Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
857
116.683.901
 
Thomas Jefferson kể về quá trình soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập (Hoa Kỳ)
Hiếu Tân

http://www.theamericanrevolution.org/DocumentDetail.aspx?document=22

 

Nhân ngày Quốc Khánh Hoa Kỳ, VCV giới thiệu tài liệu liên quan đến công việc soạn thảo Bản Tuyên ngôn độc lập

 

Tôi soạn một bản dự thảo Tuyên ngôn mà nhóm chúng tôi được giao.  Ngài Dickinson cho rằng nó quá mạnh. Ông vẫn giữ hy vọng hòa giải với nước mẹ, và không muốn hy vọng ấy bị thuyên giảm vì những tuyên bố quá công kích. Ông là người chân thật và tài năng đến nỗi ngay những người không hề cảm thấy sự thận trọng quá đáng của ông cũng dễ ngả theo ý ông. Do đó chúng tôi đề nghị ông nhận lấy văn bản này và soạn nó theo hình thức nào mà ông có thể chấp thuận. Ông đã làm như vậy, chuẩn bị một tuyên bố hoàn toàn mới, và chỉ giữ lại bốn đoạn rưỡi từ văn bản trước. Chúng tôi đồng ý và báo cáo với Quốc hội và Quốc hội đã chấp nhận. Quốc hội gửi một bản chứng thực sự cho phép của họ đối với ông Dickinson, và về ý muốn tha thiết của họ rằng không nên đi quá nhanh cho những phần quan trọng trong [ủy ban soạn thảo] chúng tôi, cho phép ông soạn thảo thư thỉnh nguyện đến Nhà Vua theo ý của riêng ông, và thông qua nó mà hầu như không sửa chữa gì. Không khí chung là phẫn nộ trước sự nhún nhường này; và nỗi vui mừng của ông Dickinson vì nó được thông qua là điều duy nhất khiến họ cam chịu. Biểu quyết được thông qua, mặc dầu không được xem xét kỹ hơn. Ông không nén nổi bốc lên và bộc lộ sự thỏa mãn của mình rồi kết luận bằng cách nói rằng "trong văn bản này chỉ có một từ duy nhất mà tôi không đồng ý, thưa ngài Tổng thống, đó là từ Quốc hội", lúc đó Ben Harrison đứng lên và nói "trong văn bản này chỉ có một từ duy nhất mà tôi đồng ý, thưa ngài Tổng thống, đó là từ Quốc hội."

 

Ngày 22 tháng Bảy, Tiến sĩ Franklin, các ông Adams, R.H. Lee và tôi được chỉ định vào một ủy ban để xem xét và báo cáo về giải pháp hòa giải của Lord North[1]. Câu trả lời của nghị viện Virginia về vấn đề này đã được thông qua và tôi được ủy ban yêu cầu chuẩn bị báo cáo này, nó sẽ giải thích sự tương đồng của điểm chính trong hai văn kiện.

 

Ngày 15 tháng Năm năm 1776 hội nghị quốc dân[2] Virginia đã chỉ thị cho các đại biểu của họ ở Quốc hội đề nghị với nhóm biên soạn tuyên bố các thuộc địa độc lập với Anh quốc, và chỉ định một ủy ban để chuẩn bị một tuyên bố về các quyền và kế hoạch của chính phủ.

 

Quốc hội, ngày Thứ Sáu 7 tháng Bẩy, 1776. Các đại biểu từ Virginia tuân theo các chỉ thị của cử tri của họ yêu cầu Quốc hội tuyên bố rằng những thuộc địa liên hợp này là &[3] cần phải là những bang tự do và độc lập, rằng họ được miễn mọi bổn phận trung thành với vương triều nước Anh, và tất cả mọi mối liên hệ chính trị giữa họ và nhà nước Anh quốc được & phải được xóa bỏ hoàn toàn; rằng ngay lập tức phải áp dụng các  biện pháp để có được sự giúp đỡ của các cường quốc nước ngoài, và thành lập một Liên bang để gắn kết các thuộc địa chặt chẽ hơn.

 

Quốc hội lúc đó buộc phải chăm lo một số công việc khác, nên đề xuất này được xem xét vào ngày hôm sau, khi đó các thành viên được lệnh phải có mặt vào đúng mười giờ sáng.

 

Thứ Bẩy, 8 tháng Sáu. Họ tiếp tục xem xét và đưa ra cho một ủy ban toàn thể nghiên cứu, mà họ cũng tham gia trực tiếp vào đó, và ấn định ngày hôm đó & thứ Hai mồng 10, tranh luận về chủ đề này.

 

Nó được Wilson, Robert R. Livington, E Rutledge, Dickinson và những người khác tranh luận.

[Sau đây là những lập luận của họ]

 

Rằng mặc dù bản thân họ ủng hộ các biện pháp đó, và thấy rằng không có khả năng chúng ta trở lại liên kết với nước Anh,  tuy vậy họ vẫn chống lại việc thông qua chúng vào lúc ấy:

 

Rằng phương sách mà trước đây chúng ta đã theo là thông minh và đúng đắn, về việc trì hoãn việc tiến những bước cơ bản cho đến khi tiếng nói của nhân dân thúc đẩy chúng ta:

Rằng chúng là sức mạnh của chúng ta, và không có chúng thì các tuyên bố của chúng ta không thể có hiệu lực:

 

Rằng nhân dân của các thuộc địa miền trung (Maryland, Delaware, Pennsylvania, the Jerseys & N. York) vẫn chưa chín muồi cho việc từ biệt các liên hệ với Anh, nhưng rằng họ đang chín muồi nhanh chóng & trong một thời gian ngắn sẽ nhập vào giọng nói chung của nước Mỹ:

 

Rằng nghị quyết được Quốc hội đưa ra bàn ngày 15 tháng Năm nhằm triệt tiêu tác động của tất cả mọi quyền lực xuất phát từ triều đình (Anh), bằng cách đẩy những thuộc địa miền trung này vào tình trạng khích động, đã cho thấy rằng họ chưa điều chỉnh trí óc của họ cho thích hợp với sự ly khai khỏi nước mẹ.

