Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
444
115.987.638
 
Làn sóng phi Stalin hóa thứ ba ở Nga
Hiếu Tân

Phải chăng Kremlin cuối cùng đã thừa nhận lịch sử đen tối của nó?

 

The Third Wave of Russian De-Stalinization, MASHA LIPMAN, Foreign Policy, 16, tháng Mười Hai, 2010, Hiếu Tân dịch.

Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/12/16/

the_third_wave_of_russian_de_stalinization

 

Tội ác Katyn[1] phạm theo lệnh trực tiếp của Stalin và những nhà lãnh đạo khác của Liên xô"

 

Dòng trên đây, từ một tuyên bố chính thức phát đi từ Nghị viện Nga ngày 26 tháng 11, đánh dấu một bước đột phá quan trọng. Cuộc hành hình khoảng 22.000 người Ba lan năm 1940 bởi an ninh Liên xô có thể là một sự kiện lịch sử được ghi lại đầy đủ và biết đến rộng rãi, nhưng đây là lần đầu tiên viện Duma chính thức thừa nhận rằng Stalin và chính phủ của ông ta phạm tội tàn sát này. Và Tổng thống Nga Medvedev nay cũng vào cuộc, nói với truyền thông Ba lan trước một cuộc viếng thăm Warsaw tháng này rằng “Stalin và tay sai của ông ta phải chịu trách nhiệm về tội ác này.”

 

Hai tuyên bố chính thức trên đây là những ví dụ gần đây nhất về chuyển biến đáng ngạc nhiên của chính phủ Nga: Dưới thời Vladimir Putin, lập trường của điện Kremlin về Stalin khá lắm là lẩn tránh, dẫn đến việc từ từ khôi phục lại tiếng tăm của Stalin vào đầu những năm 2000. Nhưng trong năm qua chính phủ Nga đã bắt tay vào một vòng mới những lời lẽ hùng hồn và những sáng kiến chống Stalin, công khai thừa nhận một số tội ác của Liên xô “bị lãng quên” mà trước đây được tiết lộ vào thời Mikhail Gorbachev và Boris Yeltsin.

 

Cái dường như là động cơ thúc đẩy chiến dịch phi Stalin hóa hiện nay trước hết là sự xích lại gần với Phương Tây, là nơi đang thôi thúc Nga thừa nhận một số tội ác của chế độ toàn trị Xô viết. Nhưng điều này không nhất thiết có nghĩa là sự thay đổi trong chính sách ngoại giao sẽ đi kèm với quá trình tự do hóa chính trị trong nước; cách nào đó, trật tự chính trị hiện hành ở bên trong nước Nga không khác mấy với thời dưới chế độ Stalin. Nước Nga, dù có tệ sùng bái Stalin hay không, vẫn nằm trong truyền thống lâu dài hàng thế kỷ cho phép những lãnh đạo chóp bu của nó độc quyền quyết định, coi sự thống trị của nhà nước trên xã hội là điều thiêng liêng, và dựa vào cảnh sát an ninh nhà nước như một công cụ chủ yếu để cai trị.

 

Tuy nhiên, chiến dịch chống Stalin mới này là thật, và đã phát triển lên từ cuối năm 2009, khi vào ngày 30 tháng Mười - ngày truyền thống của Nga kỷ niệm những nạn nhân của sự đàn áp Xô viết - Medvedev đưa lên một videoblog lên án “những tội ác của Stalin” bằng những thuật ngữ khá xác đáng và than rằng công chúng ít được biết về điều khủng khiếp mà ông nhắc đến như “một trong những thảm kịch lớn nhất trong lịch sử nước Nga.”

 

Rồi đến tháng Hai 2010, Putin mời người đồng cấp của ông là Donald Tusk sang thăm Katyn đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 70 cuộc thảm sát đó. Trong diễn văn ở Katyn ngày 7 tháng Tư, Putin nói: “những cuộc đàn áp chà nát nhân dân bất kể quốc tịch nào, tôn giáo nào, hay tín ngưỡng nào..Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng những gì chúng ta có thể làm là giữ gìn hay khôi phục lại sự thật và điều này có nghĩa là khôi phục lại sự công bằng lịch sử.”

