Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
335
115.863.373
 
Chekhov là một bậc thầy trong một thời đại không cần đến thiên tài
Hiếu Tân

28, tháng 1, 2010, Boris Paramonova, Cộng tác viên tiếng Nga Đài Châu Âu tự do. HIẾU TÂN dịch

 

Ngày 29 tháng 1 năm nay tròn 150 năm ngày sinh nhà văn Nga Anton Chekhov. Tôi muốn nói đây là một dịp kỷ niệm thích hợp nhất. Tình trạng của nước Nga ngày nay giống với thời kỳ trong đó Chekhov sống hơn bất kỳ thời kỳ nào khác trong lịch sử. Trình độ của văn minh ở hai thời kỳ này tương ứng với nhau, nếu chỉ theo nghĩa tiêu cực. Cả chế độ ở nước Nga ngày nay lẫn thời kỳ Chekhov sống đều không có khí chất theo một nghĩa nào hết. Cả hai thời kỳ này - theo nghĩa rộng - đều già cỗi. Đó là những chế độ không đặt bất kỳ một bổn phận nào lên các công dân của chúng ngoài bổn phận ngoan ngoãn phục tùng. Đó là những chế độ bảo thủ một cách vừa phải: Những cải cách sâu rộng bị nhưng trệ, nhưng không rơi trở lại tình trạng phản động.

 

Tất nhiên có những sự khác nhau giữa thời kỳ tương đối yên bình của Aleksandr III và thời kỳ hiện nay, nhưng cũng có những tương tự sâu xa. Một thời gian xám xịt, một thời kỳ thiếu nội dung, như khi nói về thời kỳ của Chekhov.

 

Nhưng những thời kỳ như thế, như kinh nghiệm (mà không phải chỉ kinh nghiệm Nga) cho thấy, lại rất có ích cho sự phát triển văn hóa. Khi đại bác câm họng, thì thời gian thầm thì trò chuyện với nàng thơ, mà nàng thơ thì không cần không cần gào khản giọng để át đi tiếng súng. Giọng nàng thơ thầm thỉ nhỏ dần. Cái nhu cầu có một Leo Tolstoy, mà giọng nói vang to át mọi khẩu ca nông của Napoleon, hay một Victor Hugo, mà giọng nói át cả cuộc Cách mạng Pháp, bị bỏ rơi ở vệ đường.

 

Nhưng nếu một giọng nói dịu dàng trầm lắng thì nó không hề là dấu hiệu bị mất đi năng khiếu bẩm sinh. Nó chỉ nói lên rằng những nghệ sĩ của thời kỳ như thế không có lý do gì để bận tâm với điều gì khác ngoài công việc của chính họ. Trong những thời kỳ như thế, sự tinh thông nghề nghiệp luôn luôn được trau dồi. Những đỉnh cao biến đi, nhưng trình độ trung bình vươn lên mạnh mẽ, đầy ấn tượng và cảm hứng.

 

Đây không phải là những giả định về mặt lý thuyết mà là những thực tế đơn giản của tình hinh văn học hiện nay ở nước Nga. Dù các nhà phê bình nói gì thì nói, chúng ta ngày nay đang thấy buổi bình minh rạng rỡ của văn học, và trong thực tế điều này ở thơ rõ ràng hơn và ấn tượng hơn ở văn xuôi.

 

Mở bất kỳ quyển tạp chí dày nào ra và đọc từ đầu đến cuối - bạn sẽ không tìm thấy một tác phẩm nào trong đó thiếu tính chuyên nghiệp. Thế nhưng người ta vẫn nói về sự suy thoái văn hóa của những tạp chí dày. Và có suy thoái đấy, nhưng chỉ đơn thuần về mặt số lượng - lượng phát hành rớt xuống và thiếu tiểu thuyết được in ở đấy do sự bùng nổ của ngành xuất bản sách. Nhưng có một điều khích lệ là ngay cả nếu các nhà xuất bản đang cho ra hàng đống giấy lộn thương mại, thì các tạp chí văn học lại không thế.

 

Nhưng tất cả những chuyện đó có gì liên quan đến Chekhov? Chekhov là nhà văn Nga đầu tiên đạt được những tầm cao nghề nghiệp về văn học bên ngoài tất cả mọi môi trường văn hóa. Tác phẩm của ông không thấm nhuần nền học vấn quý tộc hay những ham thích văn hóa quý tộc. Ông nổi lên từ một môi trường rõ ràng là chuyên nghiệp - thật ra, ông nổi lên từ nền văn hóa quần chúng của thời đại ông - từ thế giới của báo chí. Bản thân ông đã nhận ra điều này và viết về nó nhiều lần, nói rằng thế hệ văn học mới nhờ ông mà có tính chuyên nghiệp. Nhưng có một nhận xét khác thường nổi lên trong các bài viết của ông: ý thức về địa vị hạng-hai của ông, hay nói một cách tế nhị hơn, sự kiện ông sáng tác theo thể loại nhỏ.

