Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
832
116.686.056
 
Những người lãnh đạo cuộc phản kháng của Hong Kong ra cho chính phủ hạn cuối cùng của Cải cách là 1 tháng Mười
Hiếu Tân

 

Các nhà hoạt động Dân chủ muốn đạt được các yêu cầu về bầu cử, và người đứng đầu chính quyền Hong Kong từ chức, vào Thứ Tư.

Cập nhật 4:27 sáng, giờ phương Đông,  ngày 30 tháng Chín.

 

Các  lãnh đạo phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm” hôm thứ Ba loan báo hạn cuối cùng Mồng 1 tháng Mười để chính quyền Hong Kong trả lời những yêu cầu của họ về cải cách bầu cử, khi phong trào quần chúng phản kháng vì dân chủ bước sang ngày thứ ba.

Mồng 1 tháng Mười là ngày Quôc khánh Trung Hoa, và việc lấy ngày này làm tối hậu thư sẽ được coi như một sự lăng nhục nghiêm trọng đối với giới cầm quyền tối cao của Hong Kong ở Bắc Kinh.

Một tuyên bố từ Chiếm lĩnh Trung tâm kêu gọi Trưởng Đặc khu Hành chính Leung Chun-ying cho nhân dân Hong Kong quyền đề cử và bỏ phiếu trực tiếp bầu những ứng viên cho cơ quan tối cao của thành phố. Theo tường thuật của AP, nhóm này còn kêu gọi ông từ chức vào ngày thứ Tư.

Tuy nhiên, Leung nói hôm thứ Ba rằng “không có cách gì để Bắc Kinh ưng thuận. Chính phủ trung ương sẽ không hủy bỏ quyết định của nó”, ông nói thêm rằng ông cũng sẽ không từ chức.

Chan Kin-man, người đồng sáng lập phong trào Chiếm lĩnh Trung tâm nói với TIME vào cuối hôm thứ Hai rằng việc chiếm giữ các đường phố Hong Kong trên qui mô lớn có thể không tiếp tục lâu dài, và nhắc đến ngày 1 tháng Mười như ngày mà các chướng ngại vật sẽ được dỡ bỏ, các cuộc biểu tình phản kháng có thể sẽ chuyển hướng. Nhưng lập trường của anh mâu thuẫn với quyết tâm của hàng vạn người, hầu hết là trẻ tuổi, vẫn bám trụ trên các đường phố.

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­______________________

 

 

 

 

 

 

THAM KHẢO:

Những cuộc phản kháng ở Hong Kong: Sơ lược lịch sử

LILY ROTHMAN

TIME 29, tháng Chín 2014, 9:50 sáng.

Hiếu Tân dịch

 

  Với một vùng đất chỉ khoảng 400 dặm vuông, Hong Kong đã có rất nhiều cuộc biểu tình phản kháng trong thế kỉ trước. Cuộc nổi dậy bùng lên thành hành động trong tuần qua - với tên gọi “Chiếm lĩnh Trung Tâm” (Occupy Central)  những người biểu tình đòi được bầu người đứng đầu chính quyền sắp tới của họ, Trưởng Đặc khu Hành chính, không có sự can thiệp của Bắc Kinh – là một phần lịch sử lâu dài xung đột chính trị trong vùng này.

1967: Những người Cộng sản trong thuộc địa Hong Kong của Anh đứng lên ủng hộ Cách mạng Văn hóa đang quét qua đất nước China.

    Khi nước Anh chiếm quyền kiểm soát Hong Kong năm 1842 sau cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, người ta kể rằng Ngoại trưởng Anh lúc đó là Lord Palmerston đã nhận xét rằng nó là “một hòn đảo hoang trơ trọi không nhà cửa” — nhưng đến giữa thế kỉ 20 Hong Kong đã trở thành một trung tâm mua bán thịnh vượng. Sự khác biệt về văn hóa giữa lục địa cộng sản và vùng đất láng giềng này trở nên tương phản rõ nét vào năm 1967.

 

Một người biểu tình ủng hộ Trung Hoa bị các sĩ quan cảnh sát bắt trong                                                                   

     cuộc biểu tình ở Hong Kong, ngày 18 tháng Năm, 1967

 

  Mặc dầu những cuộc chống đối đầu tiên vào mùa hè năm đó hình như lúc đầu đã xuất hiện trong số công nhân Hong Kong, Trung Hoa đã ủng hộ phong trào này từ xa, và đưa ra tối hậu thư đòi thả những người biểu tình bị bắt, tuy nhiên tối hậu thư này đã không bao hàm bất kì vấn đề nào về quyền kiểm soát của người Anh ở khu vực này.Như TIME đã giải thích, tình hình giữa hai nước là “phụ thuộc lẫn nhau”:

