Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
616
115.993.223
 
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa
Hiếu Tân

 

http://thediplomat.com/2016/05/anti-intellectualism-chinese-style/

Xie Tao

May 26, 2016

 

Hiếu Tân dịch

 


Ảnh Khổng Tử “Vạn thế sư biểu” trên trang Shutterstock.com

 

Hiện tượng đang lên của Donald Trump đã cảnh báo nhiều nhà quan sát về sự sống lại của chủ nghĩa bài trí thức (anti-intellectualism, tiếng Hoa là “phản trí chủ nghĩa”) trong xã hội Mỹ.

 

Nhưng Hoa Kỳ không phải là nước duy nhất bị tác hại bởi chủ nghĩa bài trí thức. Bên kia Thái Bình Dương, Trung Hoa cũng đang chứng kiến một làn sóng mới của chủ nghĩa bài trí thức chưa từng thấy về độ rộng lớn và độ mạnh của nó.

 

Vậy chủ nghĩa bài trí thức là gì? Nhà sử học Mỹ quá cố Richard Hofstadter được công nhận là đã phổ biến khái niệm này qua cuốn sách có ảnh hưởng lớn của ông, Chủ nghĩa bài trí thức trong đời sống Mỹ. Trí năng, theo ông, là “nghiên cứu, suy xét, muốn biết, lập thuyết, phê phán, tưởng tượng”. Nó là phía “phê phán, sáng tạo, và suy tưởng của trí óc.”

Như vậy một trí thức là một người biểu lộ những đặc điểm trí tuệ ấy. Hofstadter viết, chủ nghĩa bài trí thức là “thù hận và nghi ngờ đời sống trí tuệ và những ai được coi là đại diện cho nó, và một sự sắp đặt để thường xuyên làm giảm giá trị của đời sống ấy.”

 

 Theo Hofstadter, chủ nghĩa bài trí thức là một tâm trạng; - nhờ có sự bảo hộ của Tu chính án số một -  nó không phải là sự ngược đãi về chính trị đối với trí thức (thời đại Mc Carthy, tiêu điểm trong sự phân tích của ông, là một ngoại lệ chứng tỏ qui tắc này). Ngày nay, cũng như hồi đó, một số lớn người Mỹ – cả công dân thường lẫn tinh hoa chính trị – dường như đang nghiêng về lấy những niềm tin (tôn giáo hay thế tục) của họ thay thế cho những sự thật. Họ lựa chọn việc không hiểu biết và không phê phán; họ bác bỏ những sự thật khi nó trái với ý kiến. Như Tổng thống Obama than thở trong lễ phát bằng ở trường Đại học Rutgers ngày 15 tháng Năm: “Chúng ta cho rằng tất cả những gì trên mạng đều phải là thật. Chúng ta đi tìm những trang mạng nào củng cố những thành kiến của chúng ta. Những ý kiến được hoá trang như những sự thật. Những lí thuyết âm mưu hoang đường nhất đều có thể được tin là thật.”

 

  Cuộc tranh luận về chủ nghĩa bài trí thức Mỹ cũng có thể soi sáng thêm chủ nghĩa bài trí thức Trung Hoa, vốn có một lịch sử lâu dài hơn nhiều và phức tạp hơn nước Mỹ đối chiếu với nó. Theo định nghĩa của Hofstadter thì nhiều người, nếu không nói là hầu hết, trí thức Trung Hoa thật ra là những người theo chủ nghĩa bài trí thức.

 

Trung Hoa là đất của đạo Khổng. Trong hơn một nghìn năm, việc giảng dạy Khổng tử và những môn đồ của ông ta là hệ tư tưởng không thể chống lại của Trung Hoa (Middle Kingdom). Một hòn đá tảng của đạo Khổng là địa vị cao quí của học giả – người đọc sách (độc thư nhân - 读书人), một thuật ngữ được dùng lẫn với ‘phần tử trí thức’ (知识分子) trong ngôn ngữ bình dân và quí tộc. Hai câu châm ngôn thích hợp tổng kết tính ưu tú của trí thức trong đời sống chính trị xã hội Trung Hoa. Câu thứ nhất là “Học giả là bậc cao nhất trong xã hội” (Vạn ban giai hạ phẩm –duy hữu độc thư cao - 万般皆下品,惟有读书高 ), câu thứ hai là “Quan trường là lối ra tự nhiên cho những người học giỏi” (Học nhi ưu tắc sĩ - 学而优则仕 ). Như vậy người học ra làm quan, được tuyển mộ vào quan trường qua một loạt những kì thi, đã được xác định là biểu tượng của chế độ quan liêu Trung Hoa cổ.

 

Thật nghịch lí, cái đạo Khổng đề cao trí thức ấy cũng tích cực cổ võ chủ nghĩa bài trí thức. Một trật tự xã hội dựa trên tôn ti khắc nghiệt, vốn lại là một hòn đá tảng khác của đạo Khổng, yêu cầu tôn kính vô điều kiện đối với quyền uy, dù là quyền uy chính phủ hay quyền uy học thuật. Vì thế khoa giáo học ước lệ Trung Hoa nhấn mạnh việc học vẹt, hơn là tranh luận trong lớp hay suy nghĩ có phê phán. Học trò thì phải tôn kính, không được thách thức uy quyền của ông thầy. Cũng vậy, một học trò trẻ hơn, một quan chức cấp thấp hơn phải giả vờ tỏ ra cung kính và ngưỡng mộ trước một học trò già hơn, một quan chức cao hơn, bất kể người kia có trí tuệ xứng đáng hay tư cách khả kính không. Trí thức Trung Hoa, theo một nghĩa nào đó, được sinh ra trong một truyền thống bài trí thức.

