Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
830
116.681.406
 
Những gốc rễ thật sự của Khai sáng
Hiếu Tân
DARRIN M. McMAHON, New York Times 25/12/2011, Hiếu Tân dịch
http://www.nytimes.com/2011/12/25/books/review/democratic-enlightenment-by-jonathan-i-israel-book-review.html?_r=1&ref=books

 

Darrin M. McMahon, giáo sư lịch sử tại Đại học Florida giới thiệu sách của J.I Israel về Khai sáng

Trong mấy thập kỷ gần đây, Jonathan I. Israel viết, Khai sáng đã nổi lên như một chủ đề quan trọng nhất, có tính chất quốc tế trong nghiên cứu lịch sử, và một trong những ý nghĩa then chốt cả trong nghiên cứu văn hóa, chính trị và triết học của chúng ta. "Đó là một khẳng định lớn về một phong trào tư tưởng của thế kỷ 18, và nhiều người sẽ thấy nó là cường điệu, nếu không nói là ích kỷ, khi biết rằng tác giả của nó, một giáo sư lịch sử ở Viện Nghiên cứu Cao cấp ỏ Princeton, đã dành cả thập niên cuối cùng của đời ông để khảo sát chính chủ đề này".

Roger-Viollet/The Image Works, courtesy of the Musee Carnavalet, Paris

KHAI SÁNG DÂN CHỦ

Triết học, Cách mạng, và Nhân quyền 1750-1790

Jonathan I. Israel

Ảnh: Roger-Viollet/The Image Works

Những cái nôi của Khai sáng Cấp tiến: Triết học của Diderot được nuôi dưỡng trong các quán cà phê Paris, ảnh trên cùng, và những cơ sở như hiệu sách Amsterdam, ảnh trên

 

Tuy nhiên, trong bối cảnh sự trỗi dậy của tôn giáo trên toàn thế giới và cuộc chiến tranh chống khủng bố, Khai sáng đã trở thành một điềm báo đầy ân sủng của thời đại chúng ta, thay thế cho những đối thủ cạnh tranh khô cằn như Phục hưng, Cải cách và Cách mạng Nga. Nói trước Quốc hội Anh hồi tháng Năm, tổng thống Obama viện dẫn "những lý tưởng của phong trào Khai sáng" như kho báu của những giá trị hiện đại. Những người khác không đồng ý, coi phong trào này như nguồn gốc những căn bệnh hiện đại, từ vô tôn giáo đến bá quyền của phương Tây, đến chuyên chế của lý trí. Trong những sách đọc này, Khai sáng có giá trị như chương mở đầu thú vị trong một cuốn sách những câu chuyện mà chúng ta kể về bản thân chúng ta.

 

Trong chuyện kể của Israel, câu chuyện diễn ra như thế này: cách đây không lâu, thế giới sống trong nhật thực gần toàn phần. Đàn ông đàn bà dò dẫm trong bóng tối, và trong sự ngu dốt và nỗi sợ hãi của họ họ tin vào mọi tập quán mê tín dị đoan và bất công - Thượng đế và các thiên thần, giới quí tộc và quyền hành thiêng liêng của nhà vua, đế chế và chế độ nô lệ; và sự áp bức phụ nữ, người da màu và người nghèo. Nhưng rồi, in tenebris lux [trong bóng tối lóe lên ánh sáng], một số ít các nhà triết học can đảm tiến lên phía trước. làm tỏa rộng lý trí, sự khoan dung, một tình yêu tự do và nhân đạo, họ đã thúc đẩy một cuộc cách mạng của trí tuệ, đưa thế giới lên tiến trình hiện đại của nó.

 

Nếu câu chuyện này nghe có vẻ quen thuộc, thì nó như thế đấy. Những người đàn ông và đàn bà của thế kỷ mười tám cũng nói như thế về bản thân họ cho dù kẻ thù của họ chỉ trích những ánh sáng của họ là giả. Những người ủng hộ và những mgười phản đối tiếp tục trận đấu trong thế kỷ 19, tạo ra "Khai sáng" như một phạm trù lịch sử được công nhận. Tại những thời điểm chuyển tiếp của thế kỷ 20, sau các cuộc Thế Chiến I và II và trong những năm 1960. khi số phận của nền văn minh dường như lâm vào thế hiểm nghèo và bi đát, các nhà phê bình lại quay về với Khai sáng như một tấm da cừu mà số phận của chúng ta được đọc ra và viết lên trên đó .

