Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
851
116.683.228
 
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp theo và hết
Hiếu Tân

Bernhard Zand. Spiegel, 8/3/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,749537,00.html

 

Phần 3: Thời đại của các bạo chúa  

 

Trong ba tuần qua, phiên bản tiếng A Rập của đại bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên Internet đã đưa vào hai mục từ dưới thuật ngữ “cách mạng Ai Cập”: cuộc cách mạng ngày 23 tháng 7, 1952 và cuộc cách mạng ngày 25 tháng Giêng, 2011. Ngày trước đánh dấu quốc khánh của Ai Cập, nhưng việc ngày 25 tháng Giêng thay thế nó chỉ còn là vấn đề thời gian.

 

Đến lúc đó, cuộc cách mạng tháng Bẩy 1952 sẽ là lịch sử - nhưng là một mẩu lịch sử mà không có nó thì người ta không thể hiểu được “Ngày Phẫn nộ” bắt đầu ở Ai Cập cách đây năm tuần. Với một cuộc đảo chính do “Phong trào Sĩ quan Tự do” xung quanh Gamal Abdel Nasser dàn dựng tháng Bẩy năm 1952, nhà nước cảnh sát và quân đội đã tự dựng lên trong thế giới A Rập, đánh dấu sự khởi đầu của những chế độ bạo tàn mà ngày nay nhân dân trong vùng đang tự giải thoát ra khỏi chúng. Đây là căn bệnh trầm trọng thứ hai mà phần này của thế giới đã chịu trong 60 năm.

 

Phe nhóm xung quanh vua Farouk I, một tay máu mê cờ bạc phì nộn và nghiện rượu, mà các sĩ quan Ai Cập đầy sang Italy, là một lũ người thối nát và vô dụng như những ông vua và tổng thống khác vẫn còn trong dinh sau các thời kỳ thuộc địa và nửa thuộc địa dưới sự ủy trị của Anh và Pháp – từ Baghdad đến Tripoli đến Damascus.

 

Chán ghét sự nhu nhược của các chế độ này so với các chính quyền thực dân trước kia và và một Israel đang ngày càng mạnh lên, Nasser, con người có sức lôi cuốn, đã làm một tấm gương cho Ai Cập. Ông xây dựng một nhà nước dân tộc chủ nghĩa, liên A Rập, mà ông dần dần cai trị bằng nắm đấm thép. Ông quốc hữu hóa các doanh nghiệp, đầu tiên từ những công ty lớn rồi đến những công ty nhỏ hơn, và bằng cách làm thế, đã đuổi các cộng đồng thiểu số Armenia và Hy Lạp cố thủ trong cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dầu đã trở thành bộ phận chính thức của Phong trào Không Liên kết, Ai Cập vẫn rơi  vào ảnh hưởng của Liên xô đầu những năm 1960.

 

Sự tôn sùng đối với Nasser

 

Nasser đã khủng bố dã man các kẻ thù chính trị và các thành viên của Tổ chức Islamist Huynh đệ Hồi giáo. Ông ta đã cho các nhân viên gián điệp xâm nhập các nước láng giềng không hoan nghênh mô hình xã hội của ông, các nước như A Rập Saudi và Jordan, cả hai nước này có những ảnh hưởng bộ lạc mạnh mẽ. Ông ta ủng hộ các nước khác chiến đấu chống lại các kẻ thù của ông ta, như Syria và Cộng hòa A Rập Yemen, với những hoạt động quân sự nói chung thất bại thảm hại.

 

Nhưng các sĩ quan đầy tham vọng trong các nước A Rập khác bị tấm gương Nasser gây ấn tượng sâu đậm. Nhiều nhà độc tài và bạo chúa tương lai ở Trung Đông, như Saddam Hussein ở Iraq, Gadhafi ở Libya và Saleh ở Yemen, mặc dầu không luôn luôn nhất trí với nhau, trước sau đều tôn sùng lãnh tụ Ai Cập. Cuộc đảo chính của Phong trào Sĩ quan Tự do ở Cairo được kế tiếp bởi các cuộc nổi loạn cung đình ở Baghdad (1958), Sana’a (1962) và Tripoli (1969).