 

Tôi không nghĩ đấy thật sự là vấn đề đối với tiểu thuyết nhưng là một sự tự ý thức khác về nghề nghiệp. Người quý tộc văn chương dường như cũng đánh nhau bằng kiếm, nhưng điều đó không có ý nghĩa gì với những người trong giới chuyên môn. Nói cách khác, văn học thời kỳ Chekhov đã trở thành một ngành chuyên môn, nó thôi không còn là biểu hiện của tính phức tạp của cá nhân nữa. Nói cách khác, nó thôi không là năng khiếu thiên bẩm nữa.

 

Anton Chekhov: ông có phải là một thiên tài không?

 

Và đây là câu hỏi thú vị nhất liên quan đến Chekhov: ông có phải là một thiên tài không? Thật khó thốt ra một lời liên hệ đến tên tuổi Chekhov, thà tưởng tượng xem bản thân ông đã chạy trốn cái từ này như thế nào còn dễ hơn. Khi những người ngưỡng mộ ông một cách sâu sắc gọi ông là “nhà thơ,” ông mỉm cười trả lời: “Một nhà thơ, bạn ơi, là người dùng những từ như “tiếng tơ” và “những chân trời ánh bạc.”

 

Có một bài báo không bình thường và bất ngờ nói về Chekhov và người ta cho là của Vladimir Mayakovsky. Tất nhiên, bản thân ông không viết ra nội dung này, đúng hơn, nó được nhà phê bình văn học trẻ và cuồng nhiệt Viktor Shklovsky đọc cho viết, ông này vừa sáng tác ra thuật ngữ “chủ nghĩa hình thức.” Bài báo năm 1914 có đầu đề: “Hai Chekhov”

 

Đây là một đoạn trích:

 

Tôi đang nói là nói về Anton Pavlovich Chekhov, nhà văn nói.

“Cứ tưởrng tượng xem! Chuyện mới đấy,” anh tự cười mình “Đứa trẻ con nào chẳng biết điều ấy.”

Vâng, tôi biết. Anh hiểu mọi nét tinh tế nhất của từng người trong ba chị em  ấy. Anh đã nghiên cứu kỹ càng những cuộc đời được miêu tả trong mỗi truyện của Chekhov. Anh không bao giờ lạc lối khi đi dạo trên những con đường nhỏ trong vườn anh đào. Nhưng tôi muốn chào ông một cách đúng đắn, như một người thừa kế vương triều của ông Vua Chữ nghĩa.

Họ đã biến tất cả các nhà văn thành những tấm bảng dán thông báo về sự thật, thành những quảng cáo cho lòng tốt và sự công bằng. Giá trị đích thực của mỗi nhà văn là gì? Anh có thể nói ai là người công dân trong người nghệ sĩ?

 

Đối với nhà văn, không có mục tiêu nào bên ngoài những quy luật xác định của ngôn từ. Chekhov là người đầu tiên hiểu rằng nhà văn chỉ tạo nên một cái bình đẹp, nhưng anh rót rượu vang hay đổ nước rửa chén vào đấy không có gì là quan trọng. Những ý tưởng, những cốt chuyện không còn nữa. Mọi sự vật không tên có thể bị mắc vào trong một mẫu hình lời lẽ kinh dị. Sau Chekhov, các nhà văn không còn có quyền nói không có đề tài nữa.” Chekhov nói “Hãy cứ nghĩ về từng từ biểu cảm, từng cái tên chính xác, và cốt truyện tự nó sẽ đến.”

Đó là lý do tại sao nếu một cuốn truyện của ông để rời ra, anh có thể đọc mỗi dòng của ông giống như cả một truyện vậy”

 

Tất nhiên đó là sự cường điệu quá đáng, và nó mô tả gần với thơ hơn là văn xuôi. Dù các nhà hình thức chủ nghĩa có nói gì, thì văn xuôi vẫn cần một đề tài. Nhưng cũng đúng là chỉ riêng đề tài thôi thì không đủ, đặc biệt là trong một thời đại khi mà văn học nói chung đã mất đi cái phẩm chất (về cơ bản không tiêu biểu) thông báo trực tiếp. Khi bạn có thể đọc về chiến tranh Checnya trong một tờ báo, thì giá trị của một cuốn tiểu thuyết như "Bệnh lý" của Zakhar Prilepin rơi xuống thảm hại. Việc làm chủ ngôn từ là vấn đề hàng đầu trong văn học, trong khi cốt truyện - nếu nó còn được bảo tồn - phải có phẩm chất của một thứ tưởng tượng phi thường. Không có gì xuất sắc cho bằng trình độ ngôn từ trong, chẳng hạn các tác phẩm của Viktor Pelevin hay Mikhail Bulgakov, nhưng cả hai ông đều có những cốt truyện đầy sức tưởng tượng làm say lòng người.

