Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
821
116.678.619
 
Không độc lập mà cũng chẳng thống nhất
Hiếu Tân

Zoher Abdoolcarim, Time, 12/1/2012, Hiếu Tân dịch

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2103707,00.html

 

 

Gắn kết với Bắc Kinh Dưới thời Mã Anh Cửu, Đài Loan có những quan hệ nồng ấm nhất với Trung Hoa kể từ thời nội chiến

Ảnh: Ashley PON / REUTERS

 

Khi tôi ở Đài Bắc gần đây nói chuyện với tổng thống Mã Anh Cửu và đối thủ chính của ông, bà Thái Anh Văn, về triển vọng của họ trong cuộc bầu cử ngày 14 tháng Giêng trên đảo này, tôi đã bị sửng sốt bởi Viện bảo tàng Mỹ thuật, khiêm nhường một cách thanh nhã. Nó đang trưng bày các tác phẩm của thần tượng toàn cầu của Trung Hoa Ngải Vị Vị. Tất cả các mảnh dấu hiệu và những sắp đặt nổi tiếng thế giới của ông đều được trưng bày ở đây: Vòng tròn các con vật/những cái đầu hoàng đạo, chiếc bình Coca Cola, những chân dung Công giáo, và Những chiếc xe đạp Vĩnh cửu đã được nâng cấp (đặc biệt cho Đài Loan).

 

Để làm nổi bật việc Ngải không thể tham dự, cuộc triển lãm được đặt tên "Ngải Vị Vị vắng mặt." Ngải đã trở thành một trong những kẻ thù công khai của Bắc Kinh vì ông đã nói thẳng những cái xấu của Trung Hoa: ông đã bị tù ba tháng vào năm ngoái. Trước đây đã có lúc Ngải được giới quyền uy Trung Hoa ưa chuộng, nhưng bây giờ  bất kỳ sự kiện nào của Ngải có thể được phép ở Trung Hoa (hoặc những nơi được coi là chư hầu tự trị của nó là Hong Kong và Macau) là điều không thể hiểu được. Đài Loan, mà Trung Hoa lục địa tuyên bố là một phần của nước Cộng hòa Nhân dân, đứng ra một bên. Cái mà Nghệ thuật của Ngải tìm thấy ở quê nhà - thật ra, là nơi lưu đày - trên hòn đảo này đúng vào thời kỳ bầu cử căng thẳng tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn: Ngải có một tinh thần độc lập, và Đài Loan cũng thế.

 

Có một cái khác tương tự. Cũng giống như Ngải, Đài Loan bị giam hãm. Nước Cộng hòa Nhân dân khăng khăng nói chỉ có "một Trung Hoa" và phần lớn các chính phủ và các thiết chế đa phương thuận theo điều đó. Hậu quả là Đài Loan không được công nhận như một thực thể có chủ quyền, hoạt động trong không gian quốc tế bị hạn chế sâu sắc và thường xuyên bị xem nhẹ hoặc nằm ngoài tầm ngắm của thế giới. Tuy nhiên cuộc tranh đua sắp tới của Đài Loan vào chức Tổng thống và cơ quan lập pháp - cuộc bầu cử đầu tiên trong khoảng 12 cuộc bầu cử trên toàn thế giới trong năm 2012 - nhắc chúng ta rằng hòn đảo nhỏ này có tầm quan trọng bậc nhất đối với cộng đồng thế giới.

 

Về kinh tế, Đài Loan vượt trội. Chẳng hạn, ngành công nghệ thông tin cũng như dự trữ ngoại tệ của nó nằm ở hàng đầu. Về địa chính trị, nó luôn là điểm có tiềm năng bùng nổ. Đối với lãnh đạo Trung Hoa và phần lớn người Hoa lục địa, Đài Loan là một vấn đề đè nặng. Bắc Kinh gọi Đài Loan là một tỉnh phản bội mà ngày nào đó phải trở về với đất mẹ, bằng vũ lực nếu cần. (Theo ước tính, Trung Hoa có khoảng 2000 tên lửa bao vây và nhằm vào Đài Loan.)