 

Các chế độ lên nắm quyền ở các nước này giống như chế độ của Nasser. Chúng là Liên A Rập, dân tộc chủ nghĩa và là những nhà nước cảnh sát và phe đối lập mau chóng bị đưa vào khuôn phép. Con người cá nhân A Rập bị đập nát trong các nhà tù tra tấn ở Ai Cập, Iraq, SyriaLibya. Những hậu quả của việc hủy hoại phẩm giá con người A Rập phải mấy thập kỷ sau mới hiện ra. “Thảm kịch Mỹ ngày 11 tháng Chín được sinh ra trong các nhà tù A Rập,” Tác giả Mỹ Lawrence Wright viết trong cuốn sách của ông “Ngọn tháp mờ: Al-Qaida và con đường đến ngày 11/9.”

 

Nasser tạo ra nguyên mẫu của nhà nước cảnh sát đàn áp, mà tuổi trẻ của thế giới A Rập ngày nay đang nổi lên chống lại. Thậm chí những kẻ thống trị ở Vịnh Persic một thời đã là những kẻ thù tệ hại nhất của ông ta, cũng tổ chức lực lượng cảnh sát của họ trên cơ sở kiểu mẫu của ông.

Những đất nước của kẻ cướp tham nhũng

 

Di sản chính trị của Nasser cũng có hàm ý về kết quả tiềm tàng của các cuộc cách mạng A Rập. Phương Tây có lẽ đã sai khi theo gương của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ở Iraq và đối xử với những tàn dư thảm hại của các chế độ này giống như nó đã làm với các chế độ toàn trị ở châu Âu, ủng hộ việc giải tán các chính phủ và các bộ máy đảng, như Bush đã làm ở Iraq năm 2003. Những nhân vật như Mubarack, cựu tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali hay Gadhafi không nên so sánh với những người như Hitler và Stalin, như tác giả Libya Hisham Matar nói tuần này, mà nên so sánh với những tội phạm như Al Capone.

 

Họ để lại đằng sau các nước băng đảng trộm cướp tham nhũng và những xã hội được tổ chức tồi đòi hỏi phải giáo dục lại hàng triệu người. Các đảng chính trị đã đánh mất cái cốt lõi tư tưởng của chúng từ nhiều thập kỷ trước, nếu ban đầu chúng có một cốt lõi tư tưởng. Tư cách đảng viên của nhiều đảng cầm quyền chưa bao giờ là cái gì hơn một phương tiện để kiếm chác ít ra là những món lợi nhỏ mà tổ chức của họ ban cho trong một chế độ hoang tàn ảm đạm. Việc trừng trị tất cả mọi đảng viên sẽ là sai lầm.

 

Đặc biệt khó giải quyết đối với Trung Đông sau cách mạng là cái di sản của tệ sùng bái cá nhân Nasser đã in sâu vào thế giới A Rập: khuynh hướng của toàn hệ thống đối với những gương mặt cá nhân mà sự giống nhau của chúng được tả trong một quang cảnh phát ngán từ Mauritania đến Muscat, dưới dạng hàng ngàn hàng ngàn áp phích, tranh ảnh và những bức tượng phô trương.

 

Điều này thậm chí áp dụng cho những nước có tệ quan liêu như Ai Cập và Tunisia, nhưng đặc biệt cho những nước như Libya và Yemen nơi thực chất không có chính phủ và hệ thống hành chính ngoài phe nhóm lãnh đạo. Những nước này có lẽ chỉ có những cơ may bảo đảm ổn định tệ hại nhất trong tương lai có thể thấy trước, bởi vì những người như Gadhafi và Tổng thống Yemen Saleh sẽ không để lại đằng sau dù chỉ một cái khung cơ bản của một cấu trúc quyền lực mà một người khác có thể điền vào. Những nước này có thể được lợi nhiều nhất từ sự can thiệp trực tiếp của phương Tây để phòng ngừa sự sụp đỏ chính phủ giống như Somalia, dù là viện trợ nhân đạo từ cộng đồng quốc tế, viện trợ thiết lập một xã hội công dân hay thậm chí can thiệp quân sự.