 

Một hậu quả của chủ nghĩa bài trí thức Trung Hoa là những khoa học xã hội như được hiểu và được thực hành ở phương Tây chưa bao giờ phát đạt ở Trung Hoa. Rất hiếm trí thức Trung Hoa “nghiên cứu, suy xét, muốn biết, lập thuyết, phê phán, hay tưởng tượng”- bản chất của nghiên cứu khoa học xã hội- bởi vì những môn này không chỉ đòi hỏi ít nhất là luyện tập trí óc, mà còn mở ra một quang cảnh tinh thần cho những ai không sẵn lòng tham gia vào giàn đồng ca của chủ nghĩa bài trí thức.

 

Đạo Khổng không còn là hệ tư tưởng thống trị ở Trung Hoa, nhưng chủ nghĩa bài trí thức vẫn còn là lực lượng mạnh mẽ trong đời sống Trung Hoa. Là một trí thức là “phê phán, sáng tạo, và suy tưởng,” tuy nhiên một số lượng ngày càng lớn trí thức Trung Hoa ngày nay đường như đã từ bỏ đời sống trí tuệ. Trái lại họ mải mê theo hướng hoàn toàn ngược lại với trí thức: không phê phán, không sáng tạo, không suy tư. Họ đã thoái hóa, như một nhà bình luận Trung Hoa diễn tả, thành “giả trí thức” đặc trưng bằng quan liêu, bè phái, tôn thờ đồng tiền, và đạo văn. 

 

 Không có gì đáng ngạc nhiên là nghiên cứu khoa học xã hội của nhiều học giả Trung Hoa – cả ngày xưa và bây giờ – thiên về mô tả và lặp lại, thiếu chiều sâu phân tích, đổi mới về lí thuyết, chính xác vể phương pháp luận, và gắn bó về phê bình với văn học hiện có. Hơi lạ là trường phái Trung Hoa về môn quan hệ quốc tế – lấy một thí dụ nổi bật  - lộ rõ sự vắng mặt của nó.

 

Một biểu hiện khác của chủ nghĩa bài trí thức là một số lượng lớn trí thức Trung Hoa cầu cạnh làm quan ngày càng nhiều. Việc các trí thức phục vụ cho chính phủ không có gì sai, nhưng trên cái phông giáo lí của Khổng về sự tôn kính quyền uy, một trí thức Trung Hoa trong chính quyền thường dễ bào chữa biện hộ cho các chính sách của chính phủ hơn là phê phán chúng. Phê phán không phải là chống chính phủ, nhưng trong cái bóng dài của đạo Khổng, hai cái này thường hoà thành một. Phê phán là sai lầm chính trị, và – suy rộng ra – đáng bị trừng trị. Quan trọng hơn, một khi quyền lực và các đặc quyền chính trị đi theo quyền lực ấy trở thành mục đích trong bản thân nó và của bản thân nó, thì một trí thức không có gì khác một chính khách.

 

Nhờ có Donald Trump, các nhà quan sát của cả Mỹ và Trung Hoa đang suy nghĩ về chủ nghĩa bài trí thức trong đất nước của họ. Hy vọng rằng những suy nghĩ như thế sẽ dẫn đến một sự đổi mới việc đề cao giá trị của trí thức, và mọi điều tốt đẹp sẽ đến với thực hành tri thức.

 

 

 May 31, 2016

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2002
Ngày đăng: 02.06.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Các nhà văn Mỹ gửi thư ngỏ phản đối Donald J. Trump - Hiếu Tân
Venezuela đi từ tồi tệ đến thảm họa - Hiếu Tân
Aung San Suu Kyi và Sùng bái Cá nhân - Hiếu Tân
Lí lẽ để Mỹ dỡ bỏ Cấm vận Vũ khí đối với Việt Nam - Hiếu Tân
Điều tồi tệ nhất của mọi thời đại. Cách mạng Văn hóa, sau 50 năm. Trung Hoa vẫn phủ nhận sự hủy diệt tinh thần của nó - Hiếu Tân
Chúng tôi đã làm gì sai? Các nạn nhân của Cách mạng Văn hoá tìm câu trả lời sau 50 năm. - Hiếu Tân
Trung Quốc còn cách cuộc Cách mạng Văn hóa mới bao xa? - Hiếu Tân
Tại sao Obama sẽ được hoan nghênh như một trong những tổng thống vĩ đại nhất của mọi thời đại? - Hiếu Tân
Barack Obama khuyên tuổi trẻ vứt bỏ tâm trạng bi quan và tương tác với những người có niềm tin khác, nếu họ muốn thay đổi thế giới. - Hiếu Tân
Nhật bản loan báo Kế hoạch 7 tỉ dollar cho Phát triển Khu vực Mekong - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)