Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
804
116.677.633
 
Khi giá dầu lên, nước Nga đẩy tự do vào tình trạng khó khăn.
Hiếu Tân

(When oil prices rise, Russia has freedom over a barrel)[1]

 

Anne Applebaum, WASHINGTON POST,  4/1/ 2011, Hiếu Tân dịch.

 

Nguồn: http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2011/01/03/AR2011010304070.html

 

Quan tòa đã hoãn phán quyết mà không một lời giải thích (“Tòa án không tự giải thích,” một phát ngôn viên nói). Trước khi đọc nó, ông cho các nhà báo và gia đình các bị cáo ra khỏi phòng xử án. Do đó không ai ngạc nhiên khi Mikhail Khodorkovsky, ông trùm dầu mỏ, người có lần đã chống lại Kremlin - nhận thêm sáu năm tù vào tuần trước, cộng thêm vào với tám năm ông đã chịu. Lần này, ông bị buộc tội “ăn cắp” một số lượng dầu không thể tin được, đúng cái số lượng mà ông đã bị kết tội bán đi mà không đóng thuế.

 

Thật ra, không có ai giả vờ rằng phán quyết của Khodorkovsky là cái gì khác chứ không phải một tuyên bố chính trị, một trong hàng loạt động thái mà chính phủ Nga đã làm cho công chúng của riêng nó, và cho phần còn lại của thế giới trong mấy tuần gần đây. Việc ngăn chặn điều tra tham nhũng và biểu lộ sự ủng hộ những “cuộc bầu cử” dã man và bạo lực ở nước láng giềng Belarus; cái chết của các nhà báo; tất cả những cái này dường như được trù liệu để mâu thuẫn với ngôn ngữ thân thiện, cải cách mà tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã dùng thời gian gần đây. Mới cách đây hai năm, Medvedev đã lên án thứ văn hóa “hư vô về pháp luật”  của Nga, một câu nói mà nhiều người hiểu là nhắc đến vụ Khodorkovsky.

 

Tại sao có sự đổi giọng này? Tại sao vào lúc này? Nhiều lý thuyết phức tạp đã nảy nở ra để giải thích cho nó. Đây là nước Nga, không ai có thể chứng minh. Nhưng có lẽ việc giải thích lại vô cùng đơn giản: Dầu lại lên trên 90$ một thùng - và giá dầu vẫn đang lên. Và nếu đó là lý do, thì không có gì mới. Thật ra, nếu người ta vẽ biểu đồ sự lên xuống của những cải cách nội bộ và đối ngoại của Liên xô và nước Nga trong bốn mươi năm qua, nó sẽ tương ứng với sự lên xuống của giá dầu quốc tế (giá dầu thô trong nước cũng xấp xỉ) với độ chính xác đáng ngạc nhiên.

 

Để thấy điều tôi muốn nói, ta hãy bắt đầu từ đầu: Năm 1970, giá dầu bắt đầu tăng mạnh, ứng với Liên xô hồi đó chống lại cải cách. Thập kỷ trước đó, (với giá dầu 2$ hay 3$ một thùng, không điều chỉnh theo lạm phát) là một thập kỷ thay đổi liên tục và thí nghiệm. Nhưng sau khi OPEC đẩy giá dầu lên trong những năm 1970, thu nhập về dầu tuôn chảy vào, và Liên xô bước vào một thời kỳ “đình trệ” và xâm lược nước ngoài. Lãnh tụ Liên xô Leonid Brezhnev đầu tư mạnh vào quân sự, ngừng các cải cách trong nước và năm 1979 (khi giá dầu là 25$ một thùng) - xâm lược Afghanistan.

 

Brezhnev cuối cùng được kế tục bởi Yuri Andropov, ông này có cái may là lãnh đạo Liên xô khi giá dầu vẫn còn cao (khi ông ta chết, năm 1984, trung bình 28$ một thùng). Nhờ vậy Andropov có thể thẳng tay đàn áp bất đồng chính kiến trong nước và duy trì quan hệ căng thẳng với phương Tây. Nhưng Andropov được kế tục bởi Mikhail Gorbachev, ông này tiếp quản đúng lúc giá dầu tụt xuống. Năm 1986 (với giá dầu còn có 14$ một thùng) ông mở màn chương trình cải cách, perestroika (cải tổ) và glasnost (công khai). Năm 1989 (khi giá dầu vẫn chỉ 18$) ông cho phép Bức Tường Berlin sụp đổ, giải thoát cho Trung Âu và kết thúc Chiến tranh Lạnh.