 

Washington, thông qua Đạo luật Quan hệ với Đài Loan của Quốc hội năm 1979, có nghĩa vụ giúp đỡ vũ khí cho hòn đảo này. Bất cứ khi nào Mỹ bán vũ khí quân trang hạng nặng cho Đài Bắc, đặc biệt là máy bay chiến đấu, Trung Hoa đều lịch liệt phản đối hành động đó như sự can thiệp vào công việc nội bộ của nó. Xung đột về Đài Loan giữa hai cường quốc dù khó xảy ra, nhưng không thể bị loại trừ.

 

Còn có một yếu tố lớn, thiết yếu về vấn đề Đài Loan. Nó đáng để bảo vệ, không phải với tư cách một lãnh thổ mà với tư cách một tư tưởng: rằng tự do là thích hợp với thế giới Trung Hoa. Đài Loan có thể làm tốt việc củng cố nền pháp trị và đấu tranh chống tham nhũng. Nhưng bằng nhiều cách xuất sắc, nó là phi-Trung Hoa: một nền dân chủ vững mạnh và một nguồn thay thế ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa; một đấu trường của truyền thông cạnh tranh (và cổ võ) khốc liệt, một thử thách sức sáng tạo (công nghệ, phim ảnh, thực phẩm); và mảnh đất lành về ý thức môi trường (bạn sẽ thấy những thùng rác cả trên các đỉnh đồi xa xôi). Chà, và ngay cả con người ở đó cũng dễ thương hơn - đúng thật là một xã hội công dân. Trung Hoa có cơ bắp, Đài Loan có tâm hồn. Nó mới đích thực là một nước cộng hòa của nhân dân.

 

Tiếng nói của Đài Loan, đặc biệt trong những cuộc bầu cử, đủ mạnh để vang vọng đến tận lục địa. Người dân đảo này coi chính trị là chuyện nghiêm túc - dường như nó ngập tràn đời sống của họ - bởi vì họ biết lá phiếu của họ được đếm thật sự. Trong cuộc tranh cử tổng thống, con số 99% nói lên nhiều: Thái (Anh Văn) và Đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) của bà lên án Mã và đảng Quốc dân cầm quyền của ông (KMT) là cố thỏa mãn giới kinh doanh lớn mà không lưu ý đến bất bình đẳng về thu nhập. Nhưng vượt trên cả những vấn đề dân sinh, cái bóng vĩ đại của lục địa lù lù hiện lên là chuyện lớn nhất. Các cuộc bầu cử thật ra là những cuộc trưng cầu dân ý về Trung Hoa.

 

Bà Thái, 55 tuổi, có ý kiến đối lập. Bà nói bà sẵn sàng làm ăn với Trung Hoa - theo những điều kiện của Đài Loan. Bà nghĩ Mã đã nhượng bộ quá nhiều một nhà nước độc tài. "Chúng tôi [nên] đối xử với Trung Hoa như một đối tác giao thương kinh tế bình thường" bà nói với tôi. "Nhiều người đang lo ngại rằng chúng tôi đã đến quá gần và quá nhanh với Trung Hoa đến mức ở một số điểm nào đó chúng tôi đã không còn đường quay trở lại, có nghĩa là chỉ có một lựa chọn đi với Trung Hoa trong tương lai hơn là đi con đường riêng của chúng tôi." Điều ấy nghe vô cùng có lý. Nhưng bởi vì DPP bảo vệ nền độc lập dân cử của Đài Loan (một biểu trưng nguy hiểm đối với Trung Hoa ) nhiều bên có liên quan - đáng kể nhất là Bắc Kinh và Washington - lo lắng về một thắng lợi của Thái. Một kịch bản: sự quay trở lại chiến tranh lạnh giữa hai bờ eo biển xảy ra trong thời gian 8 năm DPP nắm chính quyền trước cuộc bầu cử [thắng lợi] của Mã năm 2008. Mọi người đều rõ rằng Trung Hoa và Mỹ, vốn hiếm khi nhất trí, đều thích Mã hơn Thái - Bắc Kinh thì vì coi Mã là bạn, Washington thì vì không muốn bị kẹt ở giữa trong bất kỳ một cuộc tranh cãi mới nào giữa Đài Loan và Trung Hoa nếu bà Thái thắng cử.

