Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
801
116.677.734
 
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 2
Hiếu Tân

Keith Gessen, New Yorker,  13/5/ 2011


http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/

2011/05/23/110523crat_atlarge_gessen?currentPage=all

 

2.

Những cuộc gặp ở Loeningrad thì tầm thường hơn, nhưng Brodsky và những bạn thơ thân nhất của anh - Bobyshev, Anatoly Naiman, và Evgeny Rein, “ban nhạc thần kỳ” tận dụng chúng ở bất kỳ nơi nào có thể. Trong hồi ký của mình Bobyshev nhớ lại Brodsky đã kéo ông đến mép thành phố để Brodsky có thể đọc mấy bài thơ cho một nhóm sinh viên nghe. Bobyshev bỏ ra về sớm.

 

Về bản thân những bài thơ, Loseff có lý lẽ thuyết phục rằng những tác phẩm ban đầu – trước khi Brodsky bị bắt - chất lượng không đều, đôi khi vay mượn. Nhưng ngay từ đầu Brodsky là một trong những nhà thơ có thể viết với một nội tâm thành khẩn và khiến họ có vẻ như đang mô tả một hiện tượng hoàn toàn có tính xã hội. Các bài thơ ấy lãng mạn, châm biếm và hiện đại một cách thoải mái. Có một sự nối dài đường lối thơ ca như của Eliot, và một cảm giác gây ngạc nhiên khi nhịp điệu và tiết tấu được duy trì, và có cả ảnh hưởng rõ rệt của các nhà thơ trừu tượng Anh, những người buộc tình yêu thơ của họ với những suy tư triết học – trong trường hợp Brodsky, luôn luôn liên hệ với thời gian và không gian. Đi tìm những sự tương đương trong Anh ngữ, Robert Hass đã viết rằng Brodsky nghe có vẻ như “Robert Lowell khi Lowell nghe có vẻ như Byron.” Tuy nhiên, là một gương mặt văn hóa Nga, Brodsky giống với Allem Ginsberg hơn (sau này Brodsky còn được Allen dẫn đi mua quần áo cũ ở New York “Allen mua chiếc vét tông tuxido có năm đô la!” ông kể với Loseff, ông này băn khoăn tại sao một kẻ lập dị lại cần ăn mặc chững chạc). Với Ginsberg và các bạn ông, tự do nằm trong việc phá vỡ những ranh giới của thi pháp truyền thống; đối với Brodsky và các bạn bè ông, tự do đến từ việc tái lập các truyền thống mà Stalin đã cố công tiêu hủy. Brodsky có khả năng tìm những cách đáng ngạc nhiên để làm việc đó, dường như không phải cố gắng gì, và luôn luôn giữ được bình thản và thờ ơ. Những bài thơ đầu tiên của ông mô tả người kể chuyện đi bộ từ ga xe lửa về nhà; người kể chuyện lang thang qua những nơi chốn ở Lenngrad mà anh ta thường lai vãng, người kể chuyện theo dõi một cặp vợ chồng mới cưới cãi nhau, tự hỏi bản thân liệu có cô độc mãi không. Bài thơ cuối cùng này ngẫu nhiên có tên “D.B. thân mến,” ý muốn nói đến Dmitri Bobyshev, người vào lúc đó đang có cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

 

Loseff cho biết lần đầu ông nghe Brodsky đọc thơ. Đó là vào năm 1961. Trước đó ít lâu, một người bạn đã đưa cho ông một chùm thơ của Brodsky, nhưng đánh máy mờ quá (bản thảo samizdat thường được đánh máy mỗi tệp ba hay bốn bản một lần), và Loseff không thích hình dạng những dòng thơ, đặc biệt trong những bài thơ đầu của Brodsky, cứ kéo dài ra mãi. “Tôi đã cố gắng để đọc to chúng lên cách nào đó,” Loseff nhớ lại. Nhưng lúc này một nhóm bạn đã tập hợp trong căn hộ tập thể nơi Loseff và vợ sống, và không thể không có Brodsky. Anh bắt đầu đọc bản ballad dài của mình “Những ngọn đồi” và Losell ngạc nhiên. “Tôi nhận ra rằng rốt cuộc đây là những bài thơ mà tôi vẫn hằng mơ tưởng đến, mà thậm chí không hề biết chúng…Nó giống như một cánh cửa đã mở ra một khoảng trời rộng mở mà chúng tôi chưa bao giờ từng biết hay từng nghe nói đến. Chúng tôi đơn giản không hề nghĩ rằng thơ ca Nga, rằng ngôn ngữ Nga, rằng ý thức Nga có thể chứa đựng những khoảng trời như thế.”

