Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
811
116.614.156
 
Donald Trump có đáng sợ không? Bạn chưa biết một nửa sự thật đâu.
Hiếu Tân

 

 

George Monbiot

https://www.theguardian.com/commentisfree/2016/nov/30/donald-trump-george-monbiot-misinformation?CMP=share_btn_fb

30/11/2016

 

 

HIẾU TÂN dịch

Vâng, các chính sách của Donald Trump không nhất quán. nhưng những người vây quanh ông ta rất biết họ muốn gì, và ông ta càng thiếu minh bạch thì họ càng mạnh. Để hiểu diều gì sắp đến, chúng ta cần biết họ là ai. Tôi biết rất rõ tất cả chuyện này, vì tôi đã bỏ ra 15 năm chiến đấu với họ.

Vào thời gian này, tôi đã quan sát các công ty thuốc lá, than, dầu, hóa chất và công nghệ sinh học, rót nhiều tỉ đôla vào bộ máy đánh lạc thông tin được hợp thành bởi các thinktank, các blogger  và các nhóm công dân “ma”. Mục đích của nó là mô tả lợi ích của các tỉ phú như lợi ích của dân thường, để phát động chiến tranh chống các công đoàn và làm nản lòng những cố gắng điều tiết kinh doanh và đánh thuế những người quá giàu. Như vậy những kẻ vận hành cỗ máy này đang định hướng chính phủ.

Lần đầu tôi đụng độ với cỗ máy này khi viết vể biến đổi khí hậu. Sự căm ghét và giận dữ nhằm vào các nhà khoa học khí hậu và những người vận động dường như không thể hiểu nổi cho đến khi tôi nhận ra chúng là giả: sự căm thù được trả tiền. Các blogger và các viện nghiên cứu dấy lên cơn giận dữ này đã được tài trợ bởi các công ty dầu và than.

Trong số họ tôi đụng với Myron Ebell của Viện nghiên cứu cạnh tranh (CEI). CEI tự xưng là một think-tank, nhưng tôi thấy nó giống như một hội vận động hành lang (lôpbi). Nó không minh bạch về tài chính, nhưng bây giờ chúng tôi biết nó đã nhận 2 triệu $ từ Exxon Mobil, hơn 4 triệu $ từ một tập đoàn tên là Donors Trust (đại diện cho nhiều hãng và nhiều tỉ phú khác nhau) 800 nghìn $ từ các tập đoàn do các trùm Charles và David Koch lập ra, và những khoản tiền nhận từ các công ty than, dầu, thuốc lá và dược phẩm.

Trong nhiều năm Ebell và CEI đã tấn công những cố gắng nhằm hạn chế biến đổi khi hậu, thông qua lôp bi, các vụ kiện và các chiến dịch vận động. Một quảng cáo được một viện tung ra có câu “Khí cácbônic: họ gọi là ô nhiễm. Chúng tôi gọi nó là sự sống.”

Nó đã tìm cách xóa bỏ tài trợ cho giáo dục môi trường, lôpbi chống lại Đạo luật về Các Loài Nguy hiểm, quấy rầy các nhà khoa học khí hậu, và vận động có lợi cho việc khai thác lộ thiên của các công ty than. Năm 2004, Ebell gửi một bản ghi nhớ cho nhân viên của George W. Bush đòi cách chức người đứng đầu Cục Bảo vệ Môi trường. Bây giờ Ebell đáu? Ồ, lãnh đạo bộ phận chuyển giao  Cục Bảo vệ Môi trường.

Charles và David Koch –người trong nhiều năm đã tài trợ cho các chính sách cực đoan ủng hộ tập đoàn  có lẽ đã không nhiệt tình ủng hộ Trump ứng cử, nhưng người của họ đã có mặt trong suốt chiến dịch của ông ta. Cho đến tháng Sáu, người điều hành chiến dịch của Trump là Corey Lewandowski, giống như các thành viên khác trong bộ sậu của Trump, đến từ một nhóm có tên Người Mỹ vì Thịnh vượng (AFP).

Cái tên này nghe như một cuộc vận động của dân thường, nhưng nó được thành lập và tài trợ bởi anh em Koch. Nó lập ra trang facbook đầu tiên của Đảng Trà và tổ chức những sự kiện đầu tiên của Đảng Trà. Với một ngân quỹ hàng trăm triệu đô la, AFP đã vận động một cách hung dữ trên những vấn đề phù hợp với lợi ích của anh em nhà Koch: dầu khí, khoáng sản, gỗ cây, và hóa chất.

Ở Michigan, nó giúp thông qua “quyền có luật lao động,” trong việc theo đuổi cái mà Giám đốc AFP địa phương gọi là “đánh gục các công đoàn”. Nó đã vận động khắp cả nước chống lại hành động nhằm hạn chế biến đổi khí hậu. Nó đã rót hàng trăm triệu đôla vào việc đẩy các quan chức không tuân lệnh nó ra khỏi cương vị, và thay thế họ bằng những người sẵn sàng tuân theo nó.