 

Giá dầu dao động, nhưng nó không thật sự lên lại trong những năm 1990 (tụt xuống đến 11$ trong năm 1998), năm Boris Yeltsin vẫn còn cố làm bạn tốt của Bill Clinton, truyền thông nước Nga tương đối tự do, và vẫn còn nói, ít nhất là về những cải cách kinh tế lớn. Nhưng năm 1999 (khi giá dầu lên 16$ một thùng), thủ tướng của Yeltsin, Vladimir Putin, phát động cuộc chiến tranh Chechnya lần thứ hai, phương Tây ném bom Belgrade, và tâm trạng nước Nga một lần nữa quay sang chống phương Tây một cách rõ rệt.

Putin may mắn tiếp quản ngôi tổng thống năm 2000, vào lúc bắt đầu một đợt tăng giá dầu lâu dài và dường như bền vững. Thực tế, những lời kêu gọi cải cách trong nước của Gorbachev bị  quên từ lâu vào năm 2003 (khi giá dầu tăng dần lên 27$ một thùng). Những ngày Yeltsin thúc đẩy nước Nga tham gia vào các thiết chế phương Tây đã thành một kỷ niệm xa xưa vào năm 2008, khi Nga xâm lược Georgia (và giá dầu là 91$ một thùng).

 

Tổng thống mới của Nga Dmitry Medvedev, thật sự có cố gắng để tỏ ra dễ thương hơn vào năm 2009 (khi giá dầu trung bình khoảng 53$ một thùng), để cho Putin, nay lại là thủ tướng, càu nhàu sau hậu trường. Medvedev chặn một đạo luật hà khắc về tội mưu phản, mời các nhà hoạt động dân chủ đến Kremlin, lên án nhà độc tài Belarus và thậm chí dường như đã nới cho truyền hình Nga tự do đôi chút.

 

Nhưng bây giờ là năm 2011, Putin đang ở vị trí rất nổi bật, và Khodorkovsky vừa mới bị kết án bởi một phiên tòa kangaroo[2]. Khi tôi viết những dòng này, giá dầu là 92,25$ một thùng.

Phân tích này có quá đơn giản không? Chắc chắn là thế. Nhưng tôi chưa được nghe một giải thích tốt hơn./.

 

applebaumletters@washpost.com

 

HT 060111


 

[1] Nguyên văn: “has freedom over a barrel” có nghĩa là “nhét tự do vào thùng”. Barrel là thùng, là đơn vị đo dầu thô thương phẩm (Chơi chữ)

[2] Phiên tòa kangaroo là một phiên tòa xử giả vờ, bản án đã được quyết định từ trước.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2097
Ngày đăng: 10.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Andrey Zubov - Phi cộng sản hóa chứ không phải là phi Stalin hóa! - Phạm Nguyên Trường
Chứng lý chống WikiLeaks của Hoa Kỳ rất yếu - Hiếu Tân
Tại sao lại xóa từ-n ...? - Hiếu Tân
Kiểm duyệt những từ ‘nhạy cảm ’ của Mark Twain là điều không thể chấp nhận - Hiếu Tân
Cuộc Chơi Của Trí Thức Trên Thế Giới Mở Rộng - Chân Phương
Sự đầu độc từ từ nền dân chủ - Hiếu Tân
Stenio Solinas: Nói rằng Stalin khác Hitler là sai! - Phạm Nguyên Trường
Điều gì xảy ta nếu giấc mơ của WikiLeaks về một xã hội mở trở thành hiện thực? - Hiếu Tân
Piotr Zychowicz – Khái niệm chủ nghĩa Stalin là một sự lầm lẫn - Phạm Nguyên Trường
Aung San Suu Kyi: Đệ nhất phu nhân của Tự do ở Burma, tiếp theo - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)