Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
832
116.686.794
 
Đơn thuốc của tiến sĩ Kissinger cho Trung Hoa
Hiếu Tân

Siêu cường đang lên này đang khoe những cơ bắp của chúng. Trong cuốn sách mới của mình, Henry Kissinger giải thích cách để tránh ‘cuộc đụng độ thế kỷ’.

 

http://www.newsweek.com/2011/05/15/dr-k-s-rx-for-china.html

Niall Ferguson, 15/5/ 2011

 

 

EVIN LAMARQUE

Bộ trưởng Tài chính Hoa kỳ Timothy Geithner tại cuộc hội đàm Chiến lược và Kinh tế Hoa-Mỹ tại ngày 9 tháng Năm, 2011. Phó Thủ tướng Trung Hoa Vương Kỳ Sơn (giữa) và Ủy viên Quốc vụ viện Dai Bingguo (trái). Ảnh nhỏ: Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger với Thủ tướng Chu Ân Lai tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 11, 1974.

 

Ngoại trưởng Hillary Clinton nghĩ chính phủ Trung Hoa đang “sợ hãi” mùa xuân A rập. “Họ lo lắng,” bà nói với Jeffrey Goldberg  trong số Atlantic mới nhất, “và họ đang cố chặn đứng lịch sử. Đó là một sai lầm ngu ngốc. Họ không thể làm thế được.”

 

Đây là những lời lẽ – nói quá, không xã giao, và rất dễ gây phản tác dụng – mà người ta không thể tưởng tượng có thể thốt ra từ miệng người tiền nhiệm của bà, Henry Kissinger.

 

Đã bốn mươi năm trôi qua kể từ ngày Kissinger đi thực hiện sứ mạng bí mật của ông, để mở đường cho chuyến công du lịch sử của Tổng thống Richard Nixon vào năm sau. Từ đó đến nay ông đã lai vãng đất nước này hơn 50 lần. Và nếu có bài học nào mà ông học được, thì đó là: sai lầm ngu ngốc thật sự là dựa vào người Trung Hoa.

 

Nhiều thay đổi đã diễn ra trên thế giới kể từ chuyến đi đầu tiên của Kissinger đến Trung Hoa. (Năm 1971 ai dám đoán rằng kẻ thù số 1 của cả nước Mỹ có thể là một kẻ Hồi giáo cực đoan gốc Saudi sống lẩn lút trong một khu nhà ở Pakistan?) Nhưng ít nhất có hai chuyện mà chính sách ngoại giao Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên không đổi: quan hệ với Trung Hoa lục địa, đã được Kissinger làm sống dậy sau hơn hai mươi năm chìm sâu trong băng giá, và bản thân Kissinger, vẫn luôn được các Tổng thống từ John F Kennedy đến Barack Obama tham vấn. Về Trung Hoa, cuốn sách mới của Kissinger là một nhắc nhở về lý do tại sao các nhà lãnh đạo của chúng ta vẫn còn muốn cạy bộ óc của ông ra, tháng này đã tròn tám mưới tám  tuổi, ông vẫn là nhà tư tưởng chiến lược không ai sánh kịp.

 

Mở đường tới Trung Hoa là một câu chuyện mà Kissinger đã kể từ trước: ông và Nixon đã nhận ra rằng đất nước này có thể trở thành một đối trọng chiến lược với Liên xô như thế nào, ông đã bí mật bay sang Trung Hoa sau khi giả vờ chữa bệnh ở Pakistan ra sao, ông cùng với Chu Ân Lai đã nghĩ ra cơ sở ngoại giao cho chuyến thăm chính thức của Nixon như thế nào (Thông cáo Thượng Hải). Kết quả là, như ông diễn tả, một “liên minh vờ,” mặc dầu ý định ban đầu là kiềm chế Liên xô, cuối cùng đã sống lâu hơn cả Chiến tranh Lạnh.

 

