Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
816
116.678.045
 
Christa Wolf, nhà văn nổi tiếng nhất của Đông Đức đã ra đi ở tuổi 82
Hiếu Tân

 

SPIEGEL, 01/12/2011

http://www.spiegel.de/international/germany/0,1518,801150,00.html

 

 

Ảnh: adapd

 

Christa Wolf là một trong những nhà văn Đông Đức quan trọng nhất sau chiến tranh, một cuộc đời là pho sử biên niên của Đông Đức cộng sản. Bà qua đời ở tuổi 82 và để lại đằng sau một di sản gây tranh cãi. Bà sẽ được hậu thế nhớ đến như một nhà văn lớn, nhưng cũng được nhớ vì có thời gian ngắn cộng tác với cảnh sát mật vụ Đông Đức.

 

Christa Wolf, một trong những nhà tiểu thuyết Đức quan trọng nhất sau chiến tranh và  một trong số ít người ở Đông Đức có được danh tiếng văn chương quốc tế, đã mất hôm thứ Năm (1/12/2011), ở tuổi 82.

 

Mặc dầu được hoan nghênh rộng rãi vì những cống hiến cho văn học Đức, hình ảnh Wolf trước công chúng bị tổn hại vì không đủ mức độ phê phán chế độ cộng sản trước đây. Đầu những năm 1990 hình ảnh này còn bị một đợt chỉ trích mới khi người ta khám phá ra rằng trong một thời gian gần 3 năm trong những thập kỷ 1950 và 1960, bà đã phục vụ như một người cung cấp tin tức cho lực lượng công an mật Stasi đáng sợ.

 

Hơn nữa, quan hệ của Wolf với chế độ Đông Đức rất không minh bạch và bà bị nhà nước theo dõi trong một thời gian dài hơn nhiều so với thời gian bà làm người cung cấp tin cho mật vụ. "Wolf là một nhân vật có ý nghĩa khổng lồ, cho đến 1990 bà được coi là một người đã mở rộng một cách thận trọng và tinh vi ranh giới của những điều có thể được nói ở Đông Đức," Georgina Paul, một chuyên gia về văn học Đông Đức tại Đại học Oxford, nói với Reuters.

 

Sinh năm 1929, là con gái của một nhà buôn ở Landsberg, nay là thành phố Ba Lan Gorzów Wielkopolski, Wolf  và gia đính di cư sang phía Tây năm 1945 đến vùng sau trở thành Đông Đức. Bốn năm sau, Wolf, người vốn đã gắn bó với chủ nghĩa Mac từ thời trẻ, trở thành đảng viên đảng Xã hội thống nhất Đức (SED), tức đảng cộng sản Đông Đức.

 

Không lựa chọn, không nơi chốn

 

Wolf  đầu tiên thành công  về văn học với cuốn sách "Thiên đường chia rẽ" một câu chuyện tình ái trước khi xây dựng Bức Tường Berlin. Bà tạo được danh tiếng trong giới văn học sau khi sang thăm Tây Đức và Phiên Tòa Auschwitz ở Frankfurt, và viết cuốn "Cuộc săn lùng Christa T.," (1968) khảo sát tình trạng căng thẳng giữa những đòi hỏi của xã hội và khát khao phát triển cá nhân của nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết. Tập sách "Cassandra" năm 1983 của bà, khảo sát sự đe dọa đối với hòa bình và sử dụng nhân vật theo kiểu Homer Cassandra để miêu tả những xung đột giới, đã trở thành sách gối đầu giường cho phong trào hòa bình và nữ quyền ở cả hai miền Đông và Tây Đức.

 

Với những tác phẩm như cuốn tiểu thuyết nửa tự truyện "Những mẩu chuyện thời thơ ấu" (1976), truyện "Không nơi nào trên Trái Đất" (1979) về  cuộc gặp gỡ tưởng tượng với Henrich Von Kleist, bà còn xây dựng bản thân thành một nhân vật lịch sử đương đại.

 

""Không nơi nào trên Trái Đất" là thể hiện cách tôi cảm nhận về cuộc sống vào thời ấy. Đối với tôi không có gì để lựa chọn thay đổi, không có nơi nào. Tôi không còn hợp tác ở GDR (Cộng hòa Dân chủ Đức) nữa," sau này Wolf đã nói với SPIEGEL trong một cuộc phỏng vấn, mô tả những cảm giác xung đột nhau của bà về chế độ Đông Đức. Tất nhiên người ta hỏi tự hỏi 'có nên ra đi không nhỉ?' bà nói. Nhưng Wolf nói cuối cùng bà phải trải nghiệm "một trong số ít cuộc cách mạng trong lịch sử nước Đức," và thấy rằng nó đáng để cho bà ở lại.

Nếu văn chương của Christa Wolf bắt rễ sâu trong kinh nghiệm sống ở Đông Đức, thì nhận thức của công chúng về bà cũng vậy, đặc biệt sau những sự phát hiện năm 1993 về những mối liên hệ của bà với Stasi. Chính bản thân Wolf đã công khai quá khứ làm việc cho Stasi của bà, thú nhận với tờ Berliner Zeitung rằng bà đã làm người cung cấp tin không thường xuyên cho Stasi trong khoảng ừ 1959 đến 1962, dưới bí danh "Margarete". Sau đó bà tiếp tục công khai toàn bộ hồ sơ Stasi của bà để chấm dứt  những suy đoán về nội dung của nó. Những phát hiện này đặc biệt tai hại vì trước đó Wolf đã viết một cách phê phán về việc bản thân bà đã bị theo dõi.

