Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.333 tác phẩm
2.747 tác giả
660
116.003.461
 
WikiLeaks: trị nước bằng pháp luật trong vụ án Mkhail Khodorkovsky chỉ là cái vỏ hào nhoáng.
Hiếu Tân

Tom Parfitt /Moscow, The Guadian, Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010. HIẾU TÂN dịch

 

Hoa Kỳ vạch trần những cố gắng của Nga trưng bày thủ tục tố tụng trong vụ án nhà tỷ phú, mà hôm nay đến hạn phán quyết, chỉ là “lớp son trên con heo chính trị”

 

 

Bức mật điện Wikileaks bị rò rỉ nói về vụ án Mikhail Khodorkovsky, (ảnh ông được giương  lên trong một cuộc biểu tình ở Moscow), khẳng định thêm quan điểm của các nhà ngoại giao về nước Nga như một “nhà nước mafia trộm cắp”

Ảnh: Sergei Karpukhin/Reuters

 

Vụ án của thủ lĩnh chính trị Nga Mikhail Khodorkovsky chứng tỏ Kremlin duy trì “một hệ thống bất chấp đạo lý, trong đó những kẻ thù chính trị bị khử vô tội vạ,” các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói trong những bức mật điện được WikiLeaks tiết lộ ngày hôm nay.

 

Những mưu toan của Nga nhằm chứng minh quy tắc pháp lý đang được tôn trọng trong vụ truy tố Khodorkovsky là “”lớp son môi trên một con heo chính trị”, đó là lời một thông cáo gửi từ tòa đại sứ Mỹ ở Moscow đến Washington tháng 12, 2009. 

 

Khodorkovsky, 47 tuổi, một ông vua dầu mỏ bị bắt năm 2003 và hai năm sau bị kết án tám năm tù vì tội gian lận, hôm nay sẽ xuất hiện tại phiên toà ở Moscow để nghe phán quyết trong vụ án thứ hai về cáo buộc tham ô. Những người ủng hộ người đàn ông một thời giàu nhất nước Nga này nói Kremlin đã ra lệnh truy tố ông để trả thù việc ông tài trợ cho những đảng đối lập.

 

Khi hết hạn án tù hiện nay - vào tháng 10 năm 2011- Khodorkovsky có thể phải chịu sáu năm nữa trong tù nếu bị kết án. Đối tác kinh doanh của ông Plaon Lebedev cũng đối mặt với một hình phạt như thế.

 

Trong khi các quan chức Hoa Kỳ đã công khai chỉ trích vụ án này, bắt đầu hồi tháng ba năm ngoái, thì ngôn ngữ trần trụi của các bức mật điện gây ấn tượng mạnh.

 

Viết cho Washington hồi tháng mười hai năm ngoái, một viên chức chính trị trong sứ quán Hoa Kỳ tại Moscow nhận xét rằng một chuyên gia luật quốc tế tin rằng quan tòa xử vụ án này đang cố gắng cho luật sư biện hộ cho Khodorkovsky một cơ hội. Tuy nhiên, trong một đánh giá coi thường, người sĩ quan đó nói: “Sự kiện các thủ tục pháp lý bề ngoài đang được theo dõi tỉ mỉ trong một vụ mà động cơ rõ ràng là chính trị, có thể là nghịch lý.

 

“Nó cho thấy những cố gắng mà GOR (chính phủ Nga) đang sẵn sàng sử dụng để cứu lấy thể diện, trong vụ này bằng cách áp dụng một lớp vỏ ngoài pháp trị che đậy một hệ thống bất cần đạo lý, nơi mà các kẻ thù chính trị bị khử vô tội vạ”

 

Lời đánh giá của nhà ngoại giao khẳng định lại những điều đã nói trong các bức mật điện bị tiết lộ trước đó bởi WikiLeaks, trong đó nước Nga được mô tả như một “nhà nước mafia” trộm cắp. trong đó các quan chức đầu sỏ chính trị và tội phạm có tổ chức câu kết chặt chẽ với nhau.

 

Nó tham chiếu đến một cuộc mít tinh năm 2000 khi Putin, lúc đó đang còn là tổng thống, gặp Khodorkovski và hai mươi thủ lĩnh chính trị khác và nghe nói đã cảnh báo họ hãy đứng ngoài chính trị nếu muốn công việc kinh doanh được để cho yên lành.

