Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
756
115.995.039
 
Từ Brexit nhìn ra: phe dân túy Châu Âu lội ngược dòng chống lại xu thế nhập cư và toàn cầu hóa
Hiếu Tân

 

 

 

 

 

 OWEN MATTHEWS  6/28/16 ; 6:10 AM

 

http://www.newsweek.com/2016/07/08/britain-brexit-wounds-european-nationalism-475101.html

 

Hiếu tân dịch

 

 

 

07/08/16

COVER STORY

Một đa số áp đảo 73 phần trăm cử tri từ18 đến 24 tuổi muốn ở lại EU, trong khi đa số cử tri trên 45 tuổi muốn rời khỏi.

KEVIN COOMBS/REUTERS

 

 

 

Sự kiện nước Anh bỏ phiếu rút khỏi EU Brexit là một thắng lợi của người già đối với người trẻ, của người ít học đối với người có học, của chủ nghĩa dân tộc đối với chủ nghĩa quốc tế. Không có gì đáng ngạc nhiên khi người được cho là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hoà, Donald Trump – người tình cờ đi thăm mộr sân golf của ông ta ở Scotland khi kết quả được công bố ngày 24 tháng Sáu – tỏ ra vui mừng. Những cuộc thăm dò dư luận cho thấy cả những người bỏ phiếu cho Brexit lẫn đám đông ủng hộ Trump được thúc đầy bởi cùng động cơ: sự pha trộn sợ hãi và tưởng tượng : khát khao kiểm soát người nhập cư, đi ngược quá trình toàn cầu hóa và khôi phục lại sự vĩ đại của quốc gia dân tộc, bằng cách lià bỏ thế giới rộng lớn, nhiều đe dọa.

 

“Nhân dân muốn đưa đất nước của họ trở về,” Trump nói khi tin tức về cuộc bỏ phiếu được tung ra, “họ muốn độc lập... trên toàn châu Âu, họ muốn lập lại các đường biên giới cũ.”

Trump nói đúng: cuộc  bỏ phiếu Brexit chỉ là tuyên ngôn cuối cùng và rõ ràng nhất của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa bản địa không thích người nhập cư đang hợp nhất những người nghèo của châu Âu và Mỹ chống lại những thiết chế chính trị ổn định. Nạn nhân đầu tiên của tiếng kêu gào chính trị cơ bản này từ những người bị tước quyền bầu cử chính là bản thân nước Anh. Tiếp theo sau cuộc bỏ phiếu Brexit, Thủ tướng Scotland Nicola Sturgeon tuyên bố rằng “rất có thế” có cuộc trưng cầu dân ý mới về độc lập, sau khi cảc cử tri Scotland nhiệt liệt ủng hộ ở lại châu Âu. Sturgeon nói bà không đồng ý việc Scotland “bị tách khỏi EU trái với ý chí của nó.” Phó thủ tướng Bắc Ireland, Martin McGuinness, kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tái thống nhất với Cộng hoà Ireland, gọi nó là “bước đi hợp lí tiếp theo... cho tất cả chúng ta, những người tin vào EU và muốn vẫn là một bộ phận của châu Âu.”

London, nơi tá túc của hơn một triệu người nhập cư châu Âu và là sức mạnh kinh tế của nước Anh, đang vận động quay lại. Thị trưởng mới của London, Sadiq Khan, kêu gọi thành phố có một tiếng nói trên bàn đàm phán khi Anh thương lượng lại với châu Âu – và chỉ trong mấy giờ đã có kết quả hơn một trăm nghìn người kí vào một thỉnh nguyện thư trên mạng kế gọi London tuyên bố độc lập với phần còn lại của đất nước. 

“Có những thời gian, không phải thường xuyên, bạn cảm thấy lịch sử đang được làm ra,” nhà sử học Dominic Sandbrook viết trên tờ báo ủng hộ cuồng nhiệt Brexit, tờ Daily Mail. “ Một hoàng tử quỵ ngã, một bức tường sụp đổ, một chiếc máy bay đâm vào tòa cao ốc, và trong thời khắc ấy bạn có thể cảm thấy đất chuyến dưới chân mình.”