 

Và trong đó chúng ta thấy tác động của những thời đại khác. Trong thời đại Aleksandr III, không có cuộc sống dị thường, trong khi Pelevin sống trong một thời đại của ảo ảnh, từ đó xuất hiện sự pha trộn Phật giáo và trộm cướp chúng ta thấy trong tiểu thuyết của ông. Chekhov đã sống một thời khó khăn - cuộc sống đã không cho ông một chủ đề rõ ràng nào. Nhưng điều đó khiến cho ông chọn cách làm chủ ngôn ngữ. Về mặt này, ông là một bản sao của Gustav Flaubert, ông này mơ ước viết một cuốn tiểu thuyết không có cốt truyện và chỉ đơn thuần là cấu trúc của chính nó. Ông không phải luôn luôn làm được điều đó, nhưng ông đã bứt phá từ "Madame Bovary" đến "Salammbo" và từ "Giáo dục tình cảm" đến "Sự cám dỗ của thánh Anthony.”

 

Chekhov cũng có kinh nghiệm tương tự. Truyện “Tu sĩ mặc đồ đen” của ông không thành công, không “Chekhov” lắm. Và ông có nhiều tác phẩm khác thuộc loại này, những tác phẩm mà Zinaida Gippius gọi là “tranh in dầu”

 

Tuy nhiên, Chekhov đã viết về một chủ đề sâu sắc, nhưng để thấy nó, bạn cần một con mắt sắc nhạy. Đó là chủ đề cái chết. Nhà văn Tatyana Tolstaya thậm chí còn tìm thấy chủ đề này trong “Người đàn bà có con chó nhỏ.” Và “Vườn anh đào,” thì tất nhiên thật sự là một “vũ điệu của ma quỷ.”

 

Đây là nguồn uyên thâm của Chekhov, một sự uyên thâm không bao giờ bộc lộ nhưng được cảm thấy như một niềm khao khát siêu hình đôi khi biến thành niềm hy vọng hân hoan. Khi những nhân vật chính của ông mơ tưởng về cuộc sống của 200 năm sau, về cuộc sống sau chúng ta, là họ đang mơ về cái chết và những khả năng không chắc chắn mà nó mở ra. Vladimir Nabokov đã nhặt lấy chủ đề này từ Chekhov. Nhân tiện, cũng không dễ gọi bậc thầy láu cá được hoan nghênh này là “thiên tài.”

 

Có một câu cách ngôn nói rằng “Khốn khổ thay cho đất nước nào cần đến những anh hùng.” Bạn cũng có thể nói như vậy về các thiên tài, những người mang lại sự đền bù cho những thời đại không thể nào chịu nổi, một mưu toan đột biến di chuyển ra ngoài thời đại. Nhưng những thiên tài biến đi và các bậc thầy giữ ngôi chủ đạo. Và đó là khi hy vọng rằng cuộc đời này có thể trở nên tốt đẹp hơn - không chỉ trên kinh nghiệm, mà trong thực tế./.

 

Boris Paramonov là một nhà triết học và người cộng tác lâu năm của Ban tiếng Nga, Đài châu Âu Tự do (RFE). Quan điểm thể hiện trong bài bình luận này là của riêng tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của RFE.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 6599
Ngày đăng: 21.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chức Năng Tổng Hợp Trong Văn Bia Thoại Sơn - Tiền Văn Triệu
Thơ ý niệm - con đường tiệm cận thực tại vô thể - Miên Di
Thi Ca Và Sáng Tác. 1 - Khổng Ðức
Nỗi Buồn Cuộc Chiến, Dấn Thân, Và Cảm Thức Hư Không Của Thảo Trường - Trần Văn Nam
Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của TCS - Bửu Chỉ
Bửu Chỉ, tự bản chất là một con người phản kháng - Trinh Công Sơn
Tranh Bửu Chỉ và Ván cờ Huề - Đặng Tiến
Ngự Sử Văn Đàn Phan Khôi - Đỗ Ngọc Thạch
Tinh thần thơ hiện đại - Khổng Ðức
Lục Bát Pha Lẫn Mỹ Cảm Và Phàm Tục Trong Thơ Nguyên Sa - Trần Văn Nam
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)