Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
759
116.677.163
 
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2
Hiếu Tân

The New York Times. JAMES GLANZ và JOHN MARKOFF, 4 /12/2010, Hiếu Tân dịch.

 

(Tiếp theo)

 

Bức mật điện tiếp tục trích lời nhân vật này nói rằng việc tin tặc tấn công Google “đã được điều phối từ Cục Thông tin của Hội đồng Nhà nước với sự giám sát của ông Li và một ủy viên Bộ chính trị khác, ông Zhou Yongkang.” Ông Zhou là quan chức an ninh cao cấp của Trung Hoa.

Nhưng nhân vật được nêu trong bức mật điện có quan điểm khác. Ông mô tả chi tiết một chiến dịch gây sức ép với Google được điều phối bởi giám đốc Cục Tuyên truyền, ông Liu Yunshan. Ông Li và ông Zhou đưa ý kiến chấp thuận trong nhiều trường hợp, ông nói, nhưng ông không trực tiếp biết việc họ có liên hệ với cuộc tấn công tin tặc nhằm vào việc đảm bảo bí mật thương mại hay những tài khoản e-mail của các nhà bất đồng chính kiến - xét đến tầm ảnh hưởng của các quan chức an ninh.

Như vậy các bức mật điện cung cấp một sự chắp vá các chi tiết về các cuộc tấn công  tin tặc mà các quan chức Hoa Kỳ tin là xuất phát từ Trung Hoa mà quân đội Trung Hoa có giúp đỡ hoặc có biết.

Chẳng hạn, các cuộc xâm phạm của Trung Hoa năm 2008 có cơ sở ở Thượng Hải và liên hệ đến Quân Giải phóng Nhân dân sử dụng một tài liệu máy tính có nhan đề “tăng lương - điều tra và dự báo” như một phần của âm mưu xâm phạm tinh vi có hơn 50 mêgabai e-mail và danh sách đầy đủ các tên người sử dụng và mật khẩu từ một cơ quan chính phủ Hoa Kỳ chưa được nhận biết.

Các bức mật thư cho thấy rằng chính phủ Mỹ đã và đang dàn trận chiến đấu với những kẻ xâm nhập đã được nhận diện rõ ràng vì sử dụng bàn phím tiếng Hoa và được đặt ở Trung Hoa. Trong phần lớn các trường hợp những kẻ xâm nhập phải hết sức cố gắng che dấu nhân thân của chúng, nhưng đôi khi chúng mất cảnh giác. Trong một trường hợp được mô tả trong các tài liệu, các nhà điều tra lần theo dấu vết một trong những kẻ xâm nhập đang lướt web ở Đài Loan “để dùng cho cá nhân.”

Tháng 6 năm 2009 trong một cuộc hội đàm về biến đổi khí hậu giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, văn phòng ngoại trưởng gửi một bức điện mật cảnh báo về e-mail “lừa bịp” tấn công trực tiếp vào năm nhân viên Bộ Ngoại giao của bộ phận chuyên trách về Đại dương trong Văn phòng Đặc phái viên về Biến đổi Khí hậu.

Những thông điệp này, làm ra vẻ như được gửi từ một nhà bình luận của tờ National Journal, có đầu đề “Trung Hoa và Biến đổi Khí hậu.” E-mail đó chứa một file PDF nhằm cài đặt một chương trình phần mềm độc hại có tên là Poison Ivy, khiến cho kẻ xâm nhập có thể kiểm soát hoàn toàn máy tính của nạn nhân. Cuộc tấn công ấy đã thất bại.

Các bức mật thư cũng tiết lộ rằng một hệ thống do thám có tên Ghostnet ăn cắp thông tin từ các máy tính do Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng và các chính phủ Nam Á sử dụng, và bị vạch trần năm 2009, có liên hệ với một loạt các cuộc đột nhập vào các máy tính của chính phủ Mỹ có tên mã hóa là Byzantine Hades.

Các nhà điều tra của chính phủ đã có thể tìm ra một “liên hệ mỏng manh” giữa những cuộc đột nhập ấy với Quân Giải phóng Nhân dân.

Các tài liệu đó cũng tiết lộ rằng năm 2008 tình báo Đức đã giao hồ sơ cho các quan chức Hoa Kỳ về những cuộc tấn công tương tự bắt đầu trong năm 2006 chống lại chính phủ Đức, bao gồm các mục tiêu quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật, thương mại, ngoại giao, và nghiên cứu và phát triển. Người Đức mô tả những cuộc tấn công ấy như những sự kiện đi trước, giống như các cuộc họp của chính phủ Đức với chính phủ Trung Hoa.

