Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
854
116.683.951
 
Bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan tới Syria
Hiếu Tân

Mike Pearson, viết cho CNN, 31/01/2011, Hiếu Tân dịch

http://edition.cnn.com/2011/WORLD/africa/01/31/

egypt.protests.where.else/index.html?eref=time_world

 

Tổng thống Syrian Bashar Al-Assad có thể đối mặt với những cuộc biểu tình lớn cuối tuần này  từ các nhóm đối lập.

 

CNN- Điều khởi đầu như một cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật nhào chính phủ Tunisia trước khi lan rộng ra Algeria, Jordan, Yemen, Sudan và tất nhiên, Ai cập, nay có lẽ đang hướng sang Syria.

Phong trào chống đối ở Syria đang kêu gọi những cuộc biểu tình quần chúng vào Thứ Bẩy chống lại ách thống trị của tổng thống Bashar Al-Assad.

 

Các nhóm đang được tổ chức trên Facebook, với nhiều trang khích động những cuộc biểu tình ở Damascus, Aleppo và nhiều thành phố khác.

 

Theo Viện nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, một tổ chức có cơ sở ở Washington, nơi nghiên cứu và dịch những bản tin và những nội dung được post lên các phương tiện truyền thông xã hội, thì  những người tổ chức biểu tình đòi hỏi mức sống cao hơn, những cải thiện về tình trạng nhân quyền và tiếng nói mạnh hơn cho giới trẻ.

 

Vẫn chưa rõ có bao nhiêu người sẽ tham gia biểu tình. Trên các trang Facebook đã có vài ngàn người lên tiếng ủng hộ phong trào này, một số trong họ chắc là ở ngoài nước này, viện nghiên cứu đó nói.

 

Hôm chủ nhật ở Sudan đã thấy có mùi vị chống đối. Một số lượng chưa xác định các sinh viên đại học và những người khác đòi loại bỏ chính phủ trong các cuộc biểu tình được Facebook tổ chức trong đó những người lãnh đạo nói họ được khích lệ bởi các sự kiện ở Tunisia.

 

Các sinh viên biểu tình ở trường đại học Khartum, hô khẩu hiệu “không tăng giá, không tham nhũng” và “Tunisia, Ai cập Sudan là một,” “Nhân dân Sudan sẽ không chịu im lặng nữa. Đây là lúc chúng ta đòi quyền của chúng ta và lấy lại những gì là của chúng ta, trong một cuộc biểu tình hòa bình không dính với phá hoại.,” theo một bản tiếng Anh trên giao diện Facebook của nhóm.

 

“Chúng tôi sẽ biểu tình chống tăng giá, chống tham nhũng, thất nghiệp và những hành động sai trái của chính phủ như bạo hành đối với phụ nữ, hành hạ họ theo những cách phá vỡ mọi luật lệ tôn giáo và nhân đạo, và xâm phạm quyền của các dân tộc thiểu số.”

 

Tờ báo Sudan Tribune nhắc một lời tuyên bố từ cảnh sát, nói 79 người, trong đó có 40 sinh viên đã bị bắt sau các cuộc biểu tình.

 

Trong khi đó, một trang Facebook đã ra mặt kêu gọi biểu tình hôm thứ Năm ở Yêmen, là nơi trước đó đã có một số cuộc biểu tình.

 

Các cuộc biểu tình ở Tunisia đã châm ngòi cho những cuộc bạo động bùng nổ trong khu vực sau khi Mohamed Bouazizi, một sinh viên 26 tuổi đã tốt nghiệp, tự thiêu để phản đối cảnh sát tịch thu xe rau quả để kiếm sống của anh. Anh đã chết sau đó.

 

Các cuộc biểu tình đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Tunisia và khích lệ những cuộc biểu tình tương tự trong các nước khác, trong đó có Algeria, Jordan, SudanYemen.

 

Các cuộc biểu tình lúc này đã lên đến đỉnh cao ở Ai cập, trong đó nhiều nghìn người Ai cập đã bất chấp lệnh giới nghiêm của chính phủ và đụng độ với cảnh sát, đòi tổng thống Hosni Mubarak từ chức.

 

Một trang Facebook có nhiều người đọc đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình ở Cairo, được dành để tôn vinh Bouazizi.

 

Nhà báo Isma'il Kamal Kushkush đã đóng góp cho bài này.

 

HT 010211

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2185
Ngày đăng: 03.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những vết rạn nứt trong chính quyền Nga - Phạm Nguyên Trường
Một cái nhìn từ bên trong vào những cuộc thương lượng gay go với Julian Assange (tiếp theo) - Hiếu Tân
Những “hăc cơ” mơ áp đặt nền dân chủ - Hiếu Tân
Bị lên án về vi phạm nhân quyền, lãnh đạo Uzbekistan vẫn được tiếp đón ở Brussels - Hiếu Tân
Bật mí WikiLeaks- tiếp - Hiếu Tân
Bật mí WikiLeaks - Hiếu Tân
Ai cập: sự công khai kháng cự của Mubarak làm cho cuộc sống của Obama khó khăn hơn. - Hiếu Tân
Ai cập: Internet sập, cảnh sát dàn quân - Hiếu Tân
Cách mạng bằng Internet - Hiếu Tân
Phải chăng tiếp theo là Ai cập? - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)