Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
818
116.684.651
 
Internet đi vào chúng ta như thế nào.tiếp
Hiếu Tân

Adam Gopnik, New Yorker, 14/ 02/ 2011


http://www.newyorker.com/arts/critics/atlarge/2011/02/14/110214crat_atlarge_gopnik?currentPage=all

 

2.

 

Phiên bản Chưa Bao giờ Tốt hơn của Shirky và Tooby có những điều sửng sốt, nhưng lịch sử nó sử dụng thì dường như đã được lấy ra từ sau lưng một hộp ngũ cốc. Chẳng hạn cái ý tưởng rằng máy in nhanh chóng cho ra đời một trật tự thông tin mới, dân chủ và từ dưới lên, là một biếm họa độc ác về sự thật. Nếu máy in thật sự làm nảy ra Cải cách, một trong những ý tưởng lớn nhất nó đẩy tới là tư tưởng chuyên chế chống Xê mít mới được Luther sáng tạo ra. Và cái theo sau Cải cách không phải là Khai sáng, một kỷ nguyên mới của tính công khai và truyền bá tư tưởng tự do. Cái theo sau Cải cách, thật ra là Phản-Cải cách, nó dùng đúng cái phương tiện ấy - sách in - để truyền bá cái tư tưởng rằng các nhà cải cách là những con người xuẩn ngốc như thế nào, và thả ra một trăm năm chiến tranh tôn giáo. Trong những năm 1750, hơn hai trăm năm sau, Voltaire vẫn còn viết một quyển sách về những cái khủng khiếp mà các sách khác thúc giục thiêu sống người trên giàn hỏa (auto-da-fé). Chôn giữa những ngoặc đơn nhỏ của Toolby - “nơi nào chúng tồn tại”- là hàng triệu xác người. Nếu những tư tưởng dân chủ và tự do xuất hiện cuối kỷ nguyên máy in, thì nó không phải bởi một logic công nghệ nào, mà bởi những phát minh tương đương, như những tư tưởng về chính phủ giới hạn và bao dung tôn giáo, đã vô cùng khó khăn mới thắng được từ lịch sử.

 

Tất nhiên nếu bạn kéo cái thước đo thời gian ra đủ dài và có đủ ngẫu nhiên cho các nguyên nhân, bạn có thể cho máy in cái tiếng tốt của bất cứ cái gì bạn thích. Nhưng tất cả mọi phương tiện của ý thức hiện đại - từ máy in đến radio và phim ảnh - được sử dụng dễ dàng như vậy bởi các thế lực độc tài phản động, và sau đó bởi các chế độ toàn trị hiện đại, để giảm bớt tự do và củng cố sự tuân phục như chúng đã từng được sử dụng bởi những người theo chủ nghĩa tự do để mở rộng nó. Như Andrew Pettegree chỉ rõ trong nghiên cứu tuyệt vời mới đây của ông, “Sách trong thời kỳ Phục hưng,” chỗ dựa chính của cuộc cách mạng in ấn ở châu Âu thế kỷ mười bẩy không phải là những cuốn sách chống đối mỏng, mà là những sắc lệnh của nhà vua, được in hàng ngàn bản: hầu như tất cả các phương tiện truyền thông thời ấy thực chất đang làm việc cho kinglouis.gov.

 

Ngay cả sau đó, các xã hội toàn trị chính cống cũng không đốt sách. Chúng đốt một số sách, trong khi để những máy in cho ra một số lượng lớn đến mức người ta nói Stalin giữa độ tuổi năm mươi có nhiều sách in hơn Agatha Christie. (Nhớ lại trong “1984” bạn gái của Winston làm việc cho nhà xuất bản của Anh Lớn.) Nếu bạn định cho một quyển sách in, hay bất kỳ vật gì khác do máy làm ra, tiếng thơm về tất cả những việc tốt đã xảy ra, bạn cũng nên bắt nó chịu trách nhiệm cả về những cái tồi nữa. Một trăm năm nữa Internet có thể đem lại nhiều tự do hơn, nhưng không có điều luật lịch sử nào bắt nó phải làm như vậy.