 

Nắm lấy quân đội

 

Chỉ có một trong số những di sản của Nasser  có lẽ tỏ ra có giá trị trong những cuộc nổi dậy hiện nay trong thế giới A Rập, là quân sự hóa các xã hội A Rập, và truyền thống quân đội mạnh. Được chuẩn bị kém để đối phó với chiến tranh như Ai Cập và Tunisia, trong các cuộc cách mạng lãnh đạo quân sự tại hai nước này đã xử sự thận trọng và khôn ngoan, không tự cho phép họ bị lạm dụng để đàn áp cuộc nổi dậy.

 

Điều này mang lại hy vọng cho những nước có thể vẫn còn phải đối mặt với biến động cách mạng. Giống như Ai Cập và Tunisia, các nước Syria, Morocco và Algeria  cũng có chế độ cưỡng bức quân dịch, và các tướng lĩnh các nước này sẽ suy nghĩ kỹ càng và căng thẳng trước khi ra lệnh cho quân lính của họ bắn vào những người biểu  tình.  Tình hình này là khác ở những nước như Libya, kẻ độc tài đã sử dụng lính đánh thuê nước ngoài để đè bẹp sự chống đối của dân chúng, và các nước vùng Vịnh như Bahrian và A Rập Saudi, những kẻ thống trị các nước này duy trì lực lượng dân quân của các bộ lạc hoặc quân đội riêng, có một bộ phận là người nước ngoài.

 

Vẫn chưa rõ rằng sự điềm đạm của lãnh đạo quân đội Ai Cập và Tunisia có vượt qua được cuộc khủng hoảng  nghiêm trọng về cung cấp, có thể bùng ra bất cứ lúc nào, hay không. Cũng còn cần chờ xem liệu các tướng ở Cairo có theo  gương người Tunisia quay về doanh trại và chuyển giao quyền lực cho giới dân sự  hay không.

 

Hoa Kỳ có lẽ sẽ chịu các quân đội của Trung Đông, nhưng cả châu Âu nữa cũng buộc phải chấp nhận cái ý tưởng rằng đôi khi một trật tự quân đội còn hơn không có trật tự gì cả, và rằng ngay cả nhà nước toàn trị của Nasser có thể cũng đã để lại một công cụ có thể giúp Ai Cập vượt qua khỏi một thời kỳ quá độ khó khăn.

 

Phần 4: Giã biệt chủ nghĩa cộng sản, xin chào những người Islamit chiến đấu.

 

Phương Tây lúc đó đang trong thời kỳ khá tốt đẹp với người kế vị Nasser, Anwar al-Sadat. Đây phần nào là kết quả của cách thức đánh bóng bản thân của ông ta, nhưng cũng là  kết quả của sức mạnh thấy rõ; với sức mạnh ấy, vào đầu thập kỷ 70, ông ta bước chân lên con đường ký một hiệp ước hòa bình với Israel, lấy lại phẩm giá cho người Ai Cập. Tuy nhiên, trên hết, nó là một kết quả của Chiến tranh Lạnh.

 

Sadat đã vứt đi những cố vấn quân sự Liên xô mà Nasser đã mang vào. Ông hòa giải Ai Cập với các nước phương Tây mà bản thân Nasser đã xa lánh. Cuối cùng, ông thả các lãnh đạo của Huynh đệ Hồi giáo khỏi nhà tù, ít nhất là những người mà Nasser chưa hành hình.

