Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
814
116.678.081
 
Nhân dân đấu với Putin
Hiếu Tân

Fareed Zakaria, TIME,Monday, Dec. 26, 2011, Hiếu Tân dịch

http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,2102543-1,00.html

 

 

Ảnh minh họa: Hieronymus gửi cho TIME

 

"Chúng tôi tồn tại!" Đám đông ở Moscow hô. Ngay cả những người biểu tình ở Nga cũng có khứu giác văn chương và triết học. Họ còn có cả can đảm nữa. Trong suốt thập kỷ qua, các đối thủ chính trị của chế độ Vladimir Putin đã bị quấy nhiễu liên tục, bị bỏ tù, bị tra tấn và bị giết. Nhưng những người đàn ông đàn bà này vẫn chiếm lĩnh đường phố, tuần hành giữa mùa đông nước Nga, đòi cùng một thứ mà những người biểu tình khắp nơi trên địa cầu đòi hỏi - phẩm giá, sự tham dự vào đời sống chính trị, và tự do. Ở nước Nga, họ có thể thắng lợi không?

 

Các điều kiện dẫn đến Mùa Xuân A Rập thì khác nhau. Trong số đó điều chính yếu nhất là cái cảm giác bị xa lánh và ra rìa khỏi  các cấu trúc quyền lực kinh tế và chính trị của đất nước. Cảm giác này bây giờ ở nước Nga là mạnh. Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Levada, 52% số người Nga tin rằng nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo của đất nước ngày nay còn cao hơn cả trong những năm 1990 (Năm 2007 chỉ có 16% cảm thấy như vậy)

 

Mùa Xuân A Rập cũng nổi lên vấn đề về sự liên kết. Một dân cư trẻ, bồn chồn, biết truy cập các mạng truyền thông xã hội và các công nghệ khác có khả năng thấy được thế giới bên ngoài và hiểu được tình trạng lạc hậu của bản thân. Nước Nga có một dân chúng già và co cụm, nhưng trong số những người biểu tình ở Moscow có nhiều người trẻ sống ở thành thị đã biết kết nối với thế giới bằng mọi công nghệ thông tin mới.

 

Nước Nga còn có một thành phần cực kỳ khác với thành phần tham gia cuộc nổi dậy A Rập: tăng trưởng kinh tế đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới, với nó, nhiều hy vọng đang lớn lên. Ở Ai Cập và Tunisia, kinh tế đã tăng trưởng nhiều năm trước khi những cuộc biểu tình bắt đầu, và việc tự do hóa [kinh tế] đã mở ra những ngành công nghiệp mới và những lĩnh vực mới hướng ra thế giới. Ở Nga, GDP tính theo đầu người tăng gấp đôi từ năm 1998 đến 2010 (tính theo đồng đô la ổn định). Đó là lý do tại sao Putin được lòng dân trong nhiều năm. Tất nhiên, kinh tế Nga được nâng lên bởi cải cách thì ít mà nhờ giá dầu thì nhiều (nay đã lên đến đỉnh 100$ một thùng), điều này không làm xã hội Nga mạnh lên mà làm nhà nước Nga mạnh lên.

 

Mâu thuẫn kịch tích lớn trong lịch sử nước Nga là giữa nhà nước và xã hội. Nói đơn giản, nước Nga luôn luôn có quá nhiều nhà nước mà quá ít xã hội. Các nhà sử học đã chỉ ra rằng nước Nga về thực chất là tài sản của Nga Hoàng và tầng lớp nông nô giống với nô lệ hơn là những người nông dân đơn giản, và đất nước không có một thiết chế nào tranh biện với thẩm quyền của chính phủ. Sự tiếp quản của những người cộng sản chỉ làm sâu đậm thêm những đặc điểm này bằng cách xây dựng một siêu nhà nước thống trị mọi khía cạnh của đời sống người dân. Khi nó sụp đổ năm 1991, té ra bên dưới nó chỉ toàn hỗn độn.

