Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
847
116.685.815
 
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange (tiếp theo)
Hiếu Tân

Marcel Rosenbach và Holger Stark, SPIEGEL, 28/01/2011

 

 

3

Một “thỏa thuận của những người quân tử”

 

 

Lúc đó đã quá 9 giờ tối, và vì chưa có ai ăn tối nên chúng tôi đưa cuộc thảo luận sang một phòng riêng ở Tiệm ăn Rotunda ở tầng trệt của tòa nhà Guardian. Chúng tôi có ôliu, thịt mông bò và rượu ngon Malbec Argentine.

 

Assange muốn El Pais nhập cuộc, “Chúng tôi có nhiều người ủng hộ ở các nước nói tiếng Tây Ban Nha.”ông ta nói. Le Monde cũng được đưa vào, để phụ trách phần các nước nói tiếng Pháp trên thế giới. Các tờ báo và tạp chí này sẽ đánh giá tài liệu một cách riêng biệt trong một thời gian, sau đó WikiLeaks định phân phối nó cho các tổ chức truyền thông khác trên khắp thế giới. “Và sẽ không có những hợp đồng thứ hai với mạng lưới TV à?” Rusbridger hỏi. “Không,” Assange hứa.

 

Vấn đề New York Times vẫn chưa được giải quyết. Assange một bài đính chính chân dung mà Burns đã viết về ông ta, tốt hơn là trên trang nhất - một đòi hỏi mà không ban biên tập nào có thể chấp nhận. Một khả năng khác có thể là một mẩu ý kiến của WikiLeaks trên New York Times, Mark Stephens đề nghị, lúc này ông đang ngồi bên bàn và đóng vai trò người dàn xếp. Rusbridger đứng lên, ra khỏi phòng và gọi Bill Keller, thường trực biên tập của New York Times, ông này đang trên đường đến một cuộc hẹn ăn tối ở nhà. Keller nghe những lời phàn nàn của Assange nhưng bác bỏ ý kiến về một bài trả lời đặt ở vị trí nổi bật hay ngay cả một mẩu đính chính. Assange có thể viết một bức thư cho ban biên tập, Keller gợi ý. Vấn đề không phải chỉ là bài chân dung, Assange nói, mà là loại sự việc như thế này không được để xảy ra lần nữa.

 

Khi tiệm ăn đóng cửa vào khoảng nửa đêm, chúng tôi trở về văn phòng biên tập của Guardian, mang theo rượu vang. Bây gờ chúng tôi ngồi trong một phòng họp nhỏ, và đã đến lúc chúng tôi kết lại những thỏa thuận. Rusbridger tóm tắt tình hình: Việc công bố sẽ không bắt đầu trước cuối tháng 11, các đề tài gắn với các nước được chọn từ lúc đầu và phải có ý nghĩa toàn cầu, SPIEGEL và Guardian sẽ được phép tiếp cận tài liệu, và Guardian sẽ ký một hợp đồng với Heather Brooke, trong đó bảo đảm rằng bản sao thứ hai của các bức điện không gây ra vấn đề gì. Ngày tháng chính xác công bố và vấn đề tờ báo nào ở Mỹ sẽ tham gia vẫn còn chưa quyết.

 

Dường như đã gần đạt được một thỏa thuận, nhưng lúc đó không khí lại một lần nữa thay đổi, vào lúc 12 giờ 39 phút sáng. David Leigh hỏi: “Chúng ta có thỏa thuận với SPIEGEL và Guardian không?”

 

“Chúng ta có một thỏa thuận với SPIEGEL, và có thể một thỏa thuận với Guardian” Assange trả lời. “Tờ Guardian chịu trách nhiệm về việc New York Times cũng có tài liệu này.” Mascolo, người đã thuyết phục Assange đừng loại New York Times ra ngoài, trả lời: “Sẽ không có thỏa thuận với chúng tôi nếu không có Guardian”

 

Assange nhún vai nói: “Chúng tôi không cần phải có SPIEGEL tham gia vào trong thỏa thuận này.”

 

Cuộc họp kết thúc sau khoảng năm giờ, sau một giờ sáng một chút không có kết quả mà chỉ có một thỏa thuận rằng tất cả các bên hãy đi ngủ và đi đến một quyết định vào trưa hôm sau. Và mọi việc đã diễn ra đúng như thế. Buổi trưa, Stephens nói nhân danh Assange, chấp nhận các thỏa thuận, và khi Keller tỏ ra có sự hòa giải trong một cuộc nói chuyện khác bằng điện thoại với Rusbridge, New York Times cũng được đưa vào. Nhóm nhất trí công bố vào ngày 28 tháng 11, 2010, khi tất cả các tổ chức truyền thông liên quan sẽ lên mạng đồng thời vào lúc 10 giờ 30 tối, giờ chuẩn miền Đông (EST).

 

Không có bản hợp đồng bằng văn bản, mà chỉ có cái mà Assange gọi là “Thỏa thuận của những người quân tử.” “Dự án 8,” việc công bố các bức mật điện ngoại giao được gọi trong nội bộ WikiLeaks như vậy, đã sẵn sàng để bắt đầu.

 

Bài này là một đoạn trích có rút gọn một chút từ quyển sách "Staatsfeind WikiLeaks" ("WikiLeaks: Kẻ thù số 1") của các biên tập viên SPIEGEL Marcel Rosenbach và Holger Stark, phát hành tuần này ở Đức. Cuốn sách này sẽ được phát hành  tại hơn 10 quốc gia.

 

Bản tiếng Anh:  Christopher Sultan, Bản tiếng Việt: Hiếu Tân

HT 300111

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2119
Ngày đăng: 01.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Bị lên án về vi phạm nhân quyền, lãnh đạo Uzbekistan vẫn được tiếp đón ở Brussels - Hiếu Tân
Bật mí WikiLeaks- tiếp - Hiếu Tân
Bật mí WikiLeaks - Hiếu Tân
Ai cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn. - Hiếu Tân
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân - Hiếu Tân
Cách mạng bằng Internet - Hiếu Tân
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Hiệu ứng Tunisia thu hút Ai cập - Hiếu Tân
Những cuộc cách mạng màu kiểu mới - Phạm Nguyên Trường
Say sưa với Tự do. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)