Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
836
116.663.363
 
Những nhà độc tài ưa thích của Trump: Trong những tên bạo chúa bị phỉ nhổ, ứng viên Đảng Cộng hòa tìm thấy những nét để ca ngợi.
Hiếu Tân

 

 

https://www.washingtonpost.com/politics/trumps-favorite-dictators-in-reviled-tyrants-gop-nominee-finds-traits-to-praise/2016/07/06/8debf792-4385-11e6-bc99-7d269f8719b1_story.html?hpid=hp_hp-top-table-main_no-name%3Ahomepage%2Fstory

 


Tổng thống Iraq Saddam Hussein giơ cao một cây súng trong lễ duyệt binh  31 tháng 12 năm 2000, ở Baghdad.  (Jassim Mohammed/Associated Press)

 

 Jose A. DelReal  

Washington Post, 6 tháng 7, 2016 

 

Hiếu Tân dịch

 

Việc Donald Trump thường xuyên ca ngợi các chính phủ và các cá nhân độc tài tuần này đã bị xăm soi kỹ lưỡng sau khi ông ta có những lời tán dương cựu độc tài Iraq Saddam Hussein, kẻ mà những vi phạm quyền con người và giúp đỡ bọn khủng bố quốc tế đã đưa ông ta thành kẻ thù số một của nước Mỹ trong nhiều thập kỉ.

“Ông ta là người xấu, thật sự là xấu. Nhưng bạn có biết ông ấy làm tốt điều gì không? Ông ấy đã giết những kẻ khủng bố. Ông ấy đã làm việc đó thật tốt.” Trump nói trong cuộc vận động bầu cử ở Raleigh, N.C., tối hôm Thứ Ba. “Chúng không đếm xỉa đến những quyền của họ, - chúng không nói chuyện, chúng là những kẻ khủng bố, chấm hết. Hôm nay, Iraq là Harvard của đối với khủng bố. Anh muốn thành một kẻ khủng bố, anh đến Iraq. Nó giống như Harvard. Ôkê? Thật đáng buồn.”

Nhận xét ấy khơi dậy những nỗi lo lắng của những nhà lập pháp và những người lập chính sách ngoại giao của đảng Cộng hoà, nhiều người trong số họ gần đây đã ngày càng chán ngán với những phàt biểu buông tuồng và đầy dọa dẫm của Trump về các mối quan hệ quốc tế. Nhiểu nhà bình luận của cả hai đảng cũng nói rằng người được cho là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà đang tung ra một thế giới quan đen tối đáng lo ngại, khiến cho các cử tri phải cân nhắc thận trọng.

“Việc này tiếp sau một xu hướng nhiễu loạn của Trump liên quan đến cách các bạo chúa tàn ác hành xử trên đất nước của họ. Tôi thật sự nghĩ rằng có cái gì đó đen tối trong cách nhìn thế giới của Trump,” nhà chiến lược của đảng Cộng hoà Tim Miller, một cựu trợ lí của Jeb Bush người đóng vai trò quan trọng trong cuộc vận động chống Trump nói. “Khi một người vận động tranh cử tổng thống thường xuyên ca ngợi những kẻ độc tài phi dân chủ bạo ngược và những phương pháp của chúng, tôi nghĩ sẽ là chính đáng khi lo ngại rằng đó cũng là những phương pháp mà họ có thể quan tâm sử dụng nếu cần.”

Trump bình luận về hồ sơ Hussein nhiều lần trong suốt thời kỳ bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa, nói rằng Iraq lẽ ra có thể đã khá hơn nếu Hussein vẫn tiếp tục cầm quyền, một phần nhờ những chiến thuật tàn bạo của ông ta (Hussein) chống những người không phục tùng. Trump cũng nói một cách tùy tiện như vậy vào tháng Mười Hai về việc Hussein sử dụng vũ khí hóa học chống người Kurd: Saddam Hussein mới ném một chút gaz mọi người đã cuồng cả lên. “Ối, ông ta đang sử dụng khí độc đấy!”

Trump cũng liên tục ca ngợi  Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà độc tài Bắc Triều tiên Kim Jong Un là “những lãnh đạo mạnh,” “không giống như những gì chúng ta có trên đất nước này,” khi nhắc đến sự kiểm soát họ áp dụng với nhân dân của họ. Khi Putin tán tụng Trump vào năm ngoái, Trump gọi đó là “vinh dự lớn,” và những người thích đùa đã vẽ trên tường ở nhiều thành phố những bức tranh mô tả hai người đàn ông này đang hôn nhau.