 

Nhiều người trong số Chưa Bao giờ Tốt hơn hiểu biết hơn không quay sang cổ vũ lịch sử hỗn độn hay chính trị hỗn tạp, mà cổ vũ tâm lý học, sự mở rộng thật sự trí tuệ của chúng ta. Luận cứ này, được đưa ra trong cuốn “Nâng tầm trí tuệ” của Andy Ckark và trong “Ngôn ngữ thứ sáu” của Robert K. Logan, mở đầu bằng khẳng định rằng nhận thức không phải là một chương trình xử lý con diễn ra trong đầu bạn, theo phong cách của Robby Robot. Nó là một luồng thông tin liên tục, bộ nhớ, các kế hoạch, và vận động vật lý, trong đó tư duy diễn ra ngoài kia cũng nhiều như trong này. Nếu truyền hình tạo ra làng xã toàn cầu, thì Internet tạo ra tinh thần toàn cầu” mọi người chen vào như một nơ ron, sao cho trong con mắt quan sát của người Sao Hỏa chúng ta thật sự là một bộ phận của bộ não hành tinh duy nhất. Máy móc không thay đổi được ý thức, máy móc là một phần của ý thức. Chúng ta có thể không hành động tốt hơn chúng ta đã làm, nhưng chúng ta chắc chắn suy nghĩ khác hơn chúng ta đã nghĩ

 

 

Bận tâm nhận thức rốt cuộc là quy tắc của cuộc sống. Ký ức của tôi và ký ức của vợ tôi hòa trộn với nhau. Khi tôi không thể nhớ được một cái tên hay một ngày tháng, tôi không tra cứu, tôi chỉ cần hỏi vợ tôi. Máy móc của chúng ta, theo cách ấy, trở thành người bạn đời thay thế và người bạn đường được cắm điện. Jerry Seinfeld nói rằng thư viện công cộng là người bạn tầm thường của mọi người, nó đưa sách cho bạn trước mỗi yêu cầu bất chợt và chỉ xin bạn vui lòng trả lại trong vòng một tháng. Google thật sự là một người vợ Thurber của thế giới: mỉm cười kiên nhẫn và đỏm dáng khi nàng giải thích sự khác nhau giữa bài tụng ca (eulogy) và khúc bi thương (elegy) và con đường tốt nhất đến buổi tiệc đêm ở ngoại ô Hackensack. Thời đại mới là thời đại trong đó chúng ta có một người vợ biết-tất-mọi-điều dưới những đầu ngón tay của chúng ta.

 

Nhưng, nếu điều rối rắm nhận thức có tồn tại, thì sự khiêu khích khó chịu của nhận thức cũng tồn tại. Những ông chồng và những bà vợ phủ nhận ký ức của nhau cũng nhiều như họ phụ thuộc vào chúng. Điều đó là tốt cho đến khi nó thật sự đáng quan tâm (tức là, trong phiên tòa xử ly hôn). Theo một cách thực tế, trực tiếp, người ta thấy những giới hạn của cái gọi là “trí tuệ mở rộng” rõ ràng trong Wikipedia làm bởi đám đông, sản phẩm tuyệt hảo của một nhận thức mới, ngoại cỡ: khi có sự nhất trí dễ dàng, nó là tốt, những khi có sự bất đồng lan rộng, về những giá trị hoặc những sự kiện, chẳng hạn như với những nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản, nó cũng là tốt, bạn được cả hai bên. Trục trặc xảy ra khi một bên là đúng và bên kia là sai và không biết là mình sai. Những trang thuộc quyền tác giả của Shakespeare hay Tấm vải liệm ở Turin là những cảnh cho sự xung đột triền miên và được gói lại với những thông tin không xác thực. Các nhà sáng tạo luận chen chật không gian ảo mọi bit cũng hiệu quả như các nhà tiến hóa luận, và mở rộng trí tuệ của họ ra hết cỡ. Cái rắc rối cho chúng ta là không phải sự vắng mặt hoàn toàn của trí thông minh lịch lãm, mà là sức mạnh ngang ngạnh của ngu si thuần túy, và không có cỗ máy nào, không có trí tuệ nào đủ rộng mở để trị được nó.

