Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
848
116.683.438
 
Nghĩ về thế cờ tàn của Bắc Triều Tiên
Hiếu Tân

 

Mark Thompson

TIME, 12/12/ 2012

 

http://nation.time.com/2012/12/12/pondering-north-koreas-endgame/http://nation.time.com/2012/12/12/pondering-north-koreas-endgame/

 

 

Một người Nam Triều Tiên đi bộ qua một bảng tin về cuộc phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên, tại ga xe lửa Seoul, ngày 12 tháng 12 năm 2012

 

Kim Jong Un đã cho phóng tên lửa Bắc Triều Tiên của ông ta, và có lẽ một kiểu vệ tinh nào đó trên đỉnh của nó, lên bầu trời và có khả năng bay vào quĩ đạo. Thế giới bực tức trong những nỗi lo âu khắc khoải nói lên thành lời, và ngạc nhiên là Trung Hoa, kẻ bảo trợ chủ yếu của Bắc Triều Tiên cũng bày tỏ “lấy làm tiếc” về động thái này. Trong cái này có bao nhiêu phần là ý tưởng của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un – hay chỉ đơn giản là một nước cờ của cái quân đội chộn rộn không ngơi nghỉ của ông ta, sức mạnh thật sự trên nửa bắc của bán đảo Triều Tiên - vẫn còn chưa biết.

 

Trừ cái ngoại lệ có thể là bản thân sự phóng thành công tên lửa (bốn cuộc phóng trước đây đã thất bại) tất cả đã tràn ra như đám rước ngày hội, các nước bộc lộ ngay quan điểm của mình. “Hành động này là thêm một ví dụ mới về kiểu hành vi vô trách nhiệm của Bắc Triều Tiên,” phát ngôn viên Nhà Trắng Tommy Vietor nói bốn giờ sau cuộc phóng. “Bắc Triều Tiên chỉ có thể thật sự làm cho bản thân nó mạnh lên bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện những cam kết của nó và làm việc để nuôi sống các công dân của nó, giáo dục con em của nó, và chiếm được lòng tin của các láng giềng của nó.”

 

Có lẽ. Nhưng mới chỉ là màn mở đầu, mặc dầu màn này đã kéo dài 18 năm. Từ đây nó sẽ đi đến đâu, và nghiêm trọng hơn, loại nước cờ tàn nào Bình Nhưỡng đang có trong đầu?

 

Nào, hãy bắt đầu từ cái đầu tiên. Vụ phóng tên lửa thành công được reo mừng ở Tehran. Mỗi bươc tiến trong việc phát triển khả năng tên lửa bản xứ ở Bắc Triều Tiên được Iran chia xẻ, giống hệ thống tuần hoàn máu trong cặp song sinh Thái Lan. Thật ra, với việc Iraq ra khỏi Trục Ác của tổng thống George W. Bush, Iran và Bắc Triều Tiên còn lại là hai nhà nước độc địa mà Washington quan ngại nhất. Bởi vậy cuộc phóng tên lửa hôm thứ Tư là điểm tốt cho cả hai nước, khiến cho những biện pháp trừng phạt hiện đang sẵn sàng áp đặt lên Iran vì chương trình hạt nhân của nó lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.

 

Việc phát triển những công nghệ như thế cực kì tốn kém. Trong khi gánh nặng tài chính không ngăn cản nổi Bắc Triều Tiên khỏi hăm hở tiến lên phía trước trong những cố gắng của nó để trở thành một kho vũ khí khổng lồ, mọi đồng uôn chi cho các máy tăng thế và máy li tâm đều không phải là chi cho 25 triệu người của đất nước này. Bắc Triều Tiên (ước tính bình quân thu nhập theo đầu người 1.800 $ đứng thứ 197 trong số 228 nước do CIA theo dõi, chỉ hơn có…Afghanistan) vẫn còn là một nước nghèo thê thảm. Nhân dân của nó có vùng lên lật đổ triều đại cộng sản của nó hay không, và khi nào – là điều còn chưa biết.