Tuy nhiên trong lần kể này, Kissinger đã có thể tận dụng những nghiên cứu gần đây soi sáng phía Trung Hoa của câu chuyện. Việc Mỹ mở cửa với Trung Hoa cũng là Trung Hoa mở cửa với Mỹ, được thúc đẩy bởi nỗi lo sợ bị bao vây của Mao Trạch Đông. “Thử nghĩ xem” Mao nói với bác sĩ của ông ta năm 1969. “Chúng ta có Liên xô ở phía bắc và phía tây, Ấn độ ở phía nam, và Nhật bản ở phía đông. Nếu tất cả các kẻ thù của chúng ta liên kết lại, tấn công chúng ta từ các mặt bắc, nam, đông, tây, anh bảo chúng ta nên làm gì?” Người thầy thuốc không có ý kiến gì cả. “Nghĩ lại” Mao nói. “Vượt ra ngoài Nhật Bản là Mỹ. Chẳng phải tổ tiên chúng ta đã khuyên thương lượng với nước xa trong khi đánh nước gần đó sao?” Chính là để thăm dò phương án Mỹ mà Mao gọi về bốn nguyên soái bị lưu đày. Những cuộc đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa các lực lượng Liên xô và Trung Hoa trên sông Ussuri. Tháng 10, 1970 Mao ra lệnh sơ tán lãnh đạo chóp bu khỏi Bắc Kinh và đặt Quân đội Giải phóng Nhân dân trong tình trạng “sẵn sàng chiến đấu cấp 1.” Sự đặt cược vê phía Trung Hoa quả thực rất cao, cao hơn về phía Mỹ.

 

Như Kissinger đã chỉ ra, đối với Mao việc viện dẫn đến lời khuyên của “tổ tiên chúng ta” chẳng phải là chuyện xa lạ gì. Mặc dầu suốt đời gắn bó với chủ nghĩa Mác Lênin, Mao vẫn đắm chìm trong những tác phẩm cổ điển của nền văn minh Trung Hoa, coi chúng như những cố vấn thân cận của mình. “Chúng ta có thể tham khảo tấm gương về nguyên tắc chỉ đạo chiến lược của Gia Cát Lượng .” Nguyên soái Diệp Kiếm Anh đề nghị, khi ba nước Ngụy, Thục, Ngô đấu với nhau: “Liên minh với Ngô ở đằng đông để đánh Ngụy ở phia bắc. “Sự ám chỉ đến Tam quốc chí” một tiểu thuyết sử thi thế kỷ 14 đặt trong cái gọi là Thời Chiến quốc (475-221 tr. CN), Kissinger giải thích.

 

Đây cũng không phải là dịp duy nhất mà các lãnh đạo cộng sản Trung Hoa nhìn vào quá khứ xa xăm để tìm cảm hứng. Kissinger nói “Cũng quan trọng như thế là Binh pháp của Tôn Tử, có niên đại còn xa xôi hơn, tận thời Xuân Thu (770-476 tr. CN.) “Quân đội chiến thắng/ Là thắng trước/ rồi đánh sau”: những phương ngôn như thế đã cổ võ các nhà chiến lược Trung Hoa nghĩ về các quan hệ quốc tế giống như một bàn cờ Vây, một trò chơi với những quân vây quanh”

 

Mao có cùng giả định với các lãnh đạo Trung Hoa trước cách mạng rằng Trung Hoa không giống với các nước khác. Với một dân số chiếm một phần năm loài người, nó là Trung Quốc, “Vương quốc ở giữa”, hay, có lẽ chính xác hơn, “Nước ở Trung tâm.” Đôi khi thậm chí nó có vẻ là thiên hạ, “tất cả những gì dưới gầm trời.” Chính sách ngoại giao tốt nhất cho một đế quốc như thế là “cứ để cho man di đánh man di.” Nếu thất bại, thì kẻ mạnh nhất trong số man di sẽ được hoan nghênh và sẽ văn minh hóa (như trường hợp Mãn Châu)

 

“Hống hách và trùm lấp.. bạo ngược và cách biệt, thi sĩ và chiến binh, nhà tiên tri và kẻ trừng phạt” thần tượng của Mao không phải là Lenin mà là “hoàng đế đầu tiên” kẻ bạo chúa đốt sách chôn nho, Tần Thủy Hoàng, kẻ đã thống nhất Trung Hoa năm 221 tr. CN. Tương tự, Kissinger chỉ ra, thế hệ các nhà ãnh đạo Trung Hoa ngày nay đã rút ra những bài học từ những lời dạy của Khổng Phu Tử. Mục tiêu của họ, ông nói, không phải là thống trị thế giới, mà là đại đồng, “sự hài hòa tuyệt diệu.”

 

Điều này đi vào tâm điểm của vấn đề. Năm 1971, khi Kissinger đến Trung Hoa lần đầu tiên, kinh tế Mỹ lớn gấp khoảng năm lần kinh tế Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Bốn mươi năm sau, do kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp hóa do Mao và Đặng Tiểu Bình phát động, người ta phải chấp nhận rằng kinh tế Trung Hoa có thể vượt Mỹ trong vòng một thập niên. Đây là một kỳ công mà Liên xô không bao giờ gần đạt được. Hơn nữa, Trung Hoa bây giờ là nước ngoài nắm đồng giấy bạc Hoa Kỳ lớn nhất, điều này làm thành một phần quan trọng trong 3 tỷ $ dự trữ ngoại tệ khỏng lồ của nó. Trung Hoa sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế mới tìm được của nó như thế nào là câu hỏi quan trọng nhất của thời đại chúng ta. Ít có người Mỹ nào xứng đáng để trả lời câu hỏi này hơn Kissinger, người đã giao thiệp với bốn thế hệ những người lãnh đạo Trung Hoa.