 

Chỉ ba ngày sau, tổng thống Ba lan Lech Kaczynski và gần 100 quan chức Ba lan khác bị chết trong một vụ tai nạn máy bay thảm khốc trên đường bay đến lễ kỷ niệm Katyn. Lãnh đạo Nga bày tỏ đồng cảm sâu sắc với Ba lan và làm hết sức để giúp đỡ các gia đình nạn nhân. Katyn, một bộ phim Ba lan về vụ thảm sát đó về cơ bản đã bị chặn không cho phân phối ở Nga, và được chiếu hai lần trong khoảng một tuần, kể cả trên hai kênh truyền hình lớn nhất do nhà nước quản lý. Cơ quan lưu trữ quốc gia Nga đưa lên website của họ những hồ sơ lưu về vụ thảm sát. Sau đó, vào tháng Năm và tháng Mười, Nga trao cho các quan chức Ba lan một phần những hồ sơ Katyn từ một cuộc điều tra của công tố quân đội; cuộc điều tra đã hoàn thành vào năm 2004, nhưng việc chuyển giao bị hoãn lại với những cái cớ gượng gạo.

 

Tháng Năm, Kremlin hủy bỏ một kế hoạch của chính quyền thành phố Moscow định trang hoàng Moscow bằng những hình ảnh của Stalin nhân dịp kỷ niệm lần thứ 65 chiến thắng phát xít Đức. Medvedev đã giải thích tại sao trong cuộc trả lời phỏng vấn của Izvestia, trong đó ông nói rằng “đánh giá của nhà nước” về Stalin là ông ta đã “phạm nhiều tội ác chống nhân dân mình. Và mặc dầu đất nước giành được thắng lợi dưới sự lãnh đạo của ông, những gì ông ta đã làm chống lại nhân dân là không thể tha thứ.”

 

Mùa thu này, một phiên bản phỏng theo Quần đảo ngục tù (Gulag Archipelago) của Aleksandr Solzhenitsyn được xuất bản theo điều được báo cáo là sáng kiến cá nhân của Putin; sau cuộc tiếp kiến của ông với bà quả phụ Solzhenitsyn vào năm ngoái để thảo luận làm cách nào tốt nhất để giảng dạy thiên sử thi bốn tập của chồng bà về sự đàn áp cộng sản.

 

Và mới chỉ gần đây thôi, Mikhail Fedotov, chủ tịch hội đồng của tổng thống về nhân quyền và xã hội công dân đã tuyên bố rằng hội đồng đã chọn phi Stalin hóa là một trong những chủ đề hàng đầu của nó. Đầu năm ngoái các thành viên hội đồng này mong muốn trình lên tổng thống những đề nghị của họ về một chương trình của chính phủ nhằm giải thoát cho nước Nga khỏi di sản Stalin. Chương trình bao gồm những đánh giá về mặt luật pháp và chính trị chủ nghĩa Stalin, và tưởng nhớ những nạn nhân của chế độ toàn trị. Thậm chí họ đã hợp sức trên dự án Hiệp hội Tưởng niệm, một tổ chức phi chính phủ kỳ cựu nghiên cứu chủ nghĩa Stalin và tưởng niệm các nạn nhân của nó./.

 

Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/12/16/

the_third_wave_of_russian_de_stalinization



[1] Cuộc tàn sát 21 768 người gốc Ba lan do công an mật Liên xô (NKVD) thực hiện, tháng Tư - tháng Năm 1940, dựa trên đề nghị của Lavrentiy Beria, hành hình tất cả những sĩ quan của Quân đoàn Ba lan tại khu rừng Katyn ở Nga, các nhà tù Kalinin và Kharkov và nhiều nơi khác.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2435
Ngày đăng: 14.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
“Công lý” Nga - Hiếu Tân
20 tác giả dưới 40 tuổi - Hiếu Tân
Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn. - Hiếu Tân
Kremlin đã thắng cương Internet như thế nào. - Hiếu Tân
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa! - Phạm Nguyên Trường
Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu - Hiếu Tân
Tại sao lại xóa từ-n ...? - Hiếu Tân
Kiểm duyệt những từ ‘nhạy cảm ’ của Mark Twain là điều không thể chấp nhận - Hiếu Tân
Cuộc Chơi Của Trí Thức Trên Thế Giới Mở Rộng - Chân Phương
Sự đầu độc từ từ nền dân chủ - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)