Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
729
116.610.961
 
Albert Camus, 50 năm sau ngày mất (1960-2010). Ông hoàng của triết học Phi lí
Hiếu Tân

 

http://www.economist.com/node/15211211?fsrc=scn/fb/te/pe/ed/princeoftheabsurd

 

Hiếu Tân dịch

 

 

 

The Economist, 7 tháng 1, 2010

 

 

 

Khi Albert Camus bị giết trong một tai nạn xe hơi cách đây 50 năm vào ngà 4 tháng 1, ở tuổi 46, ông đã đoạt giải Nobel văn học, và cuốn sách nổi tiếng nhất của ông “Kẻ xa lạ” hay “Người ngoài cuộc”(“L’Etranger”, “The Stranger ” hay “The Outsider”) đã giới thiệu với bạn đọc toàn thế giới triết lí phi lí. Vâng, vào thời gian gần cái chết của ông, Camus cảm thấy ông là một kẻ bơ vơ lạc lõng giữa Paris, bị Jean-Paul Sartre và các trí thức thiên tả khác lên án và làm bẽ mặt, vì bằng tự do suy nghĩ ông khước từ nhân nhượng những quan điểm chính trị thời thượng. Và con gái ông đã nói “ba rất cô độc.”

Trái lại ngày nay người Pháp tự hào coi Camus là gương mặt đỉnh cao, trong khi ngôi sao Sartre đã mờ đi. Thậm chí Tổng thống Nicolas Sarkozy, một chính khách cánh hữu, đã đề nghị chuyển di cốt của nhà văn từ Provence đến điện Panthéon ở Paris. Nhiều cuốn sách mới kỉ niệm ngày mất của ông, trong đó có tập sách minh họa rất trang nhã của Catherine Camus, một trong hai cô con gái sinh đôi của ông và là người coi sóc di sản của người cha.

Bạn đọc tìm kiếm trong phê bình văn học, hay thậm chí những nguồn gốc của tư tưởng phi lí, sẽ không thấy nó trong ba cuốn tiểu sử mới này. Cuốn của José Lenzini, một cựu kí giả Pháp, là bất thường nhất, vẽ lại cuộc hành trình cuối cùng của Camus từ Provence đến Paris như một loạt những cảnh hồi tưởng không thực trong cuộc sống của ông. Hai cuốn kia bình thường hơn, những cả hai quá tô vẽ những bức chân dung có thể chấp nhận được của “cậu bé nghèo” chơi đá bóng, như chính ông tự gọi mình, từ Algiers, người đã để lại một dấu ấn kì vĩ như thế trong văn chương và tư tưởng đạo đức.

 

Một hiện diện ám ảnh lù lù khắp nơi trong tất cả những cuốn sách trên: hiện diện của Algeria, nơi Camus sinh ra, và của mẹ ông, Catherine. Chưa được một tuổi cậu bé Albert đã mất cha, một người định cư từ sớm ở Algeria thuộc Pháp, trong trận Marne. Người mẹ câm và mù chữ của ông, và gia đình lớn của bà, nuôi hai con trai của bà trong một căn hộ nhỏ ở Algiers không có cả nhà xí lẫn nước máy. Alain Vircondelet  viết một cách cảm động về “cuộc sống nhỏ nhoi” trong căn hộ không có thứ gì ấy: “những khăn trải giường trắng, đôi bàn tay vặn vẹo của bà mẹ, một chiếc khăn tay và chiếc lược nhỏ.” Thái độ nghiêm trang trầm lặng và thanh sạch của bà in dấu vào đứa con trai, khi cậu vật lộn để đối diện với nỗi xấu hổ vì nghèo – và nỗi xấu hổ của cậu vì đã xấu hổ. “Chúng tôi đã thôi không nói với những người mà chúng tôi yêu quí, và đó không phải là im lặng,” có lần ông nói về mẹ của mình như thế.

Cậu bé Albert được vào trường trung học Pháp, rồi sau đó vào đại học ở Algiers, là nhờ hai người thầy giáo truyền cảm hứng mà ông giữ liên hệ thân mật suốt đời, ông đã đề tặng giải Nobel cho một trong hai người. Camus bắt đầu viết, như một phóng viên và nhà soạn kịch, trong một vùng đất lúc đó là một bộ phận của nước Pháp – và sau đó tách ra. Ông cô dơn, tự nghi ngờ và bồn chồn khắc khoải về chuyện di chuyển. Chàng trai trẻ xuất hiện trong cuốn tiểu sử của Virgil Tanase đặc biệt quyến rũ, ngộ nghĩnh và tình cảm, nhưng thường xuyên di chuyển: giữa Địa Trung Hải thô tháp ngập nắng và Paris chật hẹp xám xịt, luôn luôn tìm kiếm khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa những đợt hành hạ của bệnh lao, cũng như sự an ủi của nhiều phụ nữ mà chàng và yêu say đắm.