 

Nhiều người cũng cảm thấy thế khi lần đầu bắt gặp những bài thơ của Brodsky. Một người bạn nhớ lại trong một cuộc làm việc với KGB vào khoảng thời gian đó, anh không thể kìm lòng nói với người đang thẩm vấn anh rằng, trong tất cả những người mà anh biết, Brodsky là người có khả năng nhất giành giải Nobel. Đó là một thời kỳ của hy vọng và nghị lực vô biên của thế hệ; phải có ai làm hiện thân cho nó. Điều quan trọng là những bài thơ của Brodsky có tính chất đương đại và địa phương. Cũng quan trọng là, trong việc chúng mang nợ chủ nghĩa hiện đại Anglo-American, chúng đã kết nối nhóm nhỏ các nhà thơ Leningrad với bạn đọc trong thế giới rộng lớn. Và quan trọng hơn cả là, trong sự trung thành về sáng tạo với một truyền thống đã lỗi thời về hình thức, chúng đã kết nối thế hệ của họ với những nhà thơ lớn của nước Nga trong quá khứ: Nadezhda Mandelstam, vợ góa của nhà thơ, đã tuyên bố Brodsky là một Mandelstam thứ hai.

 

Rồi đến tháng Mười năm 1962, Khruschev phải đối đầu với Tổng thống Kennedy trong vụ chở những tên lửa Liên xô gửi cho Cuba. Sau một cuộc dàn hòa căng thẳng, Liên xô phải bẽ bàng rút lui, và Khruschev bị trong nước chỉ trích nặng nề. Chỉ vài tuần sau vụ khủng hoảng tên lửa Cuba, ông quật tơi bời một nhóm họa sĩ trẻ tại một cuộc triển lãm ở Moscow, nói họ là những kẻ “faggot” (đồng dâm nam). Thời kỳ tan băng chấm dứt. Một năm sau, Brodsky bị buộc tội sống ăn bám trên lưng nhân dân Liên xô vĩ đại.

 

Trong giới trí thức, sau này đã trở thành một niềm tin nếu không phải chính xác là một niềm kiêu hãnh, rằng chế độ Xô viết đã có trực giác về tầm vĩ đại của Brodsky sớm hơn về bất kỳ ai khác. Loseff đã làm xẹp hơi quan niệm này; ông giải thích rằng sáng kiến bắt giữ đến từ người đứng đầu một bộ máy theo dõi dân chúng; ông ta đã nghe tiếng tăm của Brodsky ở địa phương, và tình cờ Brodsky lại sống trong phạm vi quyền hạn pháp lý của ông ta ở Leningrad. Chỉ có thế thôi. Chế độ Xô viết vấp phải một trong những thần kỳ lớn lao trong lịch sử ngôn ngữ Nga hầu như bằng một sự ngẫu nhiên.

 

Phiên tòa Brodsky diễn ra trong hai kỳ xử, cách nhau nhiều tuần, vào tháng Hai và tháng Ba năm 1964; trong khoảng thời gian đó, Brodsky bị giam giữ trong một bệnh viện tâm thần, trong đó người ta chứng nhận rằng anh có đủ năng lực tâm thần để làm việc. Phiên tòa là một trò hề, các phán quyết của nó đã được định đoạt từ trước. Bên ngoài phòng xử án có một tấm biển ghi “Phiên tòa xử kẻ ăn bám Brodsky”, một phán quyết vội vã trước khi xét xử. Bên trong, không có vị quan tòa nào mà cũng chẳng có nhân chứng chống lại Brodsky nào có bất kỳ quan tâm nào đến thơ của anh. Brodsky, vẫn đang bị cấm xuất bản, kiếm tiền hoàn toàn bằng dịch thuật, đôi khi dịch thơ từ những bản dịch xuôi theo nguyên văn mà anh không biết ngôn ngữ gốc; những người kết tội anh muốn biết làm sao có thể như thế được, và ở đây liệu Brodsky có bóc lột người cộng tác với anh trong những công việc như thế không? Phần lớn phiên tòa xoay sang vấn đề liệu viết lách có phải là một công việc thực sự không nếu nó không mang lại hay mang lại rất ít thu nhập?

 

CÔNG TỐ NHÂN DÂN: Chúng tôi đã kiểm tra. Brodsky nói anh ta đã kiếm được 150 rup từ một công việc, nhưng thật ra chỉ có 37.

BRODSKY: Đấy là tạm ứng! Đấy chỉ là tạm ứng! Nó chỉ là một phần số tiền tôi sẽ nhận sau đó.