Đây là một xu hướng rộng rãi trong những năm 1970 và đầu 1980, được phương Tây đặc biệt ủng hộ, để củng cố các lực lượng Islamist nhằm làm yếu các đảng cộng sản hoặc các nước và các tổ chức thân Liên xô, như PLO. Nhìn lại, rõ ràng là các hậu quả của chiến lược này là thê thảm. Nó gây ra căn bệnh thứ ba làm khốn khổ Trung Đông, và rốt cuộc cả phương Tây: chủ nghĩa Islamist chiến đấu.

 

Dù là Sadat ở Ai Cập, cựu Tổng thống Muhammad Zia ul-Haq ở Pakistan, cựu Thủ tướng Turgut Özal ở Thổ Nhĩ Kỳ hay tổ chức Wahhabite của A Rập Saudi, hay thậm chí Israel trong các lãnh thổ Palestin và Hoa Kỳ ở Afghanistan – trong cuộc Chiến tranh Lạnh mà mọi người theo đuổi thì nguyên tắc vẫn là kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta. Ai cũng được hoan hô, miễn là người đó chống cộng.

 

Những hậu quả không lường trước

 

Những hậu không lường trước của chính sách này gồm có Liên xô thất bại ở Afghanistan và sự sụp đổ của đế quốc Xô viết. Tuy nhiên, những hậu quả không lường trước của nó còn gồm cả những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín, 2001 cũng như sự Islamist hóa rộng rãi các xã hội A Rập, khiến nhiều người chào đón các cuộc cách mạng 2011 với quá nhiều lo âu bối rối.

Liệu có lý do gì để lo lắng như thế không? Liệu Ai Cập, Tunisia và những nước theo chân chúng có đi con đường mà Iran đã đi năm 1979 không?

 

Những sự kiện trong mấy tuần gần đây đã cho thấy, ít nhất là ban đầu, rằng không một nước nào trong số đó đến bây giờ đã có một dấu hiệu dù nhỏ nhất của một nhân vật nổi lên có thể so sánh với Ayatollah Ruhollah Khomeini, con người đã xúc tiến và cuối cùng đã cướp đoạt cuộc cách mạng Iran năm 1978 và 1979.

 

Trái lại ở Ai Cập, chiếc nôi của Hồi giáo chính trị, Huynh đệ Hồi giáo chỉ tham gia nổi dậy sau một thời gian dài ngập ngừng do dự. Cho đến nay, không có ai trong số các đại diện của nó hô hào cấm rượu, đòi hỏi phụ nữ phải đeo mạng che mặt hay kêu gọi một cuộc nổi dậy trong toàn thế giới Hồi giáo.

 

Tại Bahrain nơi giống như Iran năm 1979, ban đầu những người Shiite biểu tình chống chế độ, lãnh đạo của họ, Sheikh Ali Salman, đã nói rõ rằng ông không tin vào những nguyên tắc "Velayat-e faqih" của Khomeini hay “những nguyên tắc luật Islamist.” Ngược lại, ông luôn nói rằng ông và các đồng bào Shiite của ông, những người cảm thấy bị chế độ phân biệt đối xử, chỉ muốn cái cách và có một phần trong chính quyền. Tuy nhiên thứ Tư tuần trước một dòng người biểu tình ở Manâm lần đầu tiên đã trở nên chia rẽ. Đàn ông đàn bà đi tuần hành tách riêng.

Sự tập trung méo mó vào mối đe dọa Islamist

 

Sự vắng mặt đáng chú ý trong các cuộc cách mạng 2011 là giọng nói của lãnh tụ al-Qaida Osama bin Laden. Không có một lời nào phát ra từ ông hoàng của bóng tối, một người ít khi thấy không sẵn lòng lên tiếng trong những năm gần đây. Mặc dầu người phó của bin Laden, giáo sĩ Ai Cập Ayman al-Zawahiri, đã bình luận về các cuộc nổi dậy A Rập, nhưng bài diễn thuyết của ông ta đã bị chìm đi trong tiếng reo mừng của những người nổi dậy. Có vẻ như al-Qaida đã bị những cuộc nổi dậy của dân chúng A Rập làm cho bất ngờ như chính bản thân những kẻ độc tài A Rập.

Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa thánh chiến Hồi giáo quốc tế, chưa nói đến Hồi giáo chính trị nói chung, đã kết thúc. Các nước cực nghèo và được tổ chức yếu nằm trong nguy cơ trầm trọng, đặc biệt những nước như Yemen, nơi các phong trào Islamist cực đoan đã ăn rễ sâu. Ở Yemen tuần này, giáo sĩ kiệt xuất Abdul Majeed al-Zindani, biệt danh "sheikh đỏ[1]" và là một cố vấn của Osama bin Laden, đã tham gia vào cuộc nổi dậy và yêu cầu tạo ra một “nhà nước Islamist.” Ngay cả những nước như Tunsia và Ai Cập cũng không thoát khỏi cơn lở đất Islamist.

Nhưng cũng phi lý và khinh suất là đòi hỏi ngược lại, tức là các cuộc cách mạng 2011 nhất định phải kết thúc với sự quét sạch những người Islamist. Việc phương Tây gắn chặt mối đe dọa Islamist từ những cuộc tấn công 11/9 đã làm méo mó cái nhìn của nó về căn bệnh thứ tư và có lẽ là cấp tính nhất, đã làm khốn khổ Trung Đông, những điều kiện ngay từ đầu đã gây nên làn sóng nổi dậy hiện nay: nghèo đói và bất công xã hội, và việc các chế độ ở Trung Đông đã không thể tìm ra câu trả lời cho những hậu quả kinh tế của toàn cầu hóa.

 

Phần 5: Một kế hoạch Marshall cho Thế giới A Rập?

 

‘Chủ nghĩa Nasser đã chết, chủ nghĩa Baath đã thất bại và đạo Hồi chiến đấu đã đến gần kết cục đẫm máu của nó. Chủ nghĩa tư bản A Rập muôn năm!” tác giả Ai Cập Youssef Ibrahim tuyên bố cách đây sáu năm. Ông ta đang ngồi trong căn hộ của mình ở Dubai, đăm đăm nhìn ra những công trường xây dựng trong một thành phố, không giống những thành phố khác, tượng trưng cho tinh thần thầu khoán đang chiếm lĩnh thế giới A Rập vào thời gian đó.

 

Sự bùng nổ này, phần nào do việc tăng giá dầu sau chiến tranh Iraq gây nên, đã hấp dẫn hàng trăm ngàn người Ai Cập, Morocco, Palestin, và Lebanon đến vùng Vịnh. Nhiều người là thanh niên giống như chuyên gia công nghệ thông tin Wael Ghonim là người sau này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng A Rập, với tư cách là một nhân viên của Google.

 

Khi họ trở về nhà, họ mang theo hai thứ: thu nhập mà họ khó nhọc mới kiếm được bằng cách làm kỹ sư, kế toán, và quản lý khách sạn và một thế giới quan mới mẻ, không có tính đầu óc hẹp hòi và những hạn chế như ở quê nhà. “Trong nhiều năm, tất cả những người công nhân từ nước ngoài đến A Rập Saudi làm việc trở về chỉ mang theo những áo choàng tôn giáo và những tư tưởng cuồng tín,” Youssef Ibrahim nói. “Nhưng từ Dubai họ mang về những quần jeans xanh cho vợ, những áo hai dây, những điện toại di động và kiến thức về cách kiếm tiền.”

 

Những chế độ ù lì ở phía tây của thế giới A Rập đã phải mất một thời gian để điều chỉnh theo những thay đổi. Nhưng sau đó tất cả đã diễn ra rất chóng vánh. Đặc biệt là giới thượng lưu cầm quyền, như ở Ai Cập và Tunusia, đã chia chác với nhau những ngành công nghiệp then chốt của đất nước, muốn đầu tư vào sự tăng trưởng kinh tế này. Trong vài năm thị trường chứng khoán trong các thành phố như Cairo, AmmanTunis đã bùng phát. Các tầng lớp cao trong xã hội hái ra tiền, nhưng không có chút nào nhỏ giọt xuống các giai cấp thấp hơn. Chủ nghĩa tự do mới đã đến với Trung Đông. Nó là chủ nghĩa Reagan-kinh tế dưới bóng cọ.