 

Bị theo dõi đặc biệt bởi công an mật

 

Nói với SPIEGEL tháng Sáu năm 2010, Wolf nói, "điều làm tôi ngán ngẩm và thật sự giận dữ là người ta cứ tập trung vào một điểm duy nhất này và họ không thấy sự phát biểu chính kiến của tôi và thậm chí họ không nghĩ cần phải tìm ra còn có hồ sơ nào khác nữa không".

Quả thật, 42 tập hồ sơ của Stasi cho ta thấy bản thân Wolf bị công an mật theo dõi chặt chẽ. Sau đó bà nói, "có những bản ghi chép rất dài về những cuộc nói chuyện điện thoại (của Wolf mà Stasi đã nghe trộm). Trái lại, có nhiều cuộc thảo luận của tôi với Stasi mãi 30 năm trước, và bất cứ ai cũng chỉ viết về tất cả những chuyện đó. Vậy khi tôi, và tôi là người duy nhất làm việc này, công bố đầy đủ cái gọi là 'hồ sơ thủ phạm' của tôi, thì không một tờ báo nào trước đó đã lên án tôi thèm để ý tới… Không ai muốn nói đến sự phát biểu ý kiến riêng của tôi, khiến tôi bị theo dõi (bởi Stasi) trong những năm 1960 và sau đó. Điều ấy làm tôi choáng váng"

 

 Thật ra, năm 1976, Wold đã trở thành một trong những người cùng ký tên vào "bức thư ngỏ chống lại việc lưu đày" nhạc sĩ Wolf Biermann, người đã bị trục xuất khỏi Đông Đức vì những quan điểm bất đồng chính kiến của mình. Như để trừng phạt, Gerhard chồng của Wolf bị khai trừ khỏi đảng SED. Mặc dầu có những bất đồng với lãnh đạo SED, tác giả vẫn trung thành với đất nước. Tháng Mười Một năm 1989, chỉ vài ngày sau khi Bức Tường Berlin sụp đổ, bà đã công khai tuyên bố rằng bà hy vọng một cuộc bắt đầu mới - xã hội chủ nghĩa.

 

Không còn lại mấy thời gian

 

Bản thân Wolf ra khỏi SED tháng Sáu năm 1989 và trở nên hăng hái trong nguyện vọng "tạo ra thay đổi trong lòng đất nước" cùng với những người trong phong trào cuối cùng dẫn đến sự sụp đổ của Bức Tường vào Mùa Thu năm đó. Sau đó, ngày 28 tháng Mười Một, 1989, bà cùng với nhà văn Stefan Heym, nhà thần học Friedrich Schorlemmer và nhiều người khác ủng hộ sự tiếp tục tồn tại của Đông Đức, nói rằng không nên để nó đơn giản bị Tây Đức tiếp quản. Bà khuyên những người muốn rời Đông Đức nên ở lại để "tạo ra một xã hội dân chủ thực sự". Sau nhiều tuyên bố, diễn văn, thư ngỏ, bài đọc và trả lời phỏng vấn, Wolf lúc đó bị công kích là người biện hộ cho chủ nghĩa xã hội" và "đối thủ ngoại nhập" của SED, rút lui khỏi đời sống chính trị hằng ngày.

 

Năm 2010, Wolf xuất bản cuốn tiểu thuyết cuối cùng của bà, "Thành phố Thiên thần hay Chiếc áo khoác của bác sĩ Freud" một cuốn sách tập trung vào những di sản của Đông Đức. Cuốn sách này đầu xuất hiện ở California, nơi tác giả sống như một người khách mời của Quỹ Getty từ 1992 đến 1993. Cũng trong thời gian này các hồ sơ của bà được mở ra bởi cơ quan chịu trách nhiệm quản lý cho phép tiếp cận kho hồ sơ lưu trữ của Stasi.

 

Trước khi chết, Wolf sống ở Berlin và cả ở thành phố Woserin thuộc bang Mecklenburg-Tây Pomerania. Nói về cái chết trong một cuộc phỏng vấn của SPIEGEL tháng Sáu năm 2010, Wolf nói: "Tôi nghĩ nhiều về cái chết, và hầu như ngày nào tôi cũng ý thức rằng tôi chẳng còn lại mấy thời gian nữa. Khi viết, đôi khi tôi nghĩ: Vậy đấy, có lẽ mi để ta viết nốt cuốn này cho đến khi nó hoàn thành."

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2227
Ngày đăng: 04.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Khế ước tan vỡ - Trần Ngọc Cư
Giải Goncourt được trao cho 'nhà văn ngày Chủ nhật' - Hiếu Tân
Trung Quốc diễu võ giương oai - Phạm Nguyên Trường
Các ông lớn ở châu Á đụng độ trên biển - Phạm Nguyên Trường
Kiếp sau của Tây Tạng - Hiếu Tân
Sự sụp đổ của các chế độ độc tài - Phạm Nguyên Trường
Bài nói của tổng thống Barack Obama nhân sự kiện nhà cách mạng thiên tài Muammar Gaddafi “đang sống chuyển sang từ trần”. - Phạm Nguyên Trường
Những mối lo ở phía Đông của nước Nga - Phạm Nguyên Trường
Bọn độc tài bị lật đổ, số phận của chúng ngày càng gay go thêm - Phạm Nguyên Trường
Mùa xuân Miến Điện - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)