 

Nhưng một xã hội công dân Nga luôn luôn tồn tại, nhỏ bé nhưng năng động, tán thành các giá trị phổ biến và các quyền con người. Đó là nước Nga của Tolstoi và Pasternak, Sakharov và Gorbachev, và nó luôn luôn tin rằng vận mệnh của nước Nga gắn với phương Tây. Nước Nga này đã không chết dưới thời Putin. Thật ra, nó đang lớn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ, trong suốt thập kỷ qua. Trong một bài đăng trên tờ International Affair của Đại học Columbia, Debra Javeline và Sarah Lindemann-Komarova mô tả một nước Nga trong đó xã hội công dân đang ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn. Hiện nay ở Nga có hơn 650.000 tổ chức phi chính phủ. Trong số này nhiều tổ chức không mang tính chính trị công khai, nhưng họ thách thức quyền lực và những quyết định của chính phủ - về các vấn đề môi trường chẳng hạn - và đôi khi họ thắng thế.

 

Tất nhiên nhà nước Nga vẫn mạnh, vẫn chiếm ưu thế và tràn ngập mọi lĩnh vực kinh tế chính trị. Mặc cho mọi đòi hỏi đổi thay đang sôi động, chính quyền của nhà nước, do Putin nắm một cách điêu luyện, sẽ tạo một quãng ngừng. Không phải chỉ vì Putin đã có thể khôi phục lại một phần cơ cấu sợ hãi từ thời Xô viết. Đó còn là vấn đề tiền. Nhà nước Nga có quyền sử dụng một nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất so với bất cứ nước nào trên thế giới: dầu mỏ, khí đốt, kim cương, nickel, đồng, nhôm. Sự giàu có này giúp chính phủ cả trong đàn áp và mua chuộc nhân dân của mình.

 

Ta hãy xem sự kiện này. Mặc dầu Mùa Xuân A Rập có khả năng và sức mạnh, nó cũng chưa tạo ra được một thay đổi chính trị nào trong một nước giầu về dầu mỏ. Cách mạng bắt đầu trong những sa mạc của người Maghreb ở Tunisia. Morocco nhanh chóng bị cuốn theo. Nhưng ngay bên cạnh nó, nước Algeria, là nước đàn áp hơn cả hai nước kia, vẫn chưa bị những cuộc biểu tình chống đối sờ đến. Có thể gọi nó là Mùa Xuân A Rập, nhưng sự bất bình bắt đầu từ một năm rưỡi trước đó trong một nước không-A Rập, là Iran, khi Phong trào Xanh chiếm các đường phố. Nhưng chế độ Iran, mua sự ủng hộ bằng cách ban chức tước cho các giáo sĩ, và đàn áp bằng các lực lượng bán quân sự, vẫn còn đó. Các nước vùng Vịnh giầu nguồn dầu mỏ cũng sống sót qua những trận cuồng phong thay đổi - ngay cả ở Bahrain, nơi mà lực lượng đối lập có được sự ủng hộ mạnh mẽ.

 

Liên Xô đổ khi giá dầu sụt xuống còn 20$ một thùng. Nếu nó sụt xuống nữa, như nhiều người đoán, nhà nước Nga sẽ mất đi tài sản lớn nhất của mình. Và nếu xã hội công dân Nga có thể tạo ra một thay đổi cho dù khiêm tốn chống lại những điều quái dị này, thì nó sẽ viết lại lịch sử.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 1982
Ngày đăng: 21.12.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Cái chết của Kim Jong Il: Một cơn ác mộng trước Giáng Sinh! - Hiếu Tân
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il , đã qua đời ở tuổi 69. - Hiếu Tân
Vaclav Havel, nhà lãnh đạo Tiệp Khắc (cũ), từ trần ở tuổi 75 - Hiếu Tân
Đọc Haruki Murakami như thế nào? - Hiếu Tân
Cuộc trở lại kỳ ảo của Murakami - Hiếu Tân
Các cải tổ tại Miến Điện bắt đầu thu hút du khách - Trần Ngọc Cư
Christa Wolf, nhà văn nổi tiếng nhất của Đông Đức đã ra đi ở tuổi 82 - Hiếu Tân
Khế ước tan vỡ - Trần Ngọc Cư
Giải Goncourt được trao cho 'nhà văn ngày Chủ nhật' - Hiếu Tân
Trung Quốc diễu võ giương oai - Phạm Nguyên Trường
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)