 

“Có một điều mà nhiều người biết” nhà ngoại giao đó viết, “rằng Khodokovski đã vi phạm các quy tắc ngầm của cuộc chơi; nếu anh tránh xa chính trị, thì anh có thể ních đầy túi anh bao nhiêu cũng được.”

 

Viên chức đó viết thêm: “Không phải thua thiệt cho giới tinh hoa hay dòng chủ đạo việc GOR đã áp dụng một tiêu chuẩn kép cho các hoạt động bất hợp pháp của giới thủ lĩnh chính trị những năm 1990; nếu nó không thế, thì gần như mọi thủ lĩnh chính trị khác cũng đã vào nhà lao cùng với Khodorkovsky và Lebedev.” Trong tiết mục hỏi-và-trả lời trên truyền hình đầu tháng này, Putin, bây giờ là thủ tướng, gạt phăng những lời phê phán đối với vụ án này. Nước Nga có “một trong những hệ thống tòa án nhân đạo nhất trên thế giới.” Ông nói thêm, “tôi tin rằng một tên kẻ trộm thì phải ngồi tù.”

 

Công ty dầu Yukos của Khodorkovsky bị tịch thu và bị bán cho các hãng quốc doanh sau niềm tin ấy của ông ta. Ông [Khodorkovsky] đã giáng trả trong một bức thư gửi cho Putin, được công bố trên một tờ báo Nga. Ông tỏ lòng thương hại Putin, một “con người không còn trẻ nữa, quá lạc quan và quá cô đơn trong một đất nước mênh mông và tàn nhẫn” Ông Khodorkovsky nói thủ tướng là một người cầm lái một con thuyền galê[1] chạy ngay trên số phận của nhân dân” và “trên đó ngày càng nhiều những công dân Nga dường như nhìn thấy lá cờ đen của bọn cướp biển bay phấp phới.”

 

Khodorkovsky còn chế giễu sự xuất hiện của Putin trên truyền hình với con chó mới của ông ta, con Buffy. “Tình yêu chó là tình cảm chân thành, tốt đẹp duy nhất xuyên qua lớp vỏ thép của biểu tượng của dân tộc” những năm 2000,” ông viết. “Một tình yêu chó đã trở thành vật thay thế cho tình yêu con người.”

 

Phán quyết của vụ án Khodorkovsky lẽ ra vào ngày 15 tháng 12 nhưng sáng hôm ấy có một thư tay găm vào cửa nhà quan tòa Moscow Khodorkovsky's nói nó đã được hoãn đến hôm nay. Một số nhà phân tích cho rằng sự chậm trễ là có tính toán, để làm chệch hướng chú ý của truyền thông qua những ngày nghỉ lễ.

 

Khodorkovky và Lebedev bị kết tội tham ô toàn bộ sản lượng dầu thô của công ty Yukos trong thời gian sáu năm.

 

Theo bức mật điện tiết lộ hôm nay, một nguồn tin gấn gũi với Khodorkovsky tiên đoán ông “có thể phải ngồi trong tù chừng nào chính quyền Putin còn nắm quyền lực.” người ta trông đợi Putin trở lại ngôi tổng thống vào năm 2011, và có thể phục vụ thêm hai nhiệm kỳ nữa, cho đến năm 2024.

 

Quan tòa sẽ mất vài ngày để đọc phán quyết./.



[1] Thuyền do tù nhân hay nô lệ chèo

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2252
Ngày đăng: 28.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Dùng thảm họa thiên tai làm đòn bẩy để nắm thêm quyền lực. - Hiếu Tân
Assange quật lại phê phán từ phía Mỹ - Hiếu Tân
Belarus có thể là một nước xa xôi, nhưng chúng ta phải đối mặt với một Mugabe châu Âu - Hiếu Tân
WikiLeaks, theo kiểu Belarus - Hiếu Tân
Belarus của Lukashenko: Chịu chấp nhận một bạo chúa Châu Âu - Hiếu Tân
Cuộc tranh cãi xung quanh Julian Assange sôi sục hơn khi nổi lên những tình tiết mới về vụ cáo buộc tội phạm tình dục - Hiếu Tân
Putin nói trên truyền hình - Hiếu Tân
Đằng sau vụ bắt Assange: vấn đề tội phạm tình dục của Thụy điển - Hiếu Tân
Các vụ án sẽ xác định tương lai của nước Nga với phương Tây. - Hiếu Tân
Nhân vật của năm 2010 do TIME bình chọn: Chỉ cần kết nối - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)