Tôi có thể kể ra trong tờ báo này tên tuổi những tham mưu của Trump nổi lên từ những nhóm như thế: những người như Doug Domenech, từ Quỹ chính sách công Texas , cùng nhiều tổ chức khác được anh em Koch tài trợ, Doug Domenech, Exxon và Donors Trust; Barry Bennett, mà Liên minh vì Tương lai của nước Mỹ của ông ta (bây giờ gọi là One Nation) từ chối tiết lộ những khoản tiền hiến tặng của nó khi bị hỏi đến, Thomas Pyle, chủ tịch Liên minh năng lượng Mỹ, do Exxon tài trợ. Đấy là chưa nói đến những xung đột lợi ích dữ dội của chính Trump. Trump hứa “rút kiệt đầm lầy” của những kẻ lôpbi và những tay chân tập đoàn làm việc ở Washington. Nhưng,  dường như những đầm lầy duy nhất mà ông ta sẽ rút kiệt là những đầm lầy thực, và đội ngũ của ông ta phát động cuộc chiến tranh chống thế giới tự nhiên.

Có thể hiểu được, có nhiều bài báo về những kẻ phân biệt chủng tộc, những kẻ cho rằng da trắng là ưu việt được thắng lợi của Trump tiếp sức. Nhưng, dù chúng gớm ghiếc thế nào, chúng cũng chỉ là ngoại vi của những chính sách mà bộ tham mưu của ông ta sẽ soạn ra. Tuy thế, việc tập trung vào chúng hầu như còn là một an ủi, vì ít nhất chúng ta cũng đã biết chúng là ai và chúng ủng hộ điều gì. Trái lại, thâm nhập vào cỗ máy đánh lạc thông tin của các tập đoàn này là bước vào một ngôi nhà gương. Bạn càng cố gắng quá lâu để hiểu nó, thì cơn lốc thực tại méo này càng gây tổn thất nghiêm trọng cho tâm trạng của bạn.

Xin đừng tưởng tượng rằng những phần khác của thế giới được miễn nhiễm. Các think-tank được tập đoàn tài trợ và các nhóm giả dạng thường dân bây giờ có mặt khắp nơi. Những tin giả mà chúng ta nên lo lắng không phải là câu chuyện bịa đặt của mấy đứa trẻ Macedonia về việc bà Hillary Clinton bán vũ khí cho IS, mà là những nỗi sợ hãi thường xuyên được bơm thêm về các công đoàn, thuế và điều tiết, mà những nhóm không bao giờ tiết lộ lợi ích của chúng làm rùm beng lên.

Chúng càng thiếu minh bạch thì càng nhận được nhiều chương trình quảng bá. Tổ chức Minh bạch hàng năm tiến hành các cuộc điều tra các think-tank. Cuộc điều tra năm nay phát hiện bốn think-tank duy nhất của Anh: Viện Adam Smith, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Viện Giao dịch Kinh tế và Trao đổi Chính sách–“vẫn coi việc ‘nhận tiền lén lút  từ những bàn tay bí mật’ là chấp nhận được.” Và những thinktank này có mặt trên khắp các phương tiện truyền thông.

Khi Viện Giao djch Kinh tế xuất hiện trên BBC như nó thường làm, để lập luận chống lại điều tiết ngành thuốc lá, liệu chúng ta có nên được nghe nói rằng nó đã được các hãng thuốc lá tài trợ từ năm 1963 không. Có nhiều kiểu tương tự như thế ở Mỹ: các nhóm to mồm nhất thường là các nhóm mờ ám nhất.

Thông thường, trung tâm cánh tả (tôi thuộc vào nhóm này) đang cảnh tỉnh chúng tôi về việc chúng tôi bắt đầu sai ở chỗ nào. Có nhiều câu trả lời, nhưng một trong số đó đơn giản là chúng ta đã mệt nhoài. Không phải bởi một chút, mà bởi những trật tự quan trọng. Một vài tỉ đô tiêu vào việc thuyết phục sẽ mua được tất cả những chính sách mà anh muốn. Những người vận động chân chính, làm việc trong thời gian rảnh rỗi, đơn giản không thể hợp với một mạng lưới chuyên nghiệp được tham mưu bởi hàng nghìn người bất lương được trả công hậu hĩ.

Anh không thể đối đầu với một sức mạnh trừ phi anh biết nó là gì. Nhiệm vụ đầu tiên của chúng ta trong cuộc đấu tranh này là hiểu chúng ta đang đối mặt với cái gì. Chỉ khi đó chúng ta mới biết phải làm gì.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2169
Ngày đăng: 18.12.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chính Trung Hoa đã thắng cuộc bầu cử Mỹ - Hiếu Tân
Ngải Vị Vị với phương tây: bằng mọi giá phải xử lí Trung Hoa về nhân quyền. - Hiếu Tân
Ngải Vị Vị: ‘Về nhiều mặt Trung Hoa bây giờ đúng như thời Trung cổ.' - Hiếu Tân
Mất lòng tin vào khoa học (Atul Gawande) - Hiếu Tân
Henry Kissinger có lương tâm hay không? - Hiếu Tân
Tại sao "Trump mới" không có gì mới cho lắm. (Why "New Trump" isn't so new) - Hiếu Tân
Hãy nói thẳng thắn về Trump - Hiếu Tân
Những nhà độc tài ưa thích của Trump: Trong những tên bạo chúa bị phỉ nhổ, ứng viên Đảng Cộng hòa tìm thấy những nét để ca ngợi. - Hiếu Tân
Từ Brexit nhìn ra: phe dân túy Châu Âu lội ngược dòng chống lại xu thế nhập cư và toàn cầu hóa - Hiếu Tân
Người dân Venezuela nổi lên cướp bóc khi cái đói thít chặt đất nước. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)