 

Câu chuyện kể của Israel như vậy là một phần câu chuyện đã được kể trước đây, mặc dầu trong gần 3000 trang  của bộ ba Khai sáng, trong đó Khai sáng Dân chủ là tập cuối, ông đã cho nó một diện mạo hơi khác. Trong khi các nhà sử học trong những năm gần đây đã nhấn mạnh tôn giáo và Khai sáng thường đi đôi với nhau như thế nào, Israel liệt sự chung sống dễ dàng ấy vào một phái "Khai sáng Ôn hòa" chắc chắn thuộc giai tầng thứ hai. Những tên tuổi lớn mà chúng ta học ở trường — Voltaire và Rousseau, Newton và Locke, Leibniz và Kant — hóa ra chưa bao giờ sẵn sàng hoặc suy nghĩ thấu đáo về thời đại mới. Những anh hùng thực sự của Israel là các nhà vô thần không khoan nhượng, các nhà duy vật và các nhà cách mạng không chịu thỏa hiệp với hiện trạng.

 

Israel lần tìm dấu vết về dòng dõi của phái Khai sáng Cấp tiến này tới tận Baruch Spinoza, nhà triết học thế kỷ 17, cha đẻ của tất cả các nhà vô thần và các nhà duy vật "nhất nguyên" những người đã vứt bỏ thuyết nhị nguyên duy linh có tính chất hoài nghi về trí tuệ và thân xác. Spinoza chắc chắn là nhà phê bình triệt để Kinh Thánh, người phủ nhận phép lạ và dường như đánh đồng "Thượng đế" với tự nhiên. Nhưng quan điểm gây nhiều tranh cãi của Israel, một "trọn gói' các giá trị hiện đại bật ra từ cái đầu của Spinoza - đã hình thành đầy đủ như Athena bật ra từ cái đầu của Zeus - gồm cả bình đẳng, dân chủ và một kinh cầu nguyện của các quyền cơ bản của con người. Được kế tục bởi hàng loạt những môn đồ kiên định, "chủ nghĩa Spinoza" âm thầm lan ra toàn châu Âu, thách thức và làm bối rối những người ôn hòa cho đến khi bung ra công khai vào giữa thế kỷ 18.

 

Ở nhà Bách khoa Pháp Denis Diderot và các đồng minh người Paris của ông, Nam tước d’Holbach, Claude Helvétius và Linh mục Raynal, Israel thấy những người kế tục chân chính của Spinoza. Tuyên bố "toàn bộ trật tự xã hội hiện tồn là bất công", họ hình thành một nhóm "các nhà cách mạng có ý thức, có chủ trương.. . chuẩn bị nền cho cách mạng."

 

Mặc dầu các nhà phê bình hai tập đầu phàn nàn rằng Israel chỉ đọc Spinoza ở dạng thu gọn, rằng sự phân chia của ông giữa những người Cấp tiến và Ôn hòa là quá cứng nhắc, và rằng "chủ nghĩa Spinoza" là một "trọn gói" hiếm và đơn giản, ngay cả những kẻ chỉ trích ông một cách gay gắt nhất cũng kinh ngạc về học vấn uyên bác và tầm nhìn xa trông rộng của ông. Những phẩm chất ấy được biểu lộ hết sức phong phú ở đây, và ông theo dõi vận mệnh của những tư tưởng cấp tiến trên khắp châu Âu và vang xa đến tận các phong trào độc lập của Mỹ Latin và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc châu Âu ở châu Á. Làm việc với một nghị lực lớn, Israel đã lật ngược bằng chứng về ảnh hưởng của phái Khai sáng Cấp tiến ở những nơi đáng ngạc nhiên, và lao động miệt mài một mình để cuối cùng bảo đảm rằng cuốn sách này sẽ tìm thấy chỗ của nó trên giá sách cúa mọi chuyên gia.