Và không chỉ đất Anh mà Sandbrook cảm thấy đang chuyển. Nó là cả châu Âu. Liên hiệp châu Âu là thí nghiệm táo bạo nhất của thời hiện đại – một thí nghiệm đem lại hòa bình thịnh vượng cho một lục địa cau có và chia rẽ. Mới những năm 1970 đây thôi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp còn bị thống trị bởi ách độc tài phát xít và quân phiệt, và mãi đến 1989, cả Đông Âu còn thật sự nằm dưới sự chiếm đóng quân sự của Liên Xô. EU đã thu nạp phần lớn các nước ấy, nhiều nước vẫn còn ở ngoài muốn vào. Ấy thế mà, đồng thời, EU cảm thấy bản thân nó thường xuyên bị tấn công từ bên trong.

Giới tương đối giàu có ở London bỏ phiếu để ở lại, và hàng trăm nghìn người London đã kí một thỉnh nguyện thư trên mạng tuyên bố độc lập khỏi phần còn lại của nước Anh.

ROB STOTHARD/GETTY

 

Nhiều mảng cử tri trên khắp liên hiệp [châu Âu] đã bắt đầu kêu gào đòi rời khỏi không chỉ EU mà cả đất nước của họ – như trường hợp Scotland, Catalonia thuộc Tây Ban Nha và Flander thuộc Bỉ. Ở Pháp, lãnh tụ Mặt trận Dân tộc Marine Le Pen hoan hô cuộc bỏ phiếu như “thắng lợi của tự do...Tôi đã nói nhiều năm rằng bây giờ chúng ta phải có cuộc trưng cầu dân ý như vậy ở Pháp và các nước EU khác.” Chính khách Hà Lan Geert Wilders có quan điểm chống nhập cư nói bây giờ là lúc cho Hà Lan trưng cầu dân ý ra khỏi EU (Netherlands Nexit), trong khi Matteo Salvini, lãnh tụ của Liên minh Bắc Ý, nói trên Twitter rằng “trái tim, bộ não và niềm tự hào đánh bại những lời nói dối, những đe dọa và tống tiền. CÁM ƠN NƯỚC ANH, bây giờ đến lượt chúng tôi.” Những đảng viên dân chủ Thụy Điển có quan điểm chống nhập cư tuyên bố họ “đang chờ đợi Swexit!” [Tức “Thụy điển ra khỏi EU” –ND] trong khi Beatrix von Storch của đảng Eurosceptic Alternative für Deutschland [Đức] viết rằng “EU đã thất bại với tư cách một liên minh chính trị.” Tâm lí nghi ngờ châu Âu cũng sâu ở Ba Lan – nơi thủ tướng cánh hữu mới Beata Szydlo đã ra lệnh bỏ những lá cờ EU khỏi phòng họp khi bà tiến hành cuộc họp báo đầu tiên của mình hồi tháng Mười Một năm ngoái. Ở Hungary, thủ tướng Viktor Orban thường xuyên phê phán EU.

Để không ai còn nghi ngờ sức mạnh của chủ nghĩa dân túy này, hãy xem điều mỉa mai cay đắng này của Brexit: UK (Liên hiệp Vương quốc Anh) có mối liên hệ với EU linh hoạt, độc lập hơn nhiều so với các nước thành viên khác – thế mà nó vẫn bỏ phiếu để ra đi. UK nằm ngoài khu vực đồng euro, và vẫn giữ kiểm soát đồng tiền của chính nó. Nó cũng nằm ngoài khu vực miễn thị thực Schengen và vẫn kiểm soát nhiều hơn các đường biên giới của nó. Kinh tế UK tăng trưởng gần 3 phần trăm vào năm ngoái, so với khu vực đồng euro gần như chựng lại. Ở UK tỉ lệ thanh niên thất nghiệp chỉ 13 phần trăm, theo Cục Thống kê Quốc gia, so với 45 phần trăm ở Tây Ban Nha và con số choáng váng 48 phần trăm ở Hi Lạp. Sự thịnh vượng của nước Anh đã thu hút làn sóng nhập cư – chứng kiến hàng trăm trại ở Calais chờ cơ hội để nhảy lên xe tải đến Dover – nhưng theo Eurostat, năm ngoái 14 nước EU khác đã thật sự tiếp nhận số nhập cư tính theo đầu người nhiều hơn UK.