 

Tuy nhiên hai nước lớn nhất hành tinh này không có quyền biểu quyết, và cả Mã và Thái đều không thể áp đặt ý chí của mình lên Đài Loan. Quyết định là ở cử tri của hòn đảo. Dưới thời Mã, Đài Loan đã ổn định về chính trị và phục hồi nhanh về kinh tế trong khi phương Tây đi xuống. Tuy nhiên các cuộc thăm dò dư luận cho thấy Thái đã theo sát gót Mã nếu tính đến cả sai số, có nghĩa là lập trường của bà có sự hưởng ứng trong một bộ phận lớn cử tri. Việc họ chọn ai sẽ quyết định tiến trình quan hệ với đại lục trong thời hạn ít nhất bốn năm nữa. Bắc Kinh phải hiểu và chấp nhận rằng nó phải giao thiệp không phải với một hai nhân vật chính trị ở Đài Loan mà với những niềm tin và nguyện vọng của 23 triệu dân ở đây. Đó là dân chủ. Đó là sức mạnh của tự do.

 

Biết rằng Đài Loan là chủ về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa của nó, thật là kỳ quặc và có phần bi kịch, rằng một xã hội mở và riêng biệt như thế lại không phải là một đất nước bình thường. Mặc dầu kẻ đáng trách tất nhiên là Bắc Kinh - thông qua tác động của nó, nó ngăn chặn không cho Đài Bắc có một vai trò có ý nghĩa nào ở hải ngoại - bản thân Đài Loan cũng có nhiều điều đáng trách. Hai ảo tưởng cực đoan, bắt nguồn từ hy vọng sai lầm, đã chi phối hòn đảo này: rằng Đài Loan sẽ thắng đại lục và tái thống nhất hai nước thành một nhà nước không cộng sản (lý do tồn tại của Quốc dân đảng) và rằng Đài Loan sẽ được chính thức thừa nhận là một nước độc lập (sự nghiệp của DPP). Đã từ lâu, Đài Loan được xác định đấu tranh cho một trong hai mục tiêu này. Nhưng nay người ta ngày càng nhận ra rằng cả thống nhất lẫn độc lập đều là những giấc mơ không thể thực hiện được, đến mức bạn không còn nghe những từ này được nhắc đến ở Đài Loan nhiều như trước nữa.

 

Vậy Đài Loan nên cái gì? Cả Mã lẫn Thái đều không thể giải quyết được vấn đề hiện tại của hòn đảo này. Thật ra, họ củng cố nó. Nhưng họ vẫn làm cho Đài Loan tự hào. Cả hai đều là những người hiểu biết, tự tin, có khả năng hùng biện (cả bằng tiếng Anh), có học vấn (ông có tiến sĩ Harvard, bà tốt nghiệp Trường Kinh tế London), đi lại nhiều, mê mải tạo sự khác biệt và thật sự quan tâm đến tương lai của mảnh đất của họ - những nét mà bất cứ cử tri nào cũng muốn ở các lãnh đạo của họ. Thật buồn nếu một trong hai phải thất bại. Nhưng dù điều gì xảy ra, là nơi tự do nhất trong thế giới Trung Hoa, Đài Loan vẫn thắng.

 

Với báo cáo của Natalie Tso từ Đài Bắc

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2166
Ngày đăng: 10.01.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
'Vik-độc tài' * của Hungary đối mặt với cơn hồng thủy phản đối trong và ngoài nước - Hiếu Tân
'Dân chủ đang bị chà đạp ở Hungary' - Hiếu Tân
Tình trạng bất ổn tại các nước dân chủ - Trần Ngọc Cư
Những gốc rễ thật sự của Khai sáng - Hiếu Tân
Kim, đời thứ ba: Lãnh đạo mới bí ẩn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Sự sụp đổ đang đến của Trung Hoa: lần xuất bản 2012 - Hiếu Tân
Hạt Boson Higgs có thể làm thay đổi vũ trụ như thế nào. - Hiếu Tân
Tưởng nhớ Vaclav Havel: Một người khổng lồ giữa những người bé nhỏ - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử. tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Tương lai của Lịch sử - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)