 

Tuy nhiên nếu phần miêu tả là dày, thì phần kể lại thường mỏng, đọc toàn bộ rất hay lặp lại giống như một câu chuyện âm mưu. Chúng ta được nghe kể rằng, phái Khai sáng Cấp tiến là những người "duy nhất quan trọng trực tiếp gây ra Cách mạng Pháp" và các lãnh tụ cách mạng 1789 tự bản thân họ là "một mẻ nhỏ của các nhà cách mạng- triết gia" làm nên những thói quen tư duy. Đây là một giải thích mà các nhà sử học về Cách mạng sẽ bác bỏ thẳng thừng còn những kẻ thù của Khai sáng sẽ tán thành một cách rộng rãi. Israel, với uy tín lớn của ông, đã nghiên cứu rất sâu trong tác phẩm của mình và thường xuyên viện dẫn chúng. Nhưng tái tạo những yêu sách Phản-Khai sáng như chứng cứ về ảnh hưởng của triết học chẳng khác nào đánh giá sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản ở Hoa Kỳ trên cơ sở những báo cáo của Ủy ban điều tra của Quốc hội về các hành động chống Mỹ (HCUA). Ở đoạn kết, Israel đã phóng đại quá lớn ảnh hưởng của những người vô thần và chủ nghiã Spinoza, gán cho nó mục đích và tầm nhìn xa mà nó không có. Đó là phát hiện rằng khi Raynal đối đầu với bản thân cách mạng (Diderot, Holbach và Helvétius, những người đã chấp nhận nghi lễ an táng của nhà thờ, lúc đó đã chết), ông đã không thích những điều trông thấy. Không có gì đáng ngạc nhiên, vì như Israel đã miễn cưỡng thừa nhận, phái Khai sáng Cấp tiến có xu hướng đối xử với phần thấp kém hơn của nhân loại, những kẻ ngập trong mê tín, một cách khinh miệt.  Cuộc cách mạng của trí tuệ tốt hơn nên dừng tại đấy.

Tuy nhiên, đối với Israel, cũng như đối với các chiến sĩ trong hơn 200 năm qua, cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục. Israel vung tiêu chuẩn của chân lý của phái Khai sáng Cấp tiến trước cả những người theo trào lưu chính thống lẫn những người hậu hiện đại. Nhưng trong sự lặp lại cái ngôn ngữ dứt khoát của nó (các nhà phê bình bị bác bỏ như "hoàn toàn sai"  và "sai cơ bản") và từ chối thừa nhận rằng phong trào này có bất kỳ vùng cấm nào, Israel làm ta nhớ đến một truyền thống cũng cố chấp như bất kỳ một tín ngưỡng nào.

 

Đã đến lúc tiến lên chưa? Những người đàn ông đàn bà ở Quảng trường Tahrir không cần đến một chủ nghĩa duy vật nhất nguyên nào để giải thoát bản thân họ khỏi chế độ chuyên quyền. Và mặc dầu họ có thể cần đến một chút khai sáng trước khi nói và làm, kinh nghiệm của họ gợi ý rằng phép biện chứng của ánh sáng và bóng tối được trang bị kém để nắm bắt những bóng xám của cái hiện đại. Nhà sử học François Furet có lần đã tuyên bố rằng Cách mạng Pháp đã "xong" rồi, nghĩa là đã đến lúc thôi đừng nhắc lại những trận đánh của nó và chiến đấu những trận chiến đấu của nó để hiểu nó và hiểu chúng ta tốt hơn. Cuốn lịch sử lớn của Israel giúp chúng ta thấy rằng, theo nghĩa này, Khai sáng cũng đã xong rồi. Chúng ta đã sẵn sàng cho một câu chuyện khác./.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2224
Ngày đăng: 03.01.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Kim, đời thứ ba: Lãnh đạo mới bí ẩn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Sự sụp đổ đang đến của Trung Hoa: lần xuất bản 2012 - Hiếu Tân
Hạt Boson Higgs có thể làm thay đổi vũ trụ như thế nào. - Hiếu Tân
Tưởng nhớ Vaclav Havel: Một người khổng lồ giữa những người bé nhỏ - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử. tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử - Hiếu Tân
Vượt ra ngoài 'Thượng đế' - Hiếu Tân
Khóc Kim Jong Il - Trần Ngọc Cư
Nhân dân đấu với Putin - Hiếu Tân
Cái chết của Kim Jong Il: Một cơn ác mộng trước Giáng Sinh! - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)