 

Lịch sử đã thấy Camus đứng ở phía tích cực trong nhiều vấn đề đạo đức lớn của thế kỉ 20. Ông tham gia phe kháng chiến chống Nazi, biên tập một tờ báo bí mật, tờ Chiến đấu. Ông vận động chống án tử hình. Có thời là cộng sản, tác phẩm chống chủ nghĩa toàn trị của ông “L'Homme Révolté” (Con người nổi loạn) xuất bản năm 1951, nhận thức một cách xuất sắc những điều ác của chủ nghĩa Stalin. Nó cũng dẫn đến đoạn tuyệt với Sartre, người lúc đó vẫn còn bảo vệ Liên Xô và từ chối lên án các trại tập trung.

Camus rời Algeria đến Pháp, nhưng Algeria  không rời ông. Khi cuộc nổi dậy chống thực dân nổ ra năm 1950, ông từ chối tham gia vào lập trường chính thống của phái tả Pháp coi lời kêu gọi độc lập là một hành động mưu phản. Thậm chí khi Algiers bị khủng bố, Camus vẫn đang thuyết phục một cách vô vọng một giải pháp liên bang, với một vi trí cho những người Pháp định cư (thực dân). Khi ông tuyên bố câu nổi tiếng rằng “Tôi tin tưởng ở công lí, nhưng tôi sẽ bảo vệ mẹ tôi trước công lí” ông bị lên án như mộ kẻ biện hộ cho thực dân. Gần 40 năm sau, ông Lenzini còn lần lại theo dấu vết người cựu sinh viên Algeria đã hung hăng bình luận như thế tại một cuộc họp báo. Bây giờ ông ta thú nhận rằng, vào lúc đó, ông ta chưa đọc tác phẩm nào của Camus, và sau đó bị “sốc” và cảm thấy nhuc nhã khi tình cờ thấy bản báo cáo bao quát của nhà tiểu thuyết về tình trạng bần cùng của người A Rập.

Sự thừa nhận của công chúng mà Camus nhận được trong đời ông hoàn toàn không bù lại được vết thương gây ra bởi sự hắt hủi và khinh miệt của những người mà có lúc ông đã coi là bạn. Ông chịu đau khổ dữ dội trong tay của Sartre, Simone de Beauvoir và phe nhóm văn chương trưởng giả, đầy ghen tị của họ, mà cuộc ám sát man rợ công khai Camus sau khi xuất bản “Người nổi loạn” để lại những vết sẹo sâu. “Có thể trước đấy anh đã nghèo, nhưng bây giờ anh có nghèo đâu,” Sartre đã mắng té tát trên giấy trắng mực đen.

“Ông vẫn cứ là một người ngoài cuộc trong thế giới văn chương này, hạn chế trong sự cứu chuộc hiện sinh” Lenzini viết: “Ông không thuộc về nó. Ông không bao giờ thuộc về cái thế giới ấy. Và họ không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để ông biết điều ấy. “Họ chấp nhận ông, chừng nào ông khuất phục uy quyền của họ.” Diều mà Sartre và bạn bè không thể tha thứ là đầu óc độc lập đến bướng bỉnh của ông, làm cho ông tỏ ra trong sáng về mặt đạo đức, nhân văn và tuyệt đối hiện đại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2604
Ngày đăng: 30.01.2017
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Martin Heidegger "Sự thật của hiện hữu" - Võ Công Liêm
Kant "Một lối phê bình triết học" - Võ Công Liêm
Tình yêu triết học - Võ Công Liêm
TRIẾT HỌC NGHỆ THUẬT - Võ Công Liêm
Hương vị khác biệt của triết học - Võ Công Liêm
Tính triết lý của nhân vị trong Tưởng tượng và dấu vết của Uông Triều - Trần Thị Ty
Reading and Critique of Heidegger’s Phenomenology of Intuition and Expression: The case of history (Phänomenologie der Anschauung und des Ausdrucks; Theorie der Philosophischen Begrifffbildung) - Nguyễn Quỳnh USA
Đọc và fê-bình tư-tưởng của Heidegger về hiện-tượng luận liên-quan đến trực-jác và cách ziễn-tả quanh vấn-đề lịch-sử và con-người - Nguyễn Quỳnh USA
Hyperion Hungary (tiếp) - Nguyễn Hồng Nhung
Làm sao gây jống một con vật có khả-năng jữ lời-hứa: - Nguyễn Quỳnh USA
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)