 

Một quang cảnh ngoạn mục

 

Những người như ông trùm thép Ahmed Ezz, bạn thân của Gamal con trai Mubarack, người bị bắt từ ngày ấy, đã xây những cao ốc chọc trời trên hai bờ sông Nile có thế tranh đua với những ngọn tháp Dubai và Doha. Công nhân trong các doanh nghiệp của chính phủ điều hành theo lối xã hội chủ nghĩa không có gì ngoài những quang cảnh ngoạn mục.

“Làm thế nào mà những kẻ có sự bảo kê từ bên trên có thể kiếm những công việc béo bở mà không phải cố gắng gì,” bác sĩ trẻ Rana Khalifa hỏi “Trong khi tôi cày như trâu trong phòng cấp cứu với số lương cơ bản 30€, và phải cảm thấy hạnh phúc khi tìm được việc?” Một cảm giác bất công xã hội cơ bản bắt đầu lan rộng. Nó đúng là cái cảm giác đã đẩy người thanh niên Tunisia Mohammed Bouazizi đến chỗ tự thiêu ngày 17 tháng 12, 2010. Chính là nỗi oán hận sâu sắc tích lũy trong nhiều năm đã châm ngòi cho các cuộc cách mạng A Rập.

 

Qủa thật, vấn đề cấp thiết nhất giờ này không phải là những người Islamist hay các đảng thế tục sẽ lên nắm quyền ở Ai Cập, Tunisia, Libya và sau này có lẽ là SyriaJordan. Vấn đề cấp thiết nhất là: Ai sẽ giải quyết những vấn đề kinh tế khổng lồ của các nước này, và ai sẽ lấp cái vực sâu ngăn cách giầu nghèo? Hơn một nửa dân số các nước Maghreb trẻ hơn 30 tuổi. Ai sẽ tạo ra 700.000 việc làm mà chỉ riêng Ai Cập đã cần, để cung cấp tiền lương và thực phẩm cho số sinh viên tốt nghiệp trung học chỉ trong một năm?

 

Hiển nhiên là các nước Trung Đông này không thể thực hiện nhiệm vụ đó một mình, dù là ai gánh vác. Ngoài các nước sản xuất dầu giầu có, phương Tây và đặc biệt các nước châu Âu láng giềng, nên tiến lên nhận lấy trách nhiệm.

 

Khi Hoa Kỳ ngó sang cựu lục địa hoang tàn sau Thế Chiến II, nó nhận ra thách đố lịch sử nằm trước mắt. Chỉ đánh bại chủ nghĩa phát xít thôi thì chưa đủ. Châu Âu cần được giúp đỡ để ngăn chặn những cuộc chiến tranh mới, những cuộc nội chiến và sự khủng hoảng tị nạn khỏi phát triển. Để xử lý thách thức này, Washington đã tạo ra kế hoạch Marshall, chương trình viện trợ dân sự lớn nhất mọi thời đại. năm 1948, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một ngân sách bốn năm 13 tỉ đô la cho chương trình này. Nó là nền tảng để xây dựng hòa bình và an ninh trên lục địa này. Những người Mỹ thông minh đang suy nghĩ về những điều khoản tưong tự hiện nay, rất lớn thậm chí khổng lồ. Chẳng hạn nhà bình luận của New York Times Thomas Friedman đã đề nghị sử dụng những thay đổi triệt để ở Trung Đông như một cơ hội để cuối cùng giải thoát phương Tây và thế giới A Rập ra khỏi cái tai ương dầu hỏa.