 

Lắp một đầu đạn hạt nhân vào một tên lửa và nhằm vào bất cứ nơi nào vẫn còn là thử thách công nghệ khổng lồ đối với cả Bắc Triều Tiên lẫn Iran, thậm chí nếu chúng liên kết với nhau. Nhưng cuối cùng, cứ cho rằng có đủ thời gian và tiền bạc, một hay hai nhà nước xấu xa kia có thể chế tạo ra nhiều tên lửa có khả năng tấn công những vùng ven lãnh thổ Hoa Kỳ với độ chính xác kém thì cũng rất dễ xảy ra là chúng sẽ bị thối, không nổ. Những tên lửa tầm ngắn hơn sẽ làm mất ổn định khu vực đông nam châu Á.

 

Rồi sao?

Trong khi điều có thể xảy ra này hằng ngày được nói lên như một nỗi sợ hãi, thì Bắc Triều Tiên hoặc Iran sẽ làm gì với nó? Bắn thêm một chiếc nữa về phía Hoa Kỳ sẽ có nguy cơ tự sát dân tộc, và các lãnh tụ nhà nước xấu kia có nhiều xu hướng rơi vào phía Saddam Hussein hơn là phía Reverend Jim Jones[1] của phổ hoang tưởng tự đại này.

 

Tuy nhiên, viễn cảnh này thúc đẩy các lực lượng phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ khẩn trương phát triển và sử dụng các lớp lá chắn tên lửa được thiết kế ra để tránh cho đất nước bị tấn công. Cuộc phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên - kết hợp với thành công gần đây của “Vòm Thép” của Israel trong việc xua đuổi những cuộc tấn công bằng tên lửa từ giải Gaza - sẽ chỉ kích thích thêm sự trợ giúp cho phòng thủ tốt hơn.

Nhưng bên ngoài phòng thảo luận kín của các nhà nghiên cứu chính sách ngoại giao, dường như những cái đầu lạnh hơn đang thắng thế.

 Rand Corp (một Think-tank phi lợi nhuận nghiên cứu chính sách toàn cầu) gần đây dội một gáo nước lạnh vào mối đe doạ tên lửa Bắc Triều Tiên. “Bắc Triều Tiên không hành động như một nơi phát triển và chế tạo một số lớn những hệ thống tên lửa tương đối phức tạp. Nó thiếu một chương trình thử tên lửa đáng tin cậy, và đặc biệt, vấn đề quan trọng là chất lượng của những sản phẩm của nó,” báo cáo Tháng Mười kết luận. “Có những dấu hiệu mạnh mẽ rằng những tên lửa Bắc Triều Tiên không đặt ra một mối đe doạ nào nghiêm trọng như thế.”

Ở Seoul, Ngân hàng Nam Hàn và Bộ trưởng tài chính của nước này đã tổ chức những cuộc họp khẩn cấp ngay sau vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên. Nhưng các nhà đầu tư đã không quan tâm. Mặc dù có tin này, đồng uôn của Nam Hàn vẫn tăng giá so với đồng đô la đến mức cao nhất trong 15 tháng qua.

 

Hiếu Tân dịch

131212



[1] Jim Jones: (1931-1978), người sáng lập và lãnh tụ giáo phái ‘Thánh đường Nhân dân’, kẻ gây ra cuộc tự sát tập thể giết chết (bằng cưỡng bức) 978 thành viên của nó ở Jonestown, Guyana. Hơn 200 trẻ em đã bị giết ở Jonestown, chủ yếu bằng đầu độc

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2385
Ngày đăng: 15.12.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Tổng thống và rượu - Huỳnh Văn Úc
Tổng thống suốt đời - Huỳnh Văn Úc
Khodorkovsky-Tỷ phú sau chấn song sắt - Huỳnh Văn Úc
Alexey Navalny - Huỳnh Văn Úc
Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào - Trần Ngọc Cư
Đối với Trung Quốc, Mỹ là nỗi ám ảnh duy nhất - Trần Ngọc Cư
Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ - Trần Ngọc Cư
Tăng cường quan hệ mậu dịch tại châu Á - Trần Ngọc Cư
“Giấc mơ Mỹ” là huyền thoại: Stiglitz bàn về “Cái giá phải trả cho tình trạng bất bình đẳng” - Trần Ngọc Cư
Bắc Kinh tránh né Đối thoại Shangri-La - Trần Ngọc Cư
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)