Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.377 tác phẩm
2.747 tác giả
565
116.536.006
 
Philippines dường muốn tách khỏi liên minh an ninh lâu dài với Mỹ
Hiếu Tân

 

 

 

REUTERS ON 5/31/16 AT 1:35 PM

 

 

 

http://www.newsweek.com/philippines-set-move-away-us-465095?rel=most_read2

Hiếu Tân dịch

 

 

Tổng thống mới được bầu của Philippines, Rodrigo Duterte, hôm thứ ba nói nước ông sẽ không dựa vào liên minh an ninh dài hạn với Hoa Kỳ, báo hiệu sẽ độc lập hơn với Washington trong quan hệ với Trung Hoa và vùng biển đang tranh chấp NamTrung Hoa (Biển Đông).

 

 Philippines từ lâu là nước đáng tin cậy ủng hộ Washington trong việc cân bằng với Bắc Kinh  về biển Nam Trung Hoa, một con đường giao thương huyết mạch, nơi Trung Hoa đã xây những đảo nhân tạo, đường băng và các căn cứ quân sự khác.

 

Duterte, một thị trưởng mạnh mồm của thành phố Davao, đã thắng lợi nhanh chóng trong cuộc bầu cử ngày 9 tháng Năm năm nay, trước đây đã ủng hộ những cuộc đối thoại đa phương để dàn xếp tranh cãi về biển Nam Trung Hoa, trong đó có thể bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia, cũng như các nước có yêu sách chủ quyền.

Ông cũng kêu gọi Trung Hoa, nước đang đòi hầu hết Biển Đông, tôn trọng Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lí mà luật quốc tế qui định cho các nước ven biển.

 Khi các phóng viên hỏi ông có theo đuổi các cuộc đối thoại song phương với Trung Hoa không, Duterte trả lời: “chúng tôi có hiệp ước này với phương Tây, nhưng tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi sẽ vạch một lộ trình riêng của chúng tôi.”

“Nó sẽ không phụ thuộc vào Mỹ. Và nó sẽ là một đường lối không có ý định làm vừa lòng bất cứ ai ngoài quyền lợi của người Philippines.”

Duterte tiết lộ danh sách nội các của ông một ngày sau kì họp Quốc hội công bố ông thắng cử. Ông sẽ chính thức nhậm chức tổng thống ngày 30 tháng Sáu.

Việc bổ  nhiệm các bộ trưởng chủ chốt vẫn theo cách lựa chọn thông thường, một quyết định có thể làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước bớt lo lắng về một bước dao động khỏi những cải cách vốn đã tạo ra một tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ.

Việc bổ  nhiệm này cũng có thể cho thấy một cố gắng giải quyết những bất đồng về biển Nam Trung Hoa.

Philippines, Brunei, Vietnam, Malaysia và Đài Loan có những yêu sách trùng nhau trên những vùng biển giàu về dầu mỏ khí đốt và lưu thông thương mại trị giá hàng ngàn tỷ đôla mỗi năm.

Việc Duterte chọn Perfecto Yasay làm ngoại trưởng cho thấy xu hướng hoà giải.

“Tôi không thấy có cách nào khác để giải quyết tranh chấp ngoài việc nói chuyện với nhau,” Yasay nói với phóng viên trong tuần này. “Chúng tôi chắc chắn muốn bảo đảm rằng chúng tôi có thể nối lại những cuộc đối thoại song phương vì chúng cần thiết.”

 

KHÔNG DỨT KHOÁT NHƯ THẾ

 

Bức tranh phần nào ít rõ ràng hơn với việc chọn Nicanor Faeldon, một cựu thuyền trưởng hải quân đã lãnh  đạo cuộc binh biến cách đây một thập niên, làm cục trưởng cục hải quan, cơ quan có thu nhập đứng hàng thứ hai trong nước.

Tháng Mười Hai, Faeldon dẫn một nhóm những người Philippines chống đối ra một hòn đảo tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa do Philippines chiếm giữ, khiến Bắc Kinh phản ứng giận dữ.

Trước cuộc bầu cử Duterte, Philippines cũng đã đưa tranh chấp ra Toà thường trực Trọng tài ở The Hague, mặc dù Trung Hoa không chấp nhận vụ kiện này. Phán quyết sẽ tới trong vài tuần nữa.