Tầm nhìn châu Âu thấu đáo

 

Nghe cứ như một ý tưởng ngược đời. Làm thế nào thế giới A Rập có thể sống sót nếu nó mất đi nguồn tài nguyên hầu như duy nhất của nó? Tuy nhiên, tiến thêm bước nữa, đề nghị của Friedman bộc lộ một tầm nhìn hoàn toàn khác và có tính châu Âu sâu sắc.

 

Hai năm trước, do sự khơi gợi của Câu lạc bộ Rome, một côngxoocxiom của các công ty Đức, Pháp, Ý, và Anh đã lập một dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ gọi là Desertec. Mục tiêu của cái dự án năng lượng có lẽ tham vọng nhất hiện nay là xây dựng những nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời ở Trung Đông và Bắc Phi có thế sản xuất ra điện cho khu vực này và, trong dài hạn, đáp ứng được những nhu cầu năng lượng của cả châu Âu nữa.

 

Đã có những dự toán chính xác cho dự án này. Trung tâm Aerospace của Đức dự tính tổng vốn đầu tư là 400 tỉ € vào năm 2025 – Kế hoạch Marshall châu Âu cho Bắc Phi.

 

Hoàng thân Hassan Bin Talal, chú của vua Jordan Abdullah II, kêu gọi một dự án có tầm cơ tương tự, một quỹ mà, ngoài những người khác, các sheikh siêu-giàu của vùng Vịnh sẽ đóng góp. Vị hoàng thân đó nói, Alm là một phần của nền tảng văn  hóa đạo Hồi. Quỹ này sẽ khuyến khích sự phát triển đồng đều của toàn bộ khu vực, đó chính xác là những gì mà kế hoạch Marshall đã đạt được ở châu Âu sau Thế Chiến II.

Chính trị và những tỉ bạc

 

Ông hoàng cũng hy vọng vay mượn được một quan niệm từ châu Âu. Đúng như Robert Schuman và Jean Monnet thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu, hạt nhân của sự đoàn kết châu Âu cuối cùng đã lớn lên thành Liên Hiệp Châu Âu hiện nay, một thiết chế đa dân tộc cần được thành lập trong khu vực này sẽ giải quyết vấn đề nước và cung cấp năng lượng của khu vực.

 

Nhưng tất cả những cái này là những dự án tương lai. Cấp bách hơn là nỗi lo ai sẽ cung cấp trợ giúp tức khắc và ai có thể giúp các lãnh đạo mới sống sót qua những tuần lễ đầu tiên lên cầm quyền.

 

Khi Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle sang thăm Tunisia mấy ngày sau cuộc cách mạng, ông đã hứa cho nước này 3,2 triệu € để chuẩn bị những cuộc bầu cử đầu tiên của nó. Đó là một cử chỉ cảm động, biết rằng có những thách đố mà lãnh đạo mới của Tunisia phải đối phó.

 

Và đó cũng là một sự hiểu lầm. Ở Trung Đông không còn là vấn đề những cử chỉ và những triệu bạc. Trái lại, nó là một vấn đề chính trị - và những tỉ bạc./.

 

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức 



[1] Giáo sĩ Hồi giáo hay tù trưởng bộ lạc ở các nước A Rập

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2070
Ngày đăng: 07.06.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? Tiếp phần 2 - Hiếu Tân
Thực Lực Về Cuộc Ðấu Tranh Chống Ngoại Xâm Dưới Thời Quân Minh Cai Trị. 3 - Hồ Bạch Thảo
Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó? - Hiếu Tân
Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ - Hiếu Tân
Đơn thuốc của tiến sĩ Kissinger cho Trung Hoa - Hiếu Tân
Mùa xuân A rập đã ngưng lại? - Hiếu Tân
Một biểu tượng chỉ là một nhãn hiệu - Hiếu Tân
Thực lục về một nỗ lực nhắm thay đổi chính sách của nhà cầm quyền Trung Quốc - Hồ Bạch Thảo
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. Tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Thiên tài Joseph Brodsky - những cái may trong cái rủi. 3 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)