 

Trong cuốn Về Trung Hoa, những quan sát thấu đáo sâu xa nhất là về tâm lý. Chúng quan tâm đến sự khác nhau về nền tảng văn hóa giữa tầng lớp tinh hoa Trung Hoa có khả năng nhìn lại hai mươi thế kỷ để tìm cảm hứng và giới tinh hoa Hoa Kỳ mà khuôn khổ học hỏi về lịch sử chỉ chưa đến hai thế kỷ. Điều này trở nên rõ ràng nhất sau tháng Sáu năm 1989, khi người Mỹ rút lui khỏi việc sử dụng các lực lượng quân sự để chấm dứt những cuộc biểu tình đòi dân chủ trên quảng trường Thiên An Môn. Đối với Kissinger, việc trả đũa cuộc đàn áp dã man này bằng cấm vận là quá sức ngây thơ: “các quan niệm phương Tây về quyền con người và các quyền cá nhân là không thể chuyển dịch được.. sang một nền văn minh đã nhiều nghìn năm định hình xung quanh những quan niệm khác. Cũng như nỗi sợ những hỗn loạn chính trị từ nhiều đời nay không thể bị gạt bỏ như những sự lỗi thời không thích hợp chỉ cần được chỉnh sửa bằng khai sáng của phương Tây.”

 

Như lãnh tụ nói tiếng Anh đầu tiên của Trung Hoa Giang Trạch Dân giải thích với Kissinger năm 1991: “Chúng tôi không bao giờ chịu quy phục sức ép… Đó là một nguyên tắc triết lý.”

 

Hoa Kỳ và Trung Hoa lao vào chiến tranh ở Triều Tiên vì một sự cách biệt văn hóa khác. Người Mỹ hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi Mao ra lệnh Trung Hoa can thiệp vì sự chênh lệch ưu thế quân sự không có lợi cho Trung Hoa. Nhưng, Kisinger lập luận, “việc động viên lực lượng không nặng về đánh một đòn phủ đầu quyết định bằng việc thay đổi tương quan tâm lý, không nặng về đánh bại kẻ thù bằng việc thay đổi những toan tính mạo hiểm của nó.” Mao là bậc thầy về mưu mẹo cổ ‘vườn không nhà trống’, tìm cách che dấu cái yếu của mình bằng cách phô ra sự tự tin, thậm chí hung hăng. Đối với người phương Tây, việc ông ta khăng khăng rằng ông ta không sợ một cuộc tấn công hạt nhân dường như là một sự quẫn trí, hay đúng hơn là nhẫn tâm. (“Chúng ta có thể mất hơn 300 triệu người. Thế thì sao? Chiến tranh là chiến tranh. Nhiều năm sẽ qua đi, và chúng ta sẽ đẻ thêm ra nhiều trẻ con hơn bao giờ hết”) Nhưng đó là làm ra vẻ can đảm, hay sự “nhút nhát hung hăng.”

 

“Các nhà thương lượng Trung Hoa,” Kissinger nhận xét trong một đoạn văn mà không chỉ các nhà ngoại giao Mỹ mà cả những doanh nhân Mỹ nên âm thầm nuốt trôi trước khi đáp xuống Bắc Kinh, “dùng ngoại giao để đan cài những yếu tố chính trị, quân sự, và tâm lý với nhau thành một thiết kế chiến lược tổng thể.” Nền ngoại giao Mỹ , ngược lại “nói chung thích .. mềm dẻo hơn, nó cảm thấy như có bổn phận phá vỡ những bế tắc bằng những đề nghị mới – vô tình lại tạo ra những bế tắc mới gợi ra những đề nghị mới nữa.” Chúng ta có thể học được đôi điều từ người Trung Hoa, Kissinger ngụ ý, đặc biệt là khái niệm “Thời”(Shi) có nghĩa là “năng lượng tiềm tàng” của bức tranh chiến lược tổng thể. Khuynh hướng của chúng ta là có một chương trình nghị sự mười điểm, mỗi điểm sẽ được giải quyết tách rời nhau. Họ có kế hoạch một trò chơi lớn. Chúng ta luôn luôn hối hả đi đến kết thúc, lo lắng nhìn đồng hồ tích tắc từng phút một. Người Trung Hoa coi trọng tính kiên nhẫn, như Mao giải thích cho Kissinger, họ đo thời gian bằng những thiên niên kỷ.