Brodsky lúc đó chưa đầy hai mươi bốn tuổi. Rein, bạn anh, nhớ lại kỳ xử thứ hai rơi vào Maslenitsa, hay Tuần lễ Bơ như thế nào, dịp lễ truyền thống ăn bánh kếp vào trước tuần chay. Vì vậy, Rein và một số bạn đến tiệm ăn ở Khách sạn Châu Âu để ăn bánh kếp. Sau đó, lúc bốn giờ, họ đến phòng xử án. Nói cách khác, không phải tất cả mọi người đều có cảm giác về mức độ nghiêm trọng của vụ này.

Nhưng Brodsky biết. Trong suốt phiên tòa ngắn ngủi, anh trông có vẻ nghiêm trang, lặng lẽ, lễ độ, và vững tin vào điều mà anh sinh ra trên đời để làm:

QUAN TÒA: nói cho Tòa biết tại sao giữa các công việc bị cáo không làm việc và sống một lối sống ăn bám?

BRODSKY: Tôi đã làm việc giữa các công việc. Tôi làm những việc mà hiện nay tôi đang làm: viết các bài thơ.

QUAN TÒA: Anh viết cái-gọi-là những bài thơ? Và việc anh cứ thay đổi công việc luôn xoành xoạch ấy có lợi gì?

BRODSKY: Tôi bắt đầu làm việc khi tôi 15 tuổi. Mọi thứ đều thú vị đối với tôi. Tôi thay đổi công việc là vì tôi muốn học hỏi nhiều về cuộc sống, về nhân dân.

QUAN TÒA: Anh đã làm gì cho tổ quốc của anh?

BRODSKY: Tôi làm thơ. Đó là công việc của tôi. Và tôi tin rằng, tôi xác quyết rằng những gì tôi đã viết sẽ có ích cho nhân dân không chỉ hôm nay mà cả các thế hệ mai sau.

QUAN TÒA: Vậy anh nghĩ cái-gọi-là những bài thơ của anh có ích cho nhân dân?

BRODSKY: Tại sao ông nói về những bài thơ rằng chúng là “cái-gọi-là”

QUAN TÒA: Chúng tôi nói thế bởi vì chúng tôi không có bất cứ ý niệm gì về chúng.

Cuối cùng, quan tòa khép án “cái-gọi-là” nhà thơ năm năm lưu đày và lao động ở tận phương bắc, để uốn nắn anh ta.

 

Về chủ đề sự lưu đày của Brodsky, Loseff một lần nữa lại buộc phải làm bạn đọc thất vọng, những người lớn lên quen nghĩ về nhà thơ như  một người tiêu phí thời gian của mình ở Gulag[1]. Việc giam giữ ông trong một bệnh viện tâm thần giữa hai lần xử án quả thật là khốn khổ. Mười tám tháng sống trong làng Norenskaya là quãng thời gian đẹp nhất đời ông.

 

Norenskaya cách Leningrad ba trăm năm mươi dặm (560 km) và Brodsky có thể tiếp khách đến thăm. Mẹ anh đến thăm anh; các bạn Rein và Naiman đến thăm; người yêu của anh Basmanova đến thăm. Ngay cả Bobyshev cũng đến thăm! (Anh ta đi tìm Basmanova). Brodsky thuê một căn nhà lá nhỏ trong làng và mặc dù nó không có lò sưởi trung tâm hay đường ống nước, nó là của riêng anh, như một khách thăm đã ngạc nhiên nói. “Đối với thế hệ chúng tôi nó là một sự xa xỉ không thể tưởng tượng được,” vị khách đó nhớ lại. “Iosif hãnh diện khoe lãnh thổ của anh.” Brodsky có một chiếc máy chữ và đang đọc rất nhiều W.H. Auden. Tóm lại, nó là một Yaddo[2] hơn là Gulag.

 

Nhưng chẳng làm gì được với truyền thuyết một khi nó đã được tạo ra. Một tiếu lâm đen nổi tiếng của Akhmatova vào thời gian anh bị bắt – “Cái tiểu sử mà họ đang viết cho anh bạn tóc đỏ của chúng ta mới khủng khiếp làm sao” chỉ là một nửa câu chuyện. Sau khi bị bắt, Brodsky gặp được cơ hội này, anh viết tự truyện của bản thân. Bản ghi tốc ký phiên tòa, do một nhà báo can đảm tên là Frida Vigrodova làm, nhanh chóng xuất hiện dưới dạng samizdat và được gửi ra nước ngoài, tại đó nó được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng. (Ở Mỹ nó xuất hiện trong The New Leader). Một chiến dịch có phối hợp do Akhmatova dẫn đầu và có Jean-Paul Sartre tham gia dẫn đến kết quả Brodsky được thả trước thời hạn. Vào thời gian anh trở lại Leningrad cuối năm 1965, Brodsky đã nổi tiếng thế giới và đã phát triển thành một nhà thơ sâu sắc. Bobyshev đã không còn cơ hội nào nữa.