“Tôi đang chờ toà phân xử,” Duterte nói về vụ kiện, khi được hỏi về triển vọng đầu tư với Trung Hoa.

“Nó sẽ tác động lên chúng tôi trên rất nhiều mặt...bởi vậy, tôi muốn đợi, với tư vấn của nội các, tôi mới có thể tiến hành tiếp. Nhưng bạn biết đấy, tôi không sẵn sàng đi vào chiến tranh. Nó sẽ chỉ dẫn tới giết chóc.”

Duterte năm nay 71 tuổi, chỉ định một bạn học cũ, Carlos Dominguez, làm bộ trưởng tài chính, và một giáo sư kinh tế, Ernesto Pernia, làm bộ trưởng kế hoạch hoá kinh tế.

“Tôi có thể bảo đảm với các bạn rằng tất cả họ là những người chính trực và lương thiện,” Duterte nói ở Davao, nơi ông là thị trưởng hơn hai thập niên trước khi được bầu làm tổng thống.

 Dominguez, là bộ trưởng hầm mỏ và nông nghiệp trong hai chính phủ trước, sinh ra trong một gia đình giàu có có những quyền lợi trong lĩnh vực bất động sản và khách sạn, trong khi Pernia, học ở Mỹ, là cựu kinh tế gia chính trong Ngân hàng Phàt triển Châu Á.

“Chúng tôi rất phấn khởi với nội các này,” Perry Pe, chủ tịch Hiệp hội Quản trị Philippines nói. “Họ sẽ hăng hái lao vào công việc ngay từ ngày đầu tiên.”

Thách thức của Duterte đối với truyền thống chính trị Philippines có thể so sánh với ứng viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà Donald Trump.

Cung cách “người-của-nhân-dân” của ông ta đánh trúng nỗi thất vọng của cử tri với thất bại của tầng lớp tinh hoa thống trị trong việc giải quyết nghèo đói và bất công mặc dù kinh tế tăng trưởng trung bình hơn 6 phần trăm dưới thời tổng thống Benigno Aquino.

 

Duterte thả lỏng cho việc giết tội phạm theo kiểu hành hình ngoài pháp luật[1], rùng mình trước ý nghĩ phải đeo ca vát hay đi tất chân, và đã thề không làm việc cho đến buổi chiều khi ông trở thành tổng thống.

Một số vị trí trong nội các vẫn chưa được công bố, và trong số 21 cương vị đã được phê chuẩn có 2 là phụ nữ. Khi một nữ phóng viên hỏi một câu hỏi trong cuộc họp báo, Duterte huýt sáo[2] tục tĩu.

 



[1] Duterte nói ông ta muốn cho quyền các lưc lượng an ninh bắn chết bất cứ ai chống lại việc bắt giữ (Theo CNN)

[2] Wolf-whisted: tiếng huýt sáo của đàn ông biểu lộ rằng anh ta thấy người phụ nữ kia hấp dẫn về tình dục.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2035
Ngày đăng: 16.06.2016
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Làm thế nào cứu nước Mỹ khỏi Donald Trump? - Hiếu Tân
Tính cách Mao-it của Donald Trump - Hiếu Tân
Chủ nghĩa bài trí thức theo phong cách Trung Hoa - Hiếu Tân
Các nhà văn Mỹ gửi thư ngỏ phản đối Donald J. Trump - Hiếu Tân
Venezuela đi từ tồi tệ đến thảm họa - Hiếu Tân
Aung San Suu Kyi và Sùng bái Cá nhân - Hiếu Tân
Lí lẽ để Mỹ dỡ bỏ Cấm vận Vũ khí đối với Việt Nam - Hiếu Tân
Điều tồi tệ nhất của mọi thời đại. Cách mạng Văn hóa, sau 50 năm. Trung Hoa vẫn phủ nhận sự hủy diệt tinh thần của nó - Hiếu Tân
Chúng tôi đã làm gì sai? Các nạn nhân của Cách mạng Văn hoá tìm câu trả lời sau 50 năm. - Hiếu Tân
Trung Quốc còn cách cuộc Cách mạng Văn hóa mới bao xa? - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)