Ngay trong lúc những cuộc tấn công như vậy đang diễn ra, Google đã làm một quyết định tập thể vào năm 2006, gây tranh cãi ngay trong nội bộ công ty, về việc thiết lập một phiên bản nội địa Trung Hoa của công cụ tìm kiếm của nó, gọi là google.cn. Làm như thế, nó đồng ý tuân thủ các điều luật về kiểm duyệt của Trung Hoa.

Nhưng mặc dù có sự nhượng bộ đó, các quan chức Trung Hoa vẫn chưa bao giờ hài lòng với Google, các mật điện và phỏng vấn cho thấy.

Trung Hoa kêu rằng Google Earth, phần mềm bản đồ vệ tinh của công ty này, đưa ra những hình ảnh chi tiết về các căn cứ quân sự, hạt nhân, không gian, năng lượng và các cơ quan chính phủ nhạy cảm khác, mà bọn khủng bố có thể sở hữu. Một bức mật điện ngày 7 tháng 11 năm 2006 báo cáo rằng Liu Jieyi, một trợ lý bộ trưởng Ngoại giao, đã cảnh báo Đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh rằng có thể có “những hậu quả nghiêm trọng” nếu bọn khủng bố khai thác được hình ảnh này.

Một năm sau, một bức mật điện chỉ ra rằng các công cụ tìm kiếm của Google các thuật ngữ nhạy cảm đôi khi bị tự động chuyển hướng đến Baidu, công ty Trung Hoa là đối thủ chính của Google ở Trung Hoa. Được biết Baidu đang quét sạch khỏi công cụ tìm kiếm của chính nó những kết quả có thể không được kiểm duyệt của chính phủ hoan nghênh.

Google đã tiến hành nhiều cuộc thương lượng với các quan chức của Cục Thông tin Hội đồng Nhà nước và các cơ quan khác dính líu đến kiểm duyệt, tuyên truyền và cấp phép truyền thông, bức mật điện cho biết. Ngày 18 tháng Năm 2009, bức mật điện tiết lộ áp lực do ông sếp tuyên truyền Li gây ra cho Google nói công ty này đã thực hiện một số biện pháp để “dò thử và xoa dịu chính phủ.” Bức mật điện đó còn lưu ý rằng Google đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ can thiệp hộ nó với chính phủ Trung Hoa.

Nhưng các quan chức Trung Hoa sợ rằng Google vẫn còn làm ít hơn các đối thủ Trung Hoa của nó trong việc dỡ bỏ các tài liệu mà các quan chức Trung Hoa coi là có thể gây rắc rối. Những tài liệu đó bao gồm thông tin về các nhà bất đồng chính kiến Trung Hoa và các vấn đề nhân quyền, nhưng còn cả thông tin về các lãnh đạo Trung Hoa cấp trung ương và cấp tỉnh và con cái của họ - được coi là những đề tài đặc biệt cấm kỵ; các cuộc phỏng vấn với nhân vật được nêu trong mật điện cho thấy.

Ông Li, sau khi rõ ràng đã tìm kiếm trên mạng thông tin về bản thân và các con của ông, đã tăng cường áp lực lên Google. Theo bức điện mật ngày 18 tháng Năm, ông này còn tiến hành cả các bước trừng phạt Google trong lĩnh vực thương mại.

Vị sếp ngành tuyên truyền đã ra lệnh cho ba công ty viễn thông quốc doanh lớn của Trung Hoa ngừng giao dịch với Google. Ông Li còn đòi những người điều hành Google cắt đứt liên hệ giữa trang mạng (Google) Trung Hoa đã được làm nhẹ bớt, với trang quốc tế chính của nó, mà ông ta coi là “bất hợp pháp,” bức mật điện nói.

Cuối cùng Google đã thôi không tuân theo những đòi hỏi lặp đi lặp lại của kiểm duyệt. Đầu năm nay nó đã thôi không đưa ra một phiên bản đã bị kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm của nó ở Trung Hoa, khi nó nhắc đến các cuộc tấn công của tin tặc và nói rằng nó không cam lòng tiếp tục vâng lệnh kiểm duyệt nữa./.
Hiếu Tân
Số lần đọc: 2334
Ngày đăng: 06.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak. - Hiếu Tân
Thư ngỏ kính gửi Ngài Yukiko Matsuyoshi - Đinh Kim Phúc
Việc Trung Hoa ủng hộ Bắc Triều Tiên có cơ sở trong nhiều thế kỷ xung đột. - Hiếu Tân
Nền chuyên chính của Luật pháp của nước Nga - Hiếu Tân
Khi Bắc Triều Tiên Đổ - Hiếu Tân
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do-phần 3 - Hiếu Tân
Myanmar sẽ ra sao sau khi Aung San Suu Kyi được trả tự do.phần 1-2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)