 

Năm 1967, Basmanova sinh cho Brodsky một đứa con trai, rồi lại chia tay với ông lần nữa. Akhmatova đã chết năm trước, để lại dàn nhạc thần kỳ đã ly tán tự chống đõ lấy. (Bobyshev đặt tên lại cho nó là “những đứa con côi của Akhmatova.”) Brodsky vẫn tiếp tục viết thơ và đi vòng quanh Liên xô. Khi các học giả phương Tây đến Leningrad, họ đến thăm ông. Thơ ông đi vào giai đoạn chín và hoàn tòan đạt đạo.

 

Brodsky tiếp tục mô tả cuộc đời ông. Một bài thơ nhắc đến cuộc gặp gỡ bên bờ biển giữa hai người bạn, và tiếp tục như sau:

 

Bao cơn sóng đã tràn qua từ thuở ấy,    

Trên bờ, bạn tôi chết đuối       

trong sự ngu tín nông cạn mà cay

đắng của mình; và tôi bắt đầu

lên đường đi lang thang   

 

Ông cũng tiếp tục mô tả và hồi tưởng về tình yêu của ông với Basmanova.

Trích từ “Sáu năm sau,” theo bản dịch của Richard Wilbur:

 

Những năm tháng bên nhau dài lâu đến nỗi     

Mỗi khi tuyết bắt đầu rơi thì tưởng chừng 

không bao giờ ngừng lại;                                      

đến nỗi sợ rằng những bông tuyết kia có thể

làm cho đôi hàng mi nàng nhăn lại,                         

tôi đã lấy bàn tay che chắn, và chúng giả vờ

như không biết rằng đôi hàng mi chở che đôi mắt ấy đang chớp chớp trong lòng bàn tay tôi như những cánh bướm.

Liên xô không đủ chỗ cho cả Brodsky và những người Cộng sản. “Nhà cầm quyền không thể không cảm thấy bị xúc phạm bởi mỗi việc anh làm” Andrei, bạn ông, viết. “Bởi việc làm của anh, bởi anh không làm việc, bởi anh đi khắp nơi, anh đứng, ngồi bên một chiếc bàn, hay nằm xuống và ngủ.” Brodsky vẫn liên tục cố gắng để các bài thơ của ông được xuất bản, nhưng không kết quả. Có lúc, hai nhân viên KGB hứa xuất bản một tập thơ của ông trên giấy Phần Lan thượng hạng, chỉ cần thỉnh thoảng ông viết báo cáo về những người bạn giáo sư nước ngoài của ông. Trong phong trào nhân quyền bất đồng chính kiến đang lớn mạnh mà vụ án của chính ông đã góp phần xúc tác, cũng không có chỗ nào dành cho ông. Quan hệ của ông với những người bất đồng chính kiến gần giống với quan hệ của Bob Dylan với phong trào sinh viên Mỹ thời đó: kính nhi viễn chi.

 

(còn tiếp)



[1] Cơ quan nhà nước quản lý hệ thống các trại cưỡng bức lao động cải tạo.

[2] Một điền trang ở Sagatora Spring, New York, là nơi tạo điều kiện cho các nghệ sĩ đến sáng tác.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2371
Ngày đăng: 18.05.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Còn tiếp - Hiếu Tân
Những kẻ khủng bố cũng có quyền: Luật quốc tế nói gì về việc giết Bin Laden - Hiếu Tân
Mao trên điện thoại di động của bạn: Một sự nghiệp Cộng sản mới xây dựng trên quá khứ. - Hiếu Tân
Những giọt nước mắt của Ottrando: Một người lính cứu hỏa New York và cái chết của Osama. - Hiếu Tân
Những tư tưởng lỗi thời. - Hiếu Tân
Sai lầm lớn của Bin Laden: những gì Osama không bao giờ hiểu về tinh thần Mỹ - Hiếu Tân
Những người nghi vấn về cái chết thế chỗ những người nghi vấn về nơi sinh vừa rút khỏi. - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 1 - Hiếu Tân
Người Khả Dung: Một cú chạm nhẹ của cái chết đã dạy David Eagleman những gì về những bí mật của thời gian và bộ não. 2- hết - Hiếu Tân
Phỏng vấn chuyên gia Đức về chủ nghĩa khủng bố: Không có ai trong Al-Qaida có thể thay thế được Bin Laden. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)