Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
840
116.682.696
 
Nỗi cô đơn của một siêu cường: tại sao Trung Hoa cần Hoa Kỳ.
Hiếu Tân

(một quan điểm Trung Hoa)

 

Op-Ed[1]: Đối mặt với những tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng và những bất tường sâu xa trên mặt trận trong nước, sức mạnh mới trỗi dậy của Trung Hoa cũng cần đến sự ổn định mà chỉ có Mỹ mới giúp được. Một cuộc cá cược Trung Hoa trên liên minh G2.

 

Cao Xin, Economic Observer, 17/7/2011;    经济观察报E.O/Worldcrunch,                                 

Đây là bài đăng trên báo Người quan sát kinh tế của Trung Hoa, được dịch đăng trên orldcrunch

http://www.worldcrunch.com/loneliness-superpower-why-china-needs-us-chinese-viewpoint/3455

 

 

Tổng thống Hoa Kỳ và Chủ tịch Trung Hoa, Tháng Giêng 2011

Ảnh: US Army

Bắc Kinh – Thời gian gẩn đây, biển dậy sóng xung quanh Trung Hoa

 

Với những cuộc tranh cãi về Biển Nam Trung Hoa vẫn còn đang sôi sục, hỗn độn lại mới bùng ra ở biển Đông Trung Hoa. Đầu tiên, mười thuyền đánh cá đầy những người Nhật Bản cực hữu cương quyết lao đến Quần đảo Điếu Ngư (Diaoyu Islands). Tiếp theo, Nam Triều Tiên chính thức đệ trình hồ sơ lên Ủy ban về các Ranh giới Thềm Lục địa của Liên Hiệp Quốc, đề xuất những yêu sách lãnh thổ mới của họ ở Biển Đông Trung Hoa. Theo hồ sơ này, yêu sách về thềm lục địa của nam Triều Tiên không chỉ mở rộng đến Okinawa, mà còn bao gồm cả vùng Biển Nội địa Trung Hoa.

 

Như vậy từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, Trung Hoa đồng thời lâm vào những cuộc tranh chấp chín muồi về chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ. Trung Hoa đang phải cùng một lúc đối mặt với nhiều nước nhỏ, phía trước nó và bao quanh nó.

 

Nhưng đây đâu phải là rắc rối duy nhất mà ngành ngoại giao Trung Hoa đối mặt hôm nay. Vấn đề lớn nhất của ngoại giao Trung Hoa được phản ánh trong những nguyên tắc và triết lý ngoại giao chủ đạo. Khái niệm về một "thế giới hài hòa" mà chúng ta đã luôn luôn nhấn mạnh không tương thích với sự kiện là Trung Hoa bây giờ là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Và nó không được những người khác tin. Sự trỗi dậy của Trung Hoa đã gây ra nhiều phản động lực, nghi ngờ, lo âu và thậm chí cự tuyệt.

 

Ở Trung Đông, nơi đang dần dần trở nên ngày càng quan trọng với Trung Hoa, một số quan chức phàn nàn rằng Trung Hoa là một kẻ trung lập sợ phải có những lập trường rõ ràng.

 

Đối tác chiến lược quan trọng nhất của Trung Hoa, nước Nga, là nhà cung cấp vũ khí tối tân cho Việt Nam, là nước mà Trung Hoa đang kẹt vào một cuộc tranh cãi lớn về chủ quyền lãnh hải. Trong khi lâu nay Trung Hoa tìm cách hợp tác năng lượng với các nước Trung Á, thì bấy nay Nga can thiệp khi công khai khi bí mật.

 

Và rồi đến châu Âu: Trung Hoa tích cực đầu tư vào lục địa này, tăng nhập khẩu từ các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu và mua trái phiếu ơrô để đối phó với cuộc khủng hoảng tín dụng nghiêm trọng và chủ nghĩa dân tộc đang trỗi dậy. Nhưng còn nữa: điều này không làm gì để thay đổi cái thực tế rằng châu Âu vẫn là đồng minh vững chắc nhất của Hoa Kỳ.

 

Đi tìm bạn

 

Trung Hoa không có một người bạn thật sự nào trên thế giới. Không có trong các nước BRIC khác: Brazil, Nga (Russia) và Ấn Độ (India), không có trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải gồm các nước Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, India, Iran, Pakistan, Sri Lanka, và Belarus. Đó chỉ là những diễn đàn cung cấp cho các nước thành viên một vị trí để công bố các quan điểm của mình, không phải là những tổ chức quốc tế thật sự có uy tín phù hợp với luật quốc tế. Trong số tất cả những nước lớn trên thế giới, Trung Hoa là nước duy nhất đối mặt với một tình trạng cô độc như thế.

 

Ngoài ra, tùy theo tư tưởng hệ dẫn đường của thực tiễn ngoại giao Trung Hoa, chú ý được tập trung nhiều hơn vào duy trì bộ mặt hơn là đạt được những thu hoạch cụ thể. Chẳng hạn, khi phải sơ tán công dân của nó hay tạo điều kiện bảo hộ lãnh sự ở nước ngoài, bộ máy ngoại giao gắn tầm quan trọng cho tuyên truyền trong nước nhiều hơn đưa ra sự giúp đỡ thực tế cho những người đang cần giúp. Đó là lý do tại sao khi nó đối mặt với những vấn đề lớn như tranh chấp lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa, nó hoàn toàn không được ai giúp đỡ.