“Pháp có thể có 1,000 lí do để rời EU hơn là Anh,” Le Pen nói với một cuộc họp mặt các đảng cực hữu ở Vienna hồi tháng Năm, đổ tội cho đồng euro và sự kiềm chế của EU đối với phong trào tự do về tỉ lệ thất nghiệp cao và không ngăn chặn được “buôn lậu, khủng bố và di cư vì kinh tế.” (Người ta chờ đợi Le Pen sẽ thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vào năm sau).

Thế nhưng, Anh đã trở thảnh nước phương Tây đầu tiên chịu thua chủ nghĩa dân túy, cuộc cách mạng chống nhập cư. Những nước khác có vẻ sẽ theo sát phía sau. Ngày 23 tháng Năm, Norbert Hofer của đảng Tự do cực hữu Áo – do những cựu Quốc Xã thành lập trong những năm 1950 – đã bị đánh bại bởi 30,000 phiếu trong cuộc chạy đua bầu tổng thống Áo. Thông điệp của Hofer về thực chất cũng là thông điệp của lãnh tụ đảng Độc lập UK (UKIP) Nigel Farage, đã được quảng bá nhiều năm: Nhập cư, Hồi giáo cực đoan, EU và những nỗ lực toàn cầu hóa đe dọa phá hủy tương lai của nước Áo và UK – và nói rộng ra, phần lớn các nước Phương Tây khác.

Những poster quảng bá chiến dịch tranh cử của UKIP trình bày một bức ảnh hàng ngàn người tị nạn xếp hàng tại các biên giới EU, với chú thích, “Nguy kịch: EU Đã Quên Tất Cả Chúng Ta” Những người chơi twitter  đã nhanh chóng chỉ ra những hình ảnh tương tự với cảnh phim tuyên truyền của Quốc Xã về những người di cư – cũng như với cách nhìn gieo hoang mang của Trump về sự lan tràn ở Mỹ những kẻ khủng bố Hồi giáo và những kẻ hiếp dâm Mexico. Ngay cả chủ nghĩa kì thị được ngụy trang tồi này cũng không tránh đa số cử tri Anh.

Kết quả Brexit và sự vươn lên rộng hơn của một chủ nghĩa dân tộc mới đã làm nhiều người ngạc nhiên bởi vì chúng đến vào lúc mà Anh quốc và châu Âu đang vô cùng ổn định và thịnh vượng. Nhưng trong khi toàn cầu hóa là tốt cho những người có học, giới thượng lưu thành thị, thì các giai cấp lao động truyền thống của phương Tây không được hưởng phần thu nhập và cơ hội trong sự tăng trưởng kinh tế như tầng lớp trung lưu được hưởng. Không phải ngẫu nhiên mà mảnh đất trung tâm của cả Brexit lẫn cơn điên Trump là vùng Rust Belt của Trung Tây Mỹ, và nơi mà trước đây là trung tâm công nghiệp miền bắc nước Anh. Những khu vực này đã chịu thiệt thòi vì nhiều công việc trong ngành chế tạo bị đưa ra ngoài biển, và bị dân nhập cư cạnh tranh những công việc lương thấp, và giáo dục, y tế và trợ cấp xã hội được nhà nước cấp. Đây cũng là câu chuyện bên Pháp: khu vực ủng hộ Le Pen nhiều nhất là khu vực suy thoái kinh tế Bắc Pas-de-Calais-Picardie và Provence-Alpes-Côte d’Azur – cả hai trước đây là pháo đài của đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp.

