Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.374 tác phẩm
2.747 tác giả
491
116.426.966
 
Các vụ án sẽ xác định tương lai của nước Nga với phương Tây.
Hiếu Tân

By Kathy Lally, Ban ngoại vụ Washington Post, Thứ Tư 15 tháng 12, 2010

 

MOSCOW - Hai vụ kiện đang diễn ra tuần này chất đầy ý nghĩa đối với nước Nga, giúp xác định liệu nước này có xích lại gần phương Tây hay vẫn giữ nguyên là một người quen xa cách, nhìn nhau bằng con mắt đầy nghi ngờ.

 

Phiên tòa thứ hai xử nhà tỷ phú dầu mỏ Mikhail Khodorkovsky được ấn định mở lại vào thứ Tư, người ta trông chờ quan tòa đưa ra phán quyết, một quá trình phải mất nhiều ngày. Tuy nhiên hôm thứ Tư quan tòa loan báo hoãn đến 27 tháng 12. Và thứ Năm, Nghị viện châu Âu theo lịch trình sẽ bỏ phiếu đề nghị cấm thị thực và tịch thu tài sản các quan chức Nga dính líu đến cái chết trong lúc giam giữ của Sergei Magnitsky, một luật sư bị bắt sau khi bóc trần một âm mưu gian lận 230. 000$.

 

Vào hôm thứ Ba, một liên danh các lãnh đạo và các nhà trí thức thế giới đã gửi tổng thống Dmitry Medvedev một bức thư ngỏ trong đó họ đề nghị rằng nếu Khodorkovsky lại bị tuyên bố có tội và vụ Magnitsky bị chìm xuồng, thì thế giới sẽ mất lòng tin của vào sự cam kết với công lý của nước Nga.

 

“Chúng tôi không thể dửng dưng khi các quy tắc luật pháp và các giá trị nhân đạo bị lạm dụng và bị hủy hoại công khai như vậy,” bức thư viết, với 50 chữ ký trong đó có cựu bộ trưởng ngoại giao Pháp Bernard Kouchner và thống đốc bang New Mexico, Bill Richardson (đ.Dân chủ).  “Sự cộng tác ổn định và tin cậy với nước Nga chỉ có thể tồn tại khi mà các giá trị nền tảng chung của chúng ta được chia sẻ và được áp dụng.”

 

Khodorkovsky người có lúc từng là người giầu nhất nước Nga bị kết án trốn thuế và bị phạt tù tám năm sau khi sau khi gặp rắc rối với cựu tổng thống và đương kim thủ tướng Vladimir Putin. Với bản án của ông hết hạn vào tháng 10 năm 2011, lại thêm một cáo buộc mới chống lại ông, rõ ràng để giữ ông sau song sắt trong thời gian bầu cử tổng thống 2012.

 

“Những lời buộc tội này thật lố bịch vì nếu Khodorkovsky [và đối tác của ông, Platon] Lebedev bị kết án, thì về thực chất nhà nước đang sở hữu các tòa án,” Leon Aron một người ký bức thư ngỏ và là giám đốc nghiên cứu nước Nga của viện Kinh doanh Hoa Kỳ nói.

 

Chính quyền Moscow có lẽ đã nhanh chóng quên Magnitsky nếu không có những cố gắng của William Browder. Magnitsky, 37 tuổi khi ông chết trong tù ngày 16 tháng 11, 2009, là một luật sư thuê ngoài của công ty Quản lý Vốn Di sản của Browder, quản lý những khoản đầu tư lớn của nước ngoài vào nước Nga, cho đến khi nó va chạm với các nhà đương cục Nga.

 

Browder vận động hành lang ở Nghị viện châu Âu để xem xét lệnh trừng phạt các quan chức Nga có dính với vụ Magnitsky sau khi thuyết phục được một tiểu ban nghị viện Canada thông qua một nghị quyết tương tự và thượng nghị sĩ Benjamin L. Cardin (Dân chủ - bang Maryland.) đưa một dự luật như vậy ra quốc hội.

 

“Pháp luật không tồn tại ở nước Nga,” Browder nói hôm thứ Ba từ London. “Những sự việc như thế này xảy ra càng nhiều, người ta càng gạt bỏ nước Nga như một đất nước què quặt vì tội phạm, và điều đó tác động tiêu cực lên thương mại, ngoại giao và du lịch.”

 

Nga đã lên tiếng ngày càng giận dữ về thị thực và những đe dọa tài sản, đang điên khùng về khả năng bị trừng phạt, cử một đoàn đại biểu sang Strasbourg, Pháp, để lôp-bi các nhà làm luật của Liên hiệp Châu Âu chống lại các quyết định nói trên. Khi Canada hành động, Bộ Ngoại giao Nga gọi đó là “không có gì khác hơn một âm mưu gây sức ép với các nhà điều tra và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.”

 

 

 

Katrina Lantos Swett, một người khác ký bức thư ngỏ gửi Medvedev nói cả hai vụ Khodorkovsky và Magnitsky có ý nghĩa quan trọng đối với Hoa Kỳ. Bà đang ở Moscow để quan sát vụ xử Khodorkovsky nhân danh quỹ Lantos vì Nhân quyền và Công lý.

 

“Ông ấy đã trở thành người tù chính trị kiệt xuất nhất của nước Nga,” bà nói về Khodorkovsky.

Bức thư ngỏ gửi tới Medvedev không chỉ vì với tư cách một tổng thống, ông là người bảo đảm cho hiến pháp, mà còn vì ông đã nhận lãnh sứ mệnh hiện đại hóa và mở cửa nước Nga. Tuy nhiên nhiều thứ ở đây cho thấy trước Khodorkovsky sẽ bị kết án, chỉ có điều không biết ông sẽ bị 14 năm tù như các công tố muốn, hay là một bản án nhẹ hơn.

 

“Bản án đủ 14 năm tù sẽ cho tôi thấy kết cục của công cuộc hiện đại hóa của Medvedev,” Aron nói. “Anh không thể nói về mở rộng tự do khi mà các quy tắc luật pháp bị phản bội một cách đáng hổ thẹn như vậy.”

 

Sự tha bổng, ông nói, sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ trong nước. “Nước Nga đã luôn luôn là một nước nơi mà các quan chức thấp nhất trông thẳng lên Kremlin. Không có gì ở giữa. Điều đó sẽ gửi một thông điệp rằng từ nay những vụ hăm dọa tống tiền và cướp bóc cưỡng đoạt không còn là an toàn nữa,” ông nói.

 

Một bản án mềm hơn sẽ cho tín hiệu rằng Medvedev đang lưỡng lự, Aron nói, nhưng bất cứ điều gì khác cũng có nghĩa là Putin không thích các xu hướng tự do đã thắng thế.

 

Swett người đã nói rằng quan tòa đang chịu một sức ép quá lớn, nói bà hy vọng ông sẽ tỏ ra là một cá nhân hiếm hoi kẻ thấy lịch sử đang đến với mình và đứng lên để đón nó.

 

“Tôi chúc cho quan tòa can đảm” bà nói, dẫn lời tuyên bố gần đây của Khodorkovsky./.

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2306
Ngày đăng: 18.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Nhân vật của năm 2010 do TIME bình chọn: Chỉ cần kết nối - Hiếu Tân
Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực “ảo” - Hiếu Tân
Chủ nghĩa xã hội : nguyên lý và quan điểm - Hiếu Tân
WikiLeaks và Cuộc Chiến tranh Lâu dài của Internet - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 2 - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 1 - Hiếu Tân
Tại sao WikiLeaks đang thắng trong cuộc chiến tranh thông tin - Hiếu Tân
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)