Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
803
116.677.713
 
Cái chết của Kim Jong Il: Một cơn ác mộng trước Giáng Sinh!
Hiếu Tân

Howard Chua-Eoan, TIME, Chủ nhật,  18/12/ 2011, Hiếu Tân dịch

 

http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2102764,00.html

 

 

Cái chết đến do mệt mỏi thể chất, như hãng tin chính thức của Bình Nhưỡng đã đưa. Nhưng Kim Jong Il đã mệt nhoài vì được chào đón trên sân khấu quốc tế hết lần này đến lần khác, đòi được chú ý chỉ bằng cái nút bông thoa phấn hạt nhân và những cơn rùng mình và mối đe dọa thường trực xóa sổ một trong những cường quốc kinh tế lớn trên thế giới là Nam Triều Tiên, hình chiếu trong gương thần diệu của chính Bắc Triều Tiên đen tối và suy nhược của ông ta.

 

Thật sự ông ấy đã chết như thế nào - vì những nguyên nhân tự nhiên hay, ờ, vì sự can thiệp thuộc loại quân sự hay bí ẩn nào - sẽ giúp xác định bản chất của chế độ kế tiếp. Để có tính hợp pháp, dù nó có ý nghĩa gì với Bắc Triều Tiên, chính phủ mới sẽ do con trai ông, Kim Jong Un, đứng đầu, kẻ đã được chỉ định làm người thừa kế bằng những thủ tục rối rắm nếu không nói là mờ ám vào cuối năm 2010. Nỗi lo sợ là lãnh đạo mới, chỉ mới ngoài 20, có thể bị đòi hỏi nhe nanh và phô bộ mặt máu lạnh ra như bằng chứng anh ta đã đến tuổi trưởng thành. Điều ấy tự biểu lộ như thế nào sẽ là nội dung những cơn ác mộng cho Seoul, Tokyo, Bắc Kinh, Moscow và Washington.

 

Nạn đói và suy sụp kinh tế luôn luôn là mối đe dọa xói mòn cột trụ thép toàn trị của triều đại Kim. Những nỗi lo lắng như thế đã luôn đặt Seoul và các ngành công nghiệp năng động của Nam Triều Tiên vào tình trạng nguy hiểm. Cũng ngang với miền Bắc sử dụng miền Nam như một con tin - thủ đô Nam Triều Tiên gần như đúng là chỉ cách một tầm ném đá từ khu phi quân sự - các chính phủ kế tiếp của Seoul đã bị rung động bởi quan hệ máu mủ cũng như sự cố ý phủ nhận rằng Binh Nhưỡng có thể thật sự ghé thăm các thành phố giàu có miền Nam bằng hủy diệt. Mấy tuần và mấy tháng tới đây sẽ dễ đau thần kinh đối với Nam Triều Tiên.

 

Chúng cũng sẽ là nỗi bực bội lớn và quá sức chịu đựng đối với Bắc Kinh. Nước Cộng hòa Nhân dân đã có đủ chuyện để lo lắng khi nó cố gắng cân bằng nền kinh tế kế hoạch hóa của nó với nền kinh tế dễ chao đảo của phần còn lại của thế giới. Nếu Bắc Triều Tiên bùng nổ bên trong - hoặc vì cư xử tồi tệ một cách bạo ngược, hoặc vì sụp đổ về mặt chính trị và nhân đạo - thì Bắc Kinh có thể buộc phải can thiệp. Trung Hoa chưa thật sự can thiệp thành công vào một nước khác trong nhiều thập niên. Nếu Bình Nhưỡng sụp đổ, một kịch bản ác mộng sẽ có thể đòi hỏi quân đội Trung Hoa bước vào kiểm soát lập lại trật tự. Trung Hoa có một khối dân chúng thuộc tộc thiểu số Triều Tiên với kích cỡ đáng kể, trong các tỉnh thuộc Mãn Châu cũ. Điều đó sẽ làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề đang ngủ yên - trong đó có quan hệ với Nam Triều Tiên, vốn đã xấu đi sau sự cố đánh cá tuần trước.

 

Nhật Bản luôn luôn cẩn thận đề phòng những tên lửa lạc từ lãnh thổ bắc Triều Tiên. Nó cũng có một thách đố khổng lồ về ổn định kinh tế trong khu vực, dù biết rằng nền tài chính của nó ổn định. Nga cũng hết sức mong muốn giữ được hòa bình trong khu vực này: một số công trình dầu khí biển của nó nằm trong khu vực này, trong đó có một công trình chịu tai nạn lớn cuối tuần rồi. Khai thác dầu khí biển là nguồn cung cấp dầu đang tăng lên khi các mỏ dầu trên đất liền đang dần dần cạn kiệt.

 

Là người nắm quyền trọng tài hơn nửa thế kỷ ở châu Á, Mỹ nay phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tiềm tàng khác - đúng vào lúc chính quyền Obama đang phải cố gắng gỡ mình ra khỏi những lò lửa ngoại quốc. Điều duy nhất có thể nói đối với Kim Jong Il là, dù ông ta có thể đã từng là kẻ rắc rối khó chịu đến thế nào, thì ông ta vẫn chưa thật sự khởi động một cuộc chiến tranh khủng khiếp, khi bố ông ta chết. Nhưng ai mà biết được liệu Kim Jong Un có giống ông nội anh ta không./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2266
Ngày đăng: 20.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il , đã qua đời ở tuổi 69. - Hiếu Tân
Vaclav Havel, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc (cũ), từ trần ở tuổi 75 - Hiếu Tân
Đọc Haruki Murakami như thế nào? - Hiếu Tân
Cuộc trở lại kỳ ảo của Murakami - Hiếu Tân
Các cải tổ tại Miến Điện bắt đầu thu hút du khách - Trần Ngọc Cư
Christa Wolf, nhà văn nổi tiếng nhất của Đông Đức đã ra đi ở tuổi 82 - Hiếu Tân
Khế ước tan vỡ - Trần Ngọc Cư
Giải Goncourt được trao cho 'nhà văn ngày Chủ nhật' - Hiếu Tân
Trung Quốc diễu võ giương oai - Phạm Nguyên Trường
Các ông lớn ở châu Á đụng độ trên biển - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)