Vào tháng Giêng, ông ta còn mơ tưởng đầy thiện ý về việc củng cố quyền lực bạo ngược của “người hùng” Bắc Triều Tiên.

“Nếu bạn nhìn vào Bắc Triều Tiên, người đàn ông này, tôi muốn nói, ông ta giống như một người điên, ôkê? Và bạn phải công nhận thế lực của ông ta,” Trump nói trong cuộc vận động bầu cử ở Iowa. “Ông ấy bước vào chính trường, ông ấy chiếm lĩnh, và ông ấy là ông chủ. Điều ấy thật kì diệu. Ông ấy quét đi một ông dượng. Ông ấy quét đi người này, người kia.”

Kim đã chính thức bị Hoa Kỳ trừng phạt vì những vụ xâm phạm nhân quyền hôm Thứ Tư.

Những lời bình luận về Hussein tuần này vấp phải sự giận dữ đặc biệt, một phần vì cuộc đua đã thật sự đi vào giai đoạn tổng tuyển cử và bởi vì hồ sơ tàn bạo của Hussein và lịch sử lâu dài xung đột với Hoa Kỳ, trong đó có âm mưu ám sát không thành Tổng thống hồi đó là George H.W. Bush.

Những bình luận vừa qua của Trump về việc này bị những sự việc khác điên rồ hơn, quái đản hơn, nhục nhã hơn che mờ, nhưng nó mới lộ ra hôm qua,” Miller nói.

Phe vận động cho bà Cliton tung ra một tuyên bố của cố vấn cao cấp của Clinton, Jake Sullivan, trách mắng xét đoán chính sách ngoại giao của Trump – và tìm bảo vệ cho Clinton trong vụ rắc rối do việc FBI phát giác bà sử dụng thư điện tử cá nhân khi còn làm ngoại trưởng.

Chủ tịch Hạ Nghị viện Paul D. Ryan (R-Wis.), người đã tán thành Trump ứng cử, tự tách mình ra xa một cách quyết liệt khỏi những lời bình luận của vị ứng viên này về Hussein. “Ông ta là một trong những kẻ độc ác nhất thế kỉ 20. Ông ta đã phạm tội diệt chủng đối với chính nhân dân của mình bằng cách sử dụng vũ khí hóa học,” Ryan nói trên kênh Fox New hôm thứ Ba vừa rồi.

Trong số những đảng viên Cộng hoà khác, những người ủng hộ đáng tin cậy nhất của Trump đưa ra những lời chống đỡ nói lấy được, trong khi vào hôm thứ Tư những người khác giữ khoàng cách của họ.

“Bình luận của ông ấy chỉ là một bình luận thật sự rằng Hussein không có vấn đề về khủng bố,” Chris Collins (nghị sĩ đảng Cộng hòa, bang NewYork), một trong những người nhiệt tình khích lệ Trump ở Quốc hội nói. “Nhưng một khoảng trống được tạo ra khi ông ta bị hạ bệ và khi đó Barack Obama không có một kế hoạch nào, rồi sau đó là bắt đầu của ISIS.”

Những đảng viên Cộng hòa khác tỏ ra nghi ngại nhiều hơn.

“Tôi chắc chắn sẽ không phản đối bất kì ai nói rằng Saddam Hussein đã làm nhiều điều tồi tệ. Nhưng ông ta đã giết nhiều người – không chỉ những kẻ khủng bố. Như vậy, ông ta không phải là bạn của Hoa Kỳ,” Tom Cole, (nghị sĩ đảng Cộng hòa, bang Oklahoma), một người ủng hộ Trump nói.

Cole nói thêm, “Tôi không có bất kì nghi ngờ nào rằng bất kì ai nhìn vào hồ sơ của Saddam Hussein có thể nhận ra ông ta là một kẻ ác khủng khiếp đến thế nào. Và không có ông ta thế giới tốt đẹp hơn.”

Peter T. King (nghị sĩ đảng Cộng hòa, bang NewYork), một diều hâu an ninh quốc gia, người ủng hộ Trump trên danh nghĩa, đưa ra một câu trả lời ngắn gọn. “Tôi ủng hộ cuộc chiến ở Iraq. Tôi sẽ để sự việc ở đó thôi,” King nói.