 

Những cuốn sách của phái Tốt hơn Bao giờ hết cảm động hơn những cuốn của phái Chưa Bao giờ Tốt hơn bởi cùng một lý do mà Thomas Gray đã thể hiện hay nhất trong nghĩa địa đó: tổn thất bao giờ cũng là đề tài lớn cho thơ ca. Nicholas Carr, trong “The Shallows,” William Powers, trong “BlackBerry[1] của Hamlet,” and Sherry Turkle, trong “Trơ trọi cùng nhau,” tất cả mang những bằng chứng xác thực rằng cái thế giới luôn hiện diện BlackBerry-và-tinnhắn là thế giới mà giá của nó được trả bằng những hệ thần kinh sờn mòn xơ xác và những giờ đọc bị mất đi và chú ý bị phân tán, hầu như không đáng những lợi ích nó mang lại cho chúng ta. “Phương tiện là quan trọng” Carr đã viết, “Là một công nghệ, một cuốn sách tập trung sự chú ý của chúng ta, cách ly chúng ta khỏi vô số những trò tiêu khiển đầy rẫy trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Một máy tính nối mạng làm đúng điều ngược lại. Nó được thiết kế để làm phân tán sự chú ý của chúng ta…

 

Biết rằng chiều sâu của những tư tưởng của chúng ta gắn trực tiếp với sức mạnh của khả năng chú ý của chúng ta, ta  không khỏi đi đến kết luận rằng khi chúng ta thích nghi với môi trường tri thức của Mạng thì tư duy của chúng ta trở nên nông cạn hơn.”

 

Ba nhà Tốt hơn Bao giờ hết này đã có những câu chuyện hơi khác nhau để kể. Carr quan tâm nhiều nhất đến cái cách Internet làm hỏng khả năng tư duy của chúng ta, Bằng chứng của ông về việc nó xảy ra trong cuộc sống của chính ông như thế nào là rõ ràng và quen thuộc, nhưng ông làm rối nó đi một chút bằng cách khăng khăng cho rằng hình ảnh thực đang được làm ở mức độ thần kinh hệ, và trẻ em của chúng ta đang để cho bộ não của chúng bị thay đổi bởi quá nhiều tin nhắn và những thứ tương tự. Nghe thì có vẻ ấn tượng nhưng hóa ra thừa. Tất nhiên thay đổi diễn ra trong não chúng chứ còn ở đâu được nữa?  Nó cũng giống như nói rằng chơi bóng đá không chỉ tác động đến sức khỏe của một đứa trẻ, nó còn thay đổi sự rắn chắc của các bắp thịt tạo cho nó khả năng ném và bắt những quả banh.

 

Những suy nghĩ của Power tập trung hiều hơn vào gia đình và thực tế hơn. Ông kể lại một cách rất cảm động những câu chuyện về cuộc sống gia đình bị phá vỡ vì luôn luôn tham vấn điện thoại thông minh và màn hình máy tính:

 

“…một số người lấy cớ đi tắm hay lấy một cốc nước và không quay trở lại. Năm phút sau, một người trong chúng tôi đi ra với một cái cớ trần tục vào một lúc nào đó “tôi phải kiểm tra một thứ”… Người ta đi đâu cả thế này? tất nhiên là đi đến màn hình máy tính. Những ngày này họ luôn luôn đi đâu? Kỹ thuật số có một cách chen vào mọi chuyện, đến mức mà một gia đình không thể ngồi chung với nhau trong một gian phòng đến nửa giờ, mà không có một ai, hay tất cả mọi người, tách ra….khi tôi nhìn trò Vanishing Family Trick mở ra, và tôi cũng tham gia vào, đôi lúc tôi cảm thấy như thể bản thân tình yêu hay những hoạt động của trái tim và trí óc tạo thành tình yêu, đang bị những màn hình máy tính của chúng tôi đẩy ra khỏi nhà.”

 

(còn tiếp)



[1] Máy e-mail di động kiêm điện thoại thông minh do hãng RIM (Canada) thiết kế và chế tạo từ 1999

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2076
Ngày đăng: 04.03.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Báo cáo nhanh: Bạo loạn Hoa Nhài ở Trung Quốc - Phạm Nguyên Trường
Bọn độc tài không bao giờ tự rút lui. - Phạm Nguyên Trường
Internet đi vào chúng ta như thế nào. - Hiếu Tân
Học Để Yêu Cách Mạng - Hiếu Tân
Trận đánh vì Al-Bayda: Cuộc chiến đấu vì Tự do chống lại Xe tăng, Lính đánh thuê và Bom. - Hiếu Tân
Bạo loạn ở Libya và nền kinh tế thế giới: có lí do để hoảng loạn hay không? - Phạm Nguyên Trường
Liệu Putin có lo ngại về việc ‘những kẻ thổi còi’ đang lớn mạnh lên ở nước Nga? - Hiếu Tân
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: tiếp theo và hết - Hiếu Tân
Những bài học từ Ai Cập - Phạm Nguyên Trường
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)