ngoài những chuyện khác, đó là kết quả của nền kinh tế khổng lồ của Hoa Kỳ, nó định cỡ chính quyền bằng những thuật ngữ kinh tế, hay như ông nói, “tài chính” Mỹ. Ông chỉ ra rằng ngày nay Trung Hoa dễ dàng cải cách hơn Hoa Kỳ, “Diện mạo của chính phủ Trung Hoa, ngành công an Trung Hoa, có vẻ rất sợ tự do ngôn luận, và trong khi người ta có thể nói rằng điều đó có nghĩa là có một cái gì kinh khủng đang diễn ra trên đất nước này, tôi thật sự nghĩ rằng đó là một dấu hiệu rất lạc quan bởi vì nó có nghĩa là dư luận vẫn còn có thể là nguyên do thúc đẩy cải cách, và cấu trúc quyền lực vốn có tính chính trị đối lập với “tài chính”. Như vậy báo chí và văn chương vẫn có khả năng tạo được thay đổi và đó là lý do tại sao nhà cầm quyền Trung Hoa lại sợ hãi nó đến thế.” Mặt khác, ở Hoa Kỳ và phần lớn Phương Tây, ông nói, “các yếu tố cơ bản của xã hội đã được tài chính hóa thông qua các nghĩa vụ bằng giao kèo đến mức những thay đổi về chính trị dường như không đưa đến những thay đổi về kinh tế, nói cách khác điều này có nghĩa là những thay đổi về chính trị không dẫn đến thay đổi nào.”

 

Assange có vẻ tin rằng Hoa Kỳ chưa trở thành “một siêu cường hành xử quá đỗi tồi tệ.” bởi vì nó có chế độ liên bang, “cái sức mạnh của các tiểu bang này” đã là lực kết hợp các quyền lực của chính phủ trung ương và một chức tổng thống chỉ có thể mở mang ảnh hưởng của mình qua con đường ngoại giao. (Giả sử nước Nga có thuận lợi về địa lý và kinh tế như Hoa Kỳ, thì nó không có hảo tâm như thế). Hơn nữa, mặc dầu ông nhắc đến Luật Nhân quyền như vẻ đồng tình, ông cũng không có vẻ quá ấn tượng với Hoa Kỳ. Trong cuộc phỏng vấn này, khi Stengel hỏi ông về ý tưởng chủ thuyết biệt lệ của Hoa Kỳ “Hình như ông nghĩ về chủ nghĩa biệt lệ Hoa Kỳ với nghĩa xấu, rằng Hoa Kỳ chỉ là ngoại lệ trong cái hại mà nó gây ra cho thế giới” Assange nói những quan điểm đó “thiếu cái vi tế cần thiết.” Tuy nhiên ông kết luận rằng “Hoa Kỳ là một ngoại lệ, tôi không nghĩ theo các tiêu chuẩn của thế giới, đúng hơn là nó là một trường hợp rất thú vị cả về những sự lạm dụng của nó, và về một vài nguyên tắc xây dựng của nó.”

 

Assange nói về những nguyên tắc đang hình thành của chính WikiLeak - và tiến trình của cái quan niệm độc đáo về đường dẫn trực tuyến cho các tài liệu thổi còi cảnh cáo hoạt động như thế nào. Ban đầu, vào năm 2006, website này được cung cấp một khối lượng khổng lồ các “nội dung thô, quan trọng, có chất lượng,” ông nói “chúng tôi nghĩ có lẽ chúng tôi để cho các blogger và các tác giả viết bài cho Wikipedia vân vân làm công việc phân tích này.” Ông nói, phân tích các dữ liệu mật của Trung Hoa hay các tài liệu  nội bộ từ Somalia, chắc chắn thú vị hơn viết blog về “Những chuyện trên trang bìa tờ The New York Times, hay về con mèo của anh, đại loại thế.”

 

Nhưng, ông nói, “theo kinh nghiệm của tôi, khi người ta viết bình luận chính trị trên blog hay các phương tiện thông tin xã hội khác, trừ một vài ngoại lệ, mục tiêu của họ không phải là phơi bày sự thật. Đúng ra, mục tiêu của họ là khẳng định lập trường của mình trong số bạn bè về bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống hiện nay. Cách tiết kiệm nhất, cách hiệu quả nhất để làm việc đó, đơn giản là lấy câu chuyện người ta đang bàn tán, câu chuyện đã tạo ra một công chúng cho riêng nó, và nói liệu họ có tán thành cách lý giải ấy hay không.”

 

Ngược lại, chính những người “được tài trợ theo một cấu trúc chuyên nghiệp” khích lệ sự phân tích là những người khai thác WlikiLeak hàng đầu. “Công việc phân tích - công việc nâng vác nặng nề này -  được làm với tài liệu của chúng tôi, được làm bởi chúng tôi, và được làm bởi những nhà báo chuyên nghiệp cộng tác với chúng tôi và bởi những nhà hoạt động nhân quyền chuyên nghiệp. Nó không được làm bởi một cộng đồng rộng lớn hơn.” Các mạng xã hội chỉ nhập cuộc sau khi “một câu chuyện thật sự trở thành một câu chuyện” khi đó trở thành “một bộ máy phóng đại những gì chúng tôi đang làm.” Ông không chê bai vai trò của các mạng xã hội, hay nói WikiLeak cần chúng. Trong chu trình sinh thái này của tin tức trên mạng và trên thế giới, chúng đã trở thành “một nguồn cung cấp các nguồn tin cho chúng tôi.”./.

 

Ảnh: Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks

Fabrice Coffrini / AFP / Getty Images

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2394
Ngày đăng: 05.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Việc Trung Hoa ủng hộ Bắc Triều Tiên có cơ sở trong nhiều thế kỷ xung đột. - Hiếu Tân
Nền chuyên chính của Luật pháp của nước Nga - Hiếu Tân
Khi Bắc Triều Tiên Đổ - Hiếu Tân
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do-phần 3 - Hiếu Tân
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do.phần 1-2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)