Những cử tri này, cả ở châu Âu và Mỹ, đã bộc lộ một cảm giác nghi ngờ đặc biệt mạnh mẽ đối với giới tinh hoa, trong đó có các chủ nhà băng, các nhà báo và những ông chủ của họ, những chính khách nhà nghề – mặc dù chính những nhà báo và chính khách ngay từ đầu đã gây nên  cảm giác nghi ngờ ấy. Ở Anh và một số nước khác, nhiều cử tri thuộc giai cấp công nhân đặc biệt khinh bỉ những chính khách và các nhân vật truyền thông phái tả, coi những giá trị tự do, trung tâm của họ ngày càng mâu thuẫn với tầng lớp dưới mà họ tự nhận là đại diện. “Cơn bão nổ ra trên khắp nước Anh là một cuộc nổi dậy khổng lồ chống lại một tầng lớp tinh hoa chính trị, đã từ lâu coi thường những cử tri giai cấp công nhân,” Sandbrook nói. “Đây sẽ là một thắng lợi cho những con người thật sự, một thắng lợi cho những con người bình thường,” Farage tuyên bố, bản thân ông ta trước đây là chủ nhà băng. “Chúng ta đã đấu tranh chống những công ti đa quốc gia. Chúng ta đã đấu tranh chống những ngân hàng thương mại lớn. Chúng ta đã đấu tranh chống những đảng lớn.”

 

Giới quan liêu không qua bầu cử ở Brussels cũng đã trở thảnh những khuôn mặt đặc biệt đáng ghét, ít nhất không phải vì họ thường xuyên phớt lờ ý nguyện dân chủ của người châu Âu. Đan Mạch bỏ phiếu chống cả Hiệp ước Maastricht phác thảo liên minh tiền tệ 1992 và Hiến pháp châu Âu 2005; cùng lúc Pháp bác bỏ Hiến pháp đó. Người Ai Len bỏ phiếu từ chối phê chuẩn Hiệp ước Lisbon – là bản cập nhật của Hiến pháp châu Âu 2008. EU đã bị cày xới tứ tung bất chấp những kế hoạch hợp nhất của nó.

Có thể các lãnh đạo EU sẽ trả lời Brexit bằng việc đưa ra những cải cách – chẳng hạn, trả lại nhiều quyền hạn hơn cho các đạo luật lao động và cứu tế cho các quốc gia thành viên – trong một nỗ lực ngăn chặn sự lan rộng tinh thần nghi ngờ châu Âu. Nhưng phản ứng ban đầu của Brussel đối với cuộc bỏ phiếu là hoàn toàn không khiêm nhường, cho là UK đang hối hả rời bỏ câu lạc bộ châu Âu. Các chủ tịch Hội đồng, Uỷ ban và Nghị viện châu Âu đưa ra tuyên bố chung kêu gọi cứ để cho UK tự tiện rút ra “càng sớm càng hay, cho dù quá trình này có thể đau đớn thế nào.” (Nhiều chính khách lục địa từ lâu đã thấy các đối tác Anh bướng bỉnh, miễn cưỡng của mình là không thể chịu nổi.) Khi họ cố gắng thúc đẩy UK, các lãnh tụ EU đồng thời cố gắng can ngăn các nước khác đừng lao theo việc li khai này, bằng cách chỉ ra rằng UK sẽ chịu những hậu quả về kinh tế. “Anh quốc đã cắt những mối liên hệ của nó với thị trường lớn nhất thế giới,” chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cảnh báo. “Điều đó sẽ có những hậu quả, và tôi không tin rằng những nước khác sẽ can đảm đi theo con đường nguy hiểm đó...Phản ứng dây chuyền mà lúc này những kẻ nghi ngờ châu Âu đang hoan hỉ mong đợi ở khắp mọi nơi sẽ không xảy ra.”

Hỗn loạn chính trị có thể sẽ xấu hơn nhiều. Nhiều người Anh, đặc biệt những người dưới 24 tuổi, trong đó 75 phần trăm đã bỏ phiếu ở lại EU, so với 39 phần trăm trên 65 tuổi – đang vận động một cuộc trưng cầu dân ý khác. Một thỉnh nguyện thư trên trang mạng chính thức của chính phủ UK đã nhận được 3,5 triệu chữ kí trong ba ngày, có nghĩa là Nghị viện ít nhất sẽ phải xem xét ý kiến này. Ngay sau cuộc bò phiếu, Bregret (những người đòi ở lại EU) đã bắt đầu vận động trên Twitter. Về mặt kỹ thuật, kết quả cuộc trưng cầu dân ý không phải là bắt buộc đối với Nghị viện, là nơi phải thông qua quyết định cuối cùng rời bỏ EU, và một đa số áp đảo các nghị viên đã ủng hộ cuộc vận động Ở lại.