 

Rằng một vài thuộc địa trong số đó đã cấm các đại biểu của chúng đồng ý với một tuyên bố như thế, và những thuộc địa khác không đưa ra chỉ thị nào, và bởi vậy không có quyền cho phép một sự đồng ý như thế.

 

Rằng nếu các đại biểu của một thuộc địa nhất định nào đó không có quyền tuyên bố độc lập như thế cho thuộc địa mình, thì họ tin chắc là những thuộc địa khác cũng không thể tuyên bố điều ấy cho chúng; các thuộc địa cho đến nay hoàn toàn độc lập với nhau:

 

Rằng quốc hội của Pennsylvania bây giờ đang ngồi trên tầng cao, hội nghị của họ sẽ họp trong vài ngày tới, hội nghị của New York hiện nay đang họp & các hội nghị của các hạt Jersey & Delaware sẽ họp vào thứ Hai và những ngày tiếp theo và có thể những thiết chế này sẽ đảm nhiệm vấn đề độc lập và có thể biểu thị cho các đại biểu của họ biết tiếng nói của bang họ:

 

Rằng nếu một tuyên bố như thế bây giờ được nhất trí tán thành, thì những đại biểu này phải rút lui & có khả năng các thuộc địa của họ sẽ ly khai khỏi Liên bang:

 

Rằng một sự ly khai như thế có thể làm chúng ta yếu đi nhiều hơn bất kỳ một liên minh nước ngoài nào khac có thể bù lại:

 

Rằng trong trường hợp có sự chia rẽ như thế, các cường quốc nước ngoài có thể hoặc từ chối gắn bó với vận mệnh của chúng ta, hoặc biết rằng một tuyên bố tuyệt vọng sẽ đặt chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào quyền lực của họ, họ sẽ khăng khăng đòi những điều khoản khắc nghiệt hơn và gây thiệt hại hơn cho chúng ta:

 

Rằng chúng ta có rất ít lý do để trông đợi một liên minh với những nước mà cho đến nay chúng ta chỉ để mắt tới riêng họ:

 

Rằng Pháp & Tây Ban Nha có lý do để ghen tị với cường quốc đang lên đó mà một ngày kia chắc chắn sẽ cướp hết các thuộc địa Mỹ của họ:

 

Rằng rất có khả năng họ sẽ hình thành một liên hệ với triều đình nước Anh, nếu mặt khác họ tự thấy không thể tự gỡ ra khỏi những khó khăn của họ, [nước Anh] có thể sẽ đồng ý lấy một phần lãnh thổ của chúng ta, trả lại Canada cho Pháp & Florida cho Tây Ban Nha, và giành lại những thuộc địa này cho chính họ.

 

Rằng chẳng bao lâu chúng ta sẽ nhận được những thông tin chắc chắn về xu hướng của triều đình nước Pháp, từ đại diện mà chúng ta đã cử đến Paris vì mục đích này:

Rằng nếu những xu hướng ấy là thuận lợi, bằng cách chờ đợi kết quả của chiến dịch hiện nay, mà tất cả chúng ta đã hy vọng là thắng lợi, chúng ta sẽ có lý do để trông đợi một liên minh với những điều kiện tốt hơn:

 

Rằng điều này trong thực tế tác động không chậm trễ đến mọi sự viện trợ từ những đồng minh như thế, vì, do sự lệch mùa & vị trí xa cách của chúng ta, chúng ta không thể nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào trong chiến dịch này:

 

Rằng sẽ là thận trọng nếu chúng ta tập trung chú ý vào những điều khoản thành lập liên minh, trước khi chúng ta tuyên bố chúng ta thành lập:

 

Và rằng nếu những điều khoản này được nhất trí & Tuyên ngôn Độc lập của chúng ta đã sẵn sàng vào thời gian Đại sứ của chúng ta chuẩn bị lên đường, thì nó cũng sẽ được công bố vào ngày hôm đó.

 



[1] Thủ tướng Anh từ 1770 đến 1782.

[2] Tạm dịch 'Convention of Virginia'

[3] Và (trong nguyên bản)

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2206
Ngày đăng: 04.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tại sao nước Mỹ bị ghét - Hiếu Tân
Tôi sợ rằng Mạng sẽ trở thành một khu vực chiến tranh - Hiếu Tân
Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa.Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Bá quyền với những đặc tính Trung Hoa. 1 - Hiếu Tân
Cơn đói quặng của Trung Hoa đã làm biến dạng thế giới ra sao? - Hiếu Tân
Đối lập trung thành của Kremlin - Hiếu Tân
Vua Morocco nhượng bộ sức ép và chấp nhận cải cách - Hiếu Tân
Rắc rối nhiều hơn ở biển Nam Trung Hoa - Hiếu Tân
Nước Nga sợ gì ở châu Á? - Hiếu Tân
Cuốn sách mới mô tả các Smurf như xã hội toàn trị không tưởng - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)