Vấn đề cơ bản là tư tưởng ngoại giao Trung Hoa không phản ánh thực tế Trung Hoa. Nó là một đất nước mà GDP cao thứ hai thế giới, nhưng tư duy ngoại giao là của một tay chơi bậc trung, trong một thế giới đa cực cố giữ thân phận thấp. Nó thiếu một chiến lược toàn diện và một viễn cảnh quốc tế.

 

Nguyên tắc được thừa nhận trên sân khấu quốc tế là sức mạnh, hay thậm chí luật rừng.

 

Về sức mạnh, Trung Hoa đứng thứ hai thế giới. Nó cần bảo vệ các lợi ich kinh tế của nó trên khắp thế giới. Nhấn mạnh tầm nhìn của nó về một "thế giới hài hòa" hay thường xuyên tránh bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chỉ khiến cho thế giới thấy Trung Hoa là mờ nhạt, rằng nó không đề cao công lý quốc tế, hay thậm chí không dám bảo vệ các lợi ích dân tộc của nó. Trong những hoàn cảnh như thế nếu các nước khác tập hợp lại với nhau để tranh đua với Trung Hoa thì chỉ là điều hợp logic mà thôi.

 

Nền ngoại giao của Trung Hoa phải phù hợp với sự kiện là nó là chủ nợ lớn nhất thế giới, và có can đảm bảo vệ những lợi ích của nó, trong khi vẫn đóng vai trò giúp đỡ thế giới bên ngoài nhiều nhất có thể được.

 

Trong số những con đường khác nhau, con đường hiện thực nhất là theo đuổi cái gọi là G2.

Khái niệm G2 lần đầu tiên được Tiến sĩ Fred Bergstern , giám đốc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson đưa ra năm 2008. Nó cho rằng "Nhóm Hai nước" – Hoa Kỳ và Trung Hoa – nên đồng thuận các lập trường của chúng về các vấn đề của thế giới và đặc biệt là những vấn đề Châu Á Thái Bình Dương.

 

Hoa Kỳ cũng cần Trung Hoa

 

Khi Tổng thống Obama thăm Trung Hoa 2009, ông đã nói câu bình luận  này với những lãnh đạo Trung Hoa. Bối cảnh lúc đó là kinh tế Hoa Kỳ chắc không thể hồi phục sau thời gian ngắn, trong khi nhiều vấn đề nhất định sẽ còn dai dẳng ở Afghanistan – và nó cần sự giúp đỡ Trung Hoa, đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương.

 

Gần đây, Hoa Kỳ còn lún sâu vào cuộc chiến ở Lybia, và cuộc náo loạn trong những nước Bắc Phi và Trung Đông. Điều này phản ánh sự đi xuống của sức mạnh Mỹ. Một số lãnh đạo Hoa Kỳ nghĩ rằng Trung Hoa không đe dọa Mỹ về mặt quân sự, rằng Trung Hoa không xuất khẩu hệ tư tưởng của nó, và sự phát triển kinh tế của nó rõ ràng có một tác động thúc đẩy toàn cầu, trong khi Hoa Kỳ có ngày càng nhiều vấn đề cần Trung Hoa giúp giải quyết. Hoa Kỳ cần một G2.

 

Tuy nhiên nhiều người Trung Hoa nghi ngờ mô hình G2, họ nêu cả những vấn đề về lòng tin, cũng như những lợi ích cá nhân. Tuy vậy, suy nghĩ bình tĩnh, sẽ dễ thấy rằng sức mạnh là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển của các mối quan hệ quốc tế, và sự tiến triển tầm cỡ quốc tế của một nước.        

 

Để trở thành một lãnh đạo người ta phải trả giá. Đôi khi đến kết cục người ta mất nhiều hơn được. Đó là một nghĩa vụ quốc tế cơ bản. Và nếu Trung Hoa đồng ý xây dựng G2 với Hoa Kỳ, ít nhất tình hình an ninh xung quanh Trung Hoa sẽ được cải thiện đáng kể.

 

Điểm cuối cùng và quan trọng nhất là những vấn đề trong nước và nước ngoài bù trừ, bổ sung cho nhau và không thể tách rời. Để giải quyết vấn đề hiện nay trong nước không tương thích giữa kinh tế và thượng tầng kiến trúc, Trung Hoa cần một môi trường bên ngoài ổn định.

 

Và G2 có thể cung cấp những điều kiện vững vàng ấy. Nếu không, chỉ một "quyền truy cập internet không giới hạn" mà Hillary Clinton tuyên bố hay một "chiến lược tự do internet" là đủ để làm cho đời sống của Trung Hoa vô cùng khó khăn. Một G2 có thể cung cấp một cơ sở thiện chí giữa hai nước đồng minh thay vì phá hoại lẫn nhau một cách thâm hiểm. Trung Hoa cần một thời kỳ chuyển đổi tương đối ổn định để giải quyết những vấn đề trong nước. Giao thiệp tốt với Hoa Kỳ là điều then chốt để đạt mục tiêu này.               

 



[1] Opposite the Editional page: Bài báo của một tác giả có ký tên và không nằm trong ban biên tập, khác với bài của ban biên tập thường không ký tên.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2244
Ngày đăng: 20.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 6 - Phạm Nguyên Trường
Tự do báo chí ở Hungary: Thủ tướng phát động một cuộc tấn công mới chống lại các nhà báo - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 5 - Phạm Nguyên Trường
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có thể truy tố George W Bush về tội tra tấn - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 4 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 3 - Phạm Nguyên Trường
Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì? - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 2 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 1 - Phạm Nguyên Trường
Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh - Trần Ngọc Cư
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)