  Nước Anh muốn giữ Hong Kong để bảo hộ những cuộc đầu tư lớn của nó và duy trì một đại bản doanh Viễn Đông cho các quyền lợi thương mại và ngân hàng của Anh. Nó cũng không biết trong hoàn cảnh hiện tại làm cách nào để rút khỏi Hong Kong trong danh dự mà không bị mất mặt ở Phương Đông. Trong những năm gần đây, nước Trung Hoa Đỏ đã xây dựng ảnh hưởng của nó trong Vành đai Thuộc địa của Đế quốc Anh, và nước Anh đã quá sợ xúc phạm đến kẻ láng giềng hùng mạnh đến nỗi không dám làm gì cả. Kết quả là, khoảng một phần năm người Hoa ở thuộc địa này, chiếm tới 99% của bốn triệu dân đã công khai ủng hộ Bắc Kinh, số còn lại giữ cho yên thân. Nước Trung Hoa đỏ có được sự ủng hộ của ba tờ nhật báo lớn của Hong Kong, những công đoàn quan trọng nhất, và một số lớn giáo viên phổ thông, đó là lí do có một tỉ lệ cao thanh niên Trung Hoa ở Hong Kong là Mao-it.

 

Tháng Bảy năm đó, khi những phát súng bắn qua biên giới giết hại năm người cảnh sát Hong Kong, nước Anh đáp trả bằng cách gửi lính sang, cuộc đối đầu vũ trang đầu tiên giữa binh lính Anh và Trung Hoa kể từ khi thống trị cộng sản đã bắt đầu ở Trung Hoa gần hai thập kỉ trước. Mặc dầu sự xa cách giữa hai cường quốc đã trở nên gay gắt hơn, nhưng vào đầu tháng Tám năm đó mọi việc đã lắng xuống.

Và lịch sử cay đắng đó đã không cho Trung Hoa và Hong Kong xích lại gần nhau hơn trong thập kỉ kế tiếp. Tuy nhiên hai nước ngày càng dựa vào nhau nhiều hơn, ít ra là về phương diện kinh tế: TIME năm 1979 thuật rằng Trung Hoa đã xuất khẩu mỗi năm 2 tỉ $ sang Hong Kong, trong khi một lượng tương tự quay lại lục địa dưới dạng tiền gửi từ những cư dân và từ thu nhập của các công ty Trung Hoa đóng ở đây. Các doanh nghiệp Hong Kong dựa vào lao động Trung Hoa, trong khi chính phủ Trung Hoa sử dụng Hong Kong như một cửa ngõ cho những giao dịch kinh tế của nó với phần còn lại của thế giới.

 

1989: Quảng trường Thiên An Môn giúp hình thành bản sắc chính trị độc lập của Hong Kong

 

Sự tương thuộc về kinh tế là nhân tố chủ yếu trong việc hình thành quyết định năm 1984 về chuyện Hong Kong sẽ ra thế nào sau khi Anh chuyển giao quyền kiểm soát vào năm 1997. Theo Hiệp định này, “hệ thống luật pháp” tồn tại từ trước và nền kinh tế tư bản sẽ được giữ lại ngay cả khi khu vực này trở thành một phần của Trung Hoa. Tuy nhiên, thời kì chuyển tiếp kéo dài hàng thập niên đã đánh dấu bằng nhiều xung đột.

 

Năm 1989, khi phong trào ủng hộ dân chủ diễn ra ở lục địa, một phần sáu dân cư Hong Kong (theo ước tính của TIME) đã tuôn ra tuần hành ủng hộ sự nghiệp đó. Trong khi đó, nhiều người ở Hong Kong không thích ở với Anh hơn là với Trung Hoa: thậm chí cả khi bắt đầu thấy có vẻ việc nắm Hong Kong của Bắc Kinh có thể xiết chặt hơn mong đợi, Westminster cũng làm cho cư dân của thuộc địa của nó khó định cư ở Anh hơn, một động thái khiến cho nhiều cư dân Hong Kong cảm thấy bị mắc kẹt giữa hai nền văn hóa. Sau cuộc thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn mùa hè năm đó, bản sắc người Hong Kong hiện đại bắt đầu kết tinh. Theo phóng viên TIME ở Hong Kong thời gian đó, cư dân Hong Kong vừa kiên định ủng hộ dân chủ vừa kiên định là người Trung Hoa:

Tòa nhà bằng thép và kính sáng choang của Ngân hàng Trung Hoa, tòa nhà cao nhất Đông Nam Á và là sự bổ sung nổi bật cho đường chân trời ngoạn mục của Hong Kong, là hiện thân của niềm tin rằng Hong Kong và Trung Hoa được đặt vào một tương lai chung, một biểu tượng rõ nét của “một đất nước, hai chế độ” được hứa hẹn khi thuộc địa Anh này được trả lại cho Trung Hoa năm 1997. Tuần trước hai biểu ngữ đen trắng khổng lồ rủ xuống từ mặt tiền tòa nhà này mang một thông điệp dữ dằn viết bằng tiếng Hoa: NỢ MÁU PHẢI TRẢ BẰNG MÁU.

