Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
849
116.685.747
 
Bật mí WikiLeaks
Hiếu Tân

Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange

 

Marcel Rosenbach và Holger Stark, SPIEGEL, 28/01/2011, Hiếu Tân dịch

Nguồn: http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,742163,00.html

 

 

Ảnh: AFP

 

Sự công bố những bức mật điện ngoại giao Hoa kỳ  là một điểm nhạy cảm báo chí đối với WikiLeaks và các đối tác truyền thông của nó, trong đó có SPIEGEL. Trong một đoạn trích từ một cuốn sách mới, Holger Stark và Marcel Rosenbach kể lại những cuộc thương lượng với Julian Assange trong khoảng thời gian lấy đà để công bố những bức mật điện ngoại giao.

Sự công bố chung các bức mật điện ngoại giao Hoa Kỳ tháng 11 năm 2010 trong một số tờ báo và tạp chí lớn đã làm rung chuyển thế giới ngoại giao. Trong một cuốn sách mới xuất bản, các nhà biên tập của SPIEGEL và the New York Times đã chứng minh bằng tài liệu quan hệ giữa người sáng lập WikiLeaks và những sự công bố khá bừa bãi vào lúc đó, trong khi đang chuẩn bị để tung ra các lài liệu.

Trong một thời gian Julian Assange thường xuyên cãi cọ với Thường trực Biên tập New York Times Bill Keller. Assange trách các báo không đăng đầy đủ các tài liệu và quá nhân nhượng đối với Nhà Trắng trước khi in.

Bây giờ Keller đã quật lại. Hôm thứ Hai, New York Times sẽ xuất bản một cuốn sách với đầy đủ chi tiết về việc công bố các tài liệu WikiLeaks. Trong Lời nói đầu của mình, Keller đã mô tả quan hệ sóng gió với người sáng lập WikiLeaks, so sánh người Australia này với nhân vật thẳng thắn bộc trực của nhà viết truyện Stieg Larsson “Một người có thể xem như một anh hùng hay một tên côn đồ.” Keller kể rằng những nhà báo làm việc với Assange không bao giờ thấy ông ta như “một nguồn tin” trái lại thấy ông ta như một con người “rõ ràng có chương trình riêng của mình” và không phải là một “đối tác hay người cộng tác.”

Keller tiếp tục mô tả Assange là “hay thoái thác, lôi cuốn và dễ thay đổi.” Ông cũng viết rằng quan hệ giữa Assange với New York Times trở nên “thù địch công khai” và cuối cùng thì người Australia này muốn loại tờ báo ra khỏi việc công bố thêm bất kỳ tài liệu WikiLeaks nào nữa trong tương lai.

Tuy nhiên, sự thật là hai tờ báo New York TimesGuardian đã quyết định rằng họ sẽ công bố các bức mật điện ngoại giao mà không cần WikiLeaks cho phép. Assange dọa kiện và tình hình lên đến cực điểm trong những cuộc họp gay gắt. Đồng tổng biên tập SPIEGEL Georg Mascolo, và các biên tập viên SPIEGEL Marcel Rosenbach và Holger Stark đại diện cho tạp chí này trong những cuộc họp khủng hoảng đó.

Trong một đoạn trích từ quyển sách của họ “"Staatsfeind WikiLeaks"” ("WikiLeaks, Kẻ thù chung số 1" Stark và Rosenbach mô tả cuộc đụng độ của họ với Assange.

 

(Còn tiếp)

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2113
Ngày đăng: 30.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân - Hiếu Tân
Cách mạng bằng Internet - Hiếu Tân
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai cập - Hiếu Tân
Những cuộc cách mạng màu kiểu mới - Phạm Nguyên Trường
Say sưa với Tự do. - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia, tiếp theo - Hiếu Tân
Tự do bừng nở trên đất nước Tunisia - Hiếu Tân
Nguy cơ của quá trình dân chủ hóa ở Nga - Hiếu Tân
Lukashenko nhìn sang phía Đông tìm bạn mới. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)