Về chính sách đối ngoại, đại gia bất động sản tạo dáng một cách kì quái, lai điệu bộ “Mỹ trước hết” luân phiên giữa lời hứa hẹn đứng ngoài các cuộc xung đột ở nước ngoài, và những lời thề giết hàng loạt bọn khủng bố và nhằm đến cả gia đình chúng.

Những lời tuyên bố đều đặn – sai lầm – rằng ông ta luôn luôn chống chiến tranh Iraq, làm thất vọng những người Cộng hòa khác về cuộc xung đột này và nhằm đánh bà Clinton về chủ trương can thiệp sâu hơn vào Libya và Syria mà ông ta có lúc cũng đã ca ngợi. Ông ta luôn luôn đổ cho Hoa Kỳ – và đặc biệt chính quyền George W. Bush – làm mất ổn định Trung Đông với cuộc xâm lược Iraq năm 2003.

Nhưng ông ta cũng hứa bỏ bom Nhà nước Hồi giáo ở Syria và đã ra tín hiệu ủng hộ việc gửi một đạo quân Hoa Kỳ tới Trung Đông.

Lối hùng biện thả phanh của Trump về chính sách ngoại giao đã bộc lộ những vấn đề rõ ràng đối với chiến dịch của ông ta, trong cố gắng tranh thủ những bộ óc ngoại giao nghiêm chỉnh. Nhìều người sợ rằng uy tín chuyên môn của họ sẽ bị hủy hoại nếu tham dự vào hoạt động của Trump.

Những người vận động cho Trump chưa trả lởi một đòi hỏi có lời bình luận về những nhận xét mới nhất của Trump về Hussein. Nhưng trong một cuộc tranh luận bầu tổng thống hồi tháng Ba, Trump đã phải đối diện với những bình luận tương tự của Jake Tapper của CNN, người đã dồn ông ta về những nhận xét tốt đẹp của ông ta về các chính phủ độc tài toàn trị Trung Hoa và Nga. Tapper hỏi Trump về lời quả quyết của ông ta trong một phỏng vấn của tạp chí Playboy năm 1990, rằng cuộc tàn sát sinh viên của chính phủ Trung Hoa ở Thiên An Môn “cho anh thấy quyền năng của sức mạnh.”

Trump tránh xa lời gợi ý rằng ông ta ủng hộ cuộc đàn áp thẳng tay ấy, nhưng không thoái thác khi Tapper nhận xét rằng từ “sức mạnh” hầu như thường được dùng như một lời khen.

“Điều ấy không có nghĩa là tôi ủng hộ. Tôi nói rằng nó là một chính phủ mạnh, hùng cường đã xuống tay bằng sức mạnh. Họ dập tắt cuộc nổi loạn, nó là một sự việc khủng khiếp,” Trump trả lời, gọi một cách sai lầm cuộc biểu tình hoà bình là nổi loạn. “Nó không hề có nghĩa là tôi ủng hộ nó,” Trump trả lời. “Còn về Putin, tôi nghĩ Putin đã là một lãnh đạo rất mạnh đối với nước Nga. Ông ấy mạnh hơn lãnh đạo của chúng ta nhiều, tôi có thể nói với anh như thế. Tôi muốn nói, cho nước Nga”

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2974
Ngày đăng: 08.07.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ Brexit nhìn ra: phe dân túy Châu Âu lội ngược dòng chống lại xu thế nhập cư và toàn cầu hóa - Hiếu Tân
Người dân Venezuela nổi lên cướp bóc khi cái đói thít chặt đất nước. - Hiếu Tân
Lời lẽ mạnh mẽ của Mr. Obama về khủng bố - Hiếu Tân
Philippines dường muốn tách khỏi liên minh an ninh lâu dài với Mỹ - Hiếu Tân
Làm thế nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump? - Hiếu Tân
Tính cách Mao-it của Donald Trump - Hiếu Tân
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa - Hiếu Tân
Các nhà văn Mỹ gửi thư ngỏ phản đối Donald J. Trump - Hiếu Tân
Venezuela đi từ tồi tệ đến thảm họa - Hiếu Tân
Aung San Suu Kyi và Sùng bái Cá nhân - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)