Suốt đêm cuộc tàn sát ghê rợn ở Quảng trường Thiên An Môn đã đập tan niềm tin mỏng manh vào tương lai đó. Hàng ngàn người mặc tang phục khóc thương cho những người chết ở Bắc Kinh. Thị trường chứng khoán tụt xuống 22% trong một ngày trong cơn bộc phát mất lòng tin. Người Trung Hoa lũ lượt kéo sang các ngân hàng lục địa để rút tiền, trong cơn giận dữ và sợ hãi. Và dân tộc nói chung không quan tâm đến chính trị của cái tượng đài của tự do buôn bán này đã nhận thức ra một tinh thần tích cực chính trị mới.

 

   Nỗi đau đớn và phẫn nộ cảm thấy ở Hong Kong là biểu hiện kéo dài của một sự thay đổi sửng sốt trong cái nhìn của thuộc địa này về bản thân nó. Trong suốt lịch sử 100 năm của mình, như một vùng đất tách rời ra khỏi nước cũ, táo bạo ngoan cường trong buôn bán, Hong Kong chỉ biết kinh doanh là kinh doanh. Thuộc địa này là nơi người ngoại quốc và người Trung Hoa cùng đến để làm ra tiền và tránh xa những lộn xộn về chính trị ở lục địa. Nhưng từ khi phong trào sinh viên bùng nổ ở Bắc Kinh tháng Tư năm đó, Hong Kong đã được khích động. Cuối cùng nó đã tìm thấy bản sắc của mình, và bản sắc ấy là Trung Hoa.

 

The grief and fury felt in Hong Kong are the latest expression of a startling change in the colony’s view of itself. Throughout its almost 150-year history as a bold, pushy trading enclave, the business of Hong Kong has been business. The colony was a place where foreigners and Chinese alike came to make money and get away from the political turmoil on the mainland. But since the student movement blossomed in Beijing last April, Hong Kong has been galvanized. It has found an identity at last, and it is Chinese.

2003: những cuộc biểu tình vì dân chủ quay trở lại

Vào đầu những năm 90s, Thống đốc Hong Kong Chris Patten — vị thống đốc người Anh, cuối cùng của khu vực này — đề nghị một kế hoạch để dân chủ hóa hơn nữa chính quyền Hong Kong nhưng đã vấp phải sự phản đối của Bắc Kinh. Như vậy khi cuộc chuyển giao diễn ra vào năm  1997, vấn đề dân chủ đến chừng mực nào sẽ được kéo dài, và kéo dài bao lâu, bị lấp đi bên dưới cuộc chuyển giao êm thấm. 

  Gần một thập niên sau, mối bận tâm ấy tỏ ra có cơ sở vững chắc: năm 2003, cư dân Hong Kong tham gia vào một phong trào là cuộc phản kháng vì dân chủ lớn nhất trong cả nước kể từ 1989, được châm ngòi bởi một đạo luật mới của an ninh quốc gia chống lật đổ, cuối cùng không được thông qua. Như TIME nhận xét, Trưởng Đặc khu Hành chính được tin cậy giao cho “giữ Hong Kong ở nguyên vị trí của nó”, nhưng rõ ràng là một nhiệm vụ như thế thì nói dễ hơn làm.

2014: Phong trào “Chiếm lĩnh Trung tâm” bắt đầu

_________________________________________________________

HT dịch từ http://time.com/3445156/democracy-hong-kong-history/

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2475
Ngày đăng: 01.10.2014
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Quốc Gia Duy Nhất Coi "Hạnh Phúc Của Dân" Là Sự Thịnh Vượng - Trần Vấn Lệ
Tại sao Trung hoa đặt giàn khoan dầu bên trong vùng biển của Việt Nam? - Hiếu Tân
Gia đình Mandela nổi giận với giới truyền thông quốc tế. - Hiếu Tân
Thành phố và cuộc sống đô thị - Đinh Lê Na
Vụ phong tên lửa cho thấy chúng ta mù tịt về bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Nghĩ về thế cờ tàn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Tổng thống và rượu - Huỳnh Văn Úc
Tổng thống suốt đời - Huỳnh Văn Úc
Khodorkovsky-Tỷ phú sau chấn song sắt - Huỳnh Văn Úc
Alexey Navalny - Huỳnh Văn Úc
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)