 

Những sự khác biệt về văn hóa nền tảng như thế có thể gây ra xung đột với Trung Hoa trong tương lai, Kissinger cảnh báo: “Khi quan điểm đánh phủ đầu của người Trung Hoa đụng với quan niệm hòa hoãn của phương Tây sẽ sinh ra một cái vòng luẩn quẩn: những hành động được coi là phòng thủ ở Trung Hoa có thể bị thế giới bên ngoài hiểu là gây hấn; động thái của phương Tây làm nhụt chí hung hăng có thể bị người Trung Hoa hiểu là bao vây. Hoa Kỳ và Trung Hoa vật lộn với thế lưỡng nan này nhiều lần trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, trong chừng mực nào đó ngày nay họ vẫn chưa tìm được cách vượt qua nó.”

 

Có thể Hiệp Chúng Quốc và nước Cộng Hòa Nhân Dân nện nhau một lần nữa chăng? Khả năng này không thể loại trừ. Như Kissinger nhắc nhở chúng ta, cách đây một trăm năm, chiến tranh xảy ra khi sự lớn mạnh của Đức thách thức nước Anh về kinh tế và địa chính trị. Hơn nữa, yếu tố then chốt khiến Hoa Kỳ và Trung Hoa xích lại gần nhau là kẻ thù chung Liên xô mà Trung Hoa gọi là “con gấu bắc cực” – đã biến khỏi sân khấu. Những sự khác biệt cũ, khó uốn nắn, về Đài Loan và Bắc Triều Tiên vẫn còn dai dẳng. Cái còn lại là cuộc hôn nhân MỹTrung không hạnh phúc về lợi ích kinh tế trong đó một bên đối tác thì thỏa sức gom tiền tiết kiệm và bên kia thì thỏa sức tiêu pha.

 

Theo lời của chính Kissinger sự lớn mạnh của Trung Hoa có thể một lần nữa biến các quan hệ quốc tế trở thành lưỡng cực, dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh (thậm chí nóng) mới. Các nhà văn dân tộc chủ nghĩa như Liu Mingfu, tác giả của Giấc mơ Trung Hoa, thôi thúc Trung Hoa chuyển từ “phát triển hòa bình” sang “lớn lên về quân sự” và tìm kiếm cuộc “đọ kiếm thế kỷ” với Hoa Kỳ. Ở Washington cũng có những người – rõ ràng là vào lúc này bao gồm cả chính quyền Obama – những người thích có một quan hệ đối đầu hơn.

 

Tuy nhiên Kissinger vẫn còn hy vọng rằng những người có cái đầu điềm tĩnh hơn sẽ chiếm ưu thế ở Bắc Kinh: những nhà tư tưởng như Zheng Bijian, thúc giục Trung Hoa “vượt qua các phương pháp truyền thống để các cường quốc lớn nổi lên, và đừng theo con đường của  Đức dẫn đến Thế Chiến I.”Không âm mưu “tổ chức châu Á trên cơ sở nước Trung Hoa kiềm chế, hay tạo ra một phe các nước dân chủ cho một cuộc thập tự chinh ý thức hệ,” Hoa Kỳ sẽ làm tốt hơn, Kissinger gợi ý, để làm việc với Trung Hoa xây dựng một “Cộng đồng Thái Bình Dương” mới.

 

Bốn thập kỷ trước, Richard Nixon đã nắm được, trước cả mọi người, tiềm lực khổng lồ của Trung Hoa. “Được,” ông ta lơ đãng nói “bạn có thể dừng lại và suy nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai có hệ thống chính phủ tử tế nắm được quyền kiểm soát lục địa này. .. Ông Thần Thiện. .. Sẽ không có cường quốc nào trên thế giới có thể ngay cả - tôi muốn nói, bạn đặt 800 triệu người Trung Hoa làm việc dưới một chế độ tử tế… và họ sẽ là lãnh đạo của thế giới.” Lời tiên tri này đang được thực hiện trong thời đại chúng ta. Sự thật là cho đến bây giờ sự lớn mạnh của Trung Hoa là điều lợi đối với Hoa Kỳ hơn là một tai ương là nhờ rất nhiều ở tác phẩm của Kissinger. Với cuốn sách này ông đã cho những người kế tục ông một sự dẫn hướng hết sức cần thiết để tiếp tục sự nghiệp Hoa-Mỹ đồng tiến mà ông đã khởi đầu.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2265
Ngày đăng: 31.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Mùa xuân A rập đã ngưng lại? - Hiếu Tân
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2 - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ. - Hiếu Tân
Những giọt nước mắt của Ottrando: Một người lính cứu hỏa New York và cái chết của Osama. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)