Trong diễn văn từ chức của mình, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng việc khởi động tiến trình hai năm để rời khỏi EU theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon, phụ thuộc vào người kế nhiệm ông – sẽ được chọn bởi đảng Bảo thủ đang cầm quyền vào tháng Mười. Đó là một sự chệch hướng quan trọng khỏi quan điểm của Cameron trước khi trưng cầu dân ý– để lại chén rượu độc cho lãnh đạo sau này của đảng Tory, những người sẽ chịu búa rìu vì đã không chỉ tiến hành Brexit, mà còn chắc chắn đưa vào hoạt động tiến trình các sự kiện có thể dẫn tới làm tan rã UK. Điều này để lại khoảng trống cho sợ hãi những năm tháng hỗn độn phía trước, khi sức cám dỗ Brexit đã mờ đi và cử tri nhận ra rằng sẽ không có sự đảo ngược làn sóng nhập cư hay những chính sách khắc khổ mà chính phủ Cameron đưa ra. Cựu thị trưởng London Boris Johnson, người được ưa thích kế tục Cameron, ban đầu vận động cho ý tưởng có hai cuộc trưng cầu dân ý. Đảng Lao động đối lập, gần đây trải qua một cuộc tranh chấp quyền lãnh đạo trong nội bộ, cuối cùng cũng có thể đoàn kết xung quanh một lập trường chống Brexit.

Bất kì hiệp định mới nào với UK sẽ có thể rất giống những hiệp định cũ, chỉ trừ UK bị tước mất quyền ăn nói trong việc lập chính sách của châu Âu. Để trao đổi với quyền tiếp cận thị trường duy nhất này, Anh có thể sẽ phải chấp nhận nguyên tắc tự do di chuyển của các công dân EU, đúng như các nước liên kết không thành viên khác, như Thụy Sĩ và Na Uy.

Các lãnh tụ Brexit nói về việc lập lại trật tự văn minh của các mối quan hệ thương mại và chính trị với châu Âu. “Các đối tác của chúng ta ở EU nên biết rằng chúng ta vẫn giữ cam kết,” Daniel Hannan, một nghị viên Nghi viện châu Âu từng là một trong những ngọn đèn trí thức chủ đạo của phong trào đòi Li khai nói trên Twiter. “Nắm lại quyền kiểm soát các đạo luật của chúng ta không có nghĩa là bước ra khỏi các liên minh của chúng ta...Nhiệm vụ bây giờ là đoàn kết dân tộc, tiến lên nhịp nhàng và đồng bộ tới trạng thái mà cả phe Li khai và phe Ở lại đều chấp nhận được.”

Một quan điểm quá sức lạc quan. Thực tế, Brexit là một triệu chứng về các sức mạnh chính trị gây đổ vỡ mạnh hơn nhiều so với nền chính trị nước Anh. Cuộc trưng cầu dân ý Anh không bận tâm nhiều đến châu Âu bằng đến tương lai toàn cầu hóa – một tương lai mà những người thua thiệt vì toàn cầu hóa đang bác bỏ trên toàn thế giới. Vòng tiếp theo của cuộc đấu hứa hẹn cay đắng hơn nhiều, và rất có thể tháo xích cho những lực lượng đen tối nhất của chủ nghĩa dân tộc châu Âu.  Lên tiếng đi, Marine le Pen. Donald Trump: tháng Mười Một này đến lượt anh đấy.

 

 

 28/6/16

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2112
Ngày đăng: 02.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Người dân Venezuela nổi lên cướp bóc khi cái đói thít chặt đất nước. - Hiếu Tân
Lời lẽ mạnh mẽ của Mr. Obama về khủng bố - Hiếu Tân
Philippines dường muốn tách khỏi liên minh an ninh lâu dài với Mỹ - Hiếu Tân
Làm thế nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump? - Hiếu Tân
Tính cách Mao-it của Donald Trump - Hiếu Tân
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa - Hiếu Tân
Các nhà văn Mỹ gửi thư ngỏ phản đối Donald J. Trump - Hiếu Tân
Venezuela đi từ tồi tệ đến thảm họa - Hiếu Tân
Aung San Suu Kyi và Sùng bái Cá nhân - Hiếu Tân
Lí lẽ để Mỹ dỡ bỏ Cấm vận Vũ khí đối với Việt Nam - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)