Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
834
116.686.141
 
Gia đình Mandela nổi giận với giới truyền thông quốc tế.
Hiếu Tân

 

 

 

David Smith. Johannesburg.

Hiếu Tân dịch

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013., 19:49 BST

Đây là một bài báo trên tờ The Guardian:

http://www.guardian.co.uk/world/2013/jun/27/mandela-family-vultures-foreign-media

Đầu đề là của chúng tôi (BT)

 

 

 

Đây là một ngày mà áp lực đã lên đến mức không chịu nổi. Khi Nelsol Mandela nằm liệt trong bệnh viện và hàng trăm người tụ tập để cầu nguyện một phép lạ hồi phục cho ông, thì gia đình mắng báo chí nước ngoài về “yếu tố phân biệt chủng tộc” và hành xử như “những con kền kền”. 

 

Ngày Thứ Năm bắt đầu bằng nỗi lo như dao cắt về sức khoẻ đang ngày một tồi tệ của một thân thể 94 năm tuổi, và lo ngày hôm nay sẽ mang lại tin gì mới. Sau khi đến thăm ông ở bệnh viện ở Pretoria, tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cho biết Mandela đã “khá hơn nhiều” so với đêm trước và “vẫn còn nguy kịch nhưng giờ đã ổn định”.

Mọi tuyên bố như thế, cùng với vô vàn tin đồn và những bàn tán râm ran trên mạng (“tweet”) chỉ cộng thêm vào cái thất thường của các tổ chức báo chí đang săn tìm mọi mảnh vụn tin tức. Đặc biệt họ hàng của người anh hùng chống apartheid bị đặt dưới sự soi mói căng thẳng.

Vào Thứ Năm tình hình lên đến điểm sôi sục khi con gái lớn của ông, bà Makaziwe, người đang nổi lên như thành viên đứng đầu gia đình Mandela, tung ra một cuộc công kích khích động.

 

“Có một kiểu yếu tố phân biệt chủng tộc trong nhiều cơ quan truyền thông nước ngoài, nơi họ vừa vượt qua các ranh giới,” bà nói với đài truyền thanh quốc gia SABC.

 

“Các vị không biết điều gì xảy ra trong bệnh viện. Họ chỉ đứng giữa đường phố Park. Thậm chí các vị không thể vào bên trong bệnh viện. Thật giống như những con kền kền đang đợi cho con sư tử xé xác xong con bò, đợi để kiếm những mảnh xác cuối cùng. Đó là hình ảnh mà gia đình chúng tôi nghĩ tới”.

 

Việc các nhà báo quan tâm đến sức khoẻ của Mandela là điều có thể hiểu được, bà nói thêm, “nhưng họ đang đi quá giới hạn”.

Makaziwe đối chiếu tình hình này với cái chết của Margaret Thatcher đầu năm nay “Có phải chỉ vì chúng tôi là một nước châu Phi, mà họ cảm thấy không cần phải tôn trọng? Tôi chỉ nghĩ điều ấy là bỉ ổi. Nếu người ta nghĩ người ta quan tâm đến Nelsol Mandela, thì người ta nên tôn trọng. Một phần của ông cần được tôn trọng, không phải mọi thứ của ông có thể phơi ra nơi công cộng”

 

Makaziwe và các thành viên khác của gia đình thường xuyên bị quay phim khi hằng ngày họ đến bệnh viện. Khi Makaziwe tổ chức một cuộc họp mặt gia đình ở Qunu  nơi quê cha đất tổ, nội dung cuộc họp trở thành chủ đề của những bài tường thuật mâu thuẫn khủng khiếp. Gần đây Makaziwe thành đối tượng của những đầu đề báo khó chịu.

 

Cháu gái lớn của Mandela, Ndiileka Mandela, người có mặt trong cuộc họp ấy, tán thành những bình luận của Makaziwe. “Chúng tôi không thấy điều này với Margaret Thatcher hay khi George Bush ở trong bệnh viện,” chị nói. “Cái cách họ đưa tin khiến chúng tôi tức muốn điên. Tại sao người ta không nghĩ ‘nếu đó là người mà tôi yêu mến, tôi có muốn đưa mọi chi tiết ra công khai không?”

 

“Chúng tôi cảm kích tất cả những tình cảm yêu mến và sự ủng hộ, nhưng cái cách thể hiện chúng làm chúng tôi sôi máu. Ở bất cứ nơi nào khác không có chuyện thế này. Các người muốn một cân thịt sống. Khi không có thông tin chi tiết, các người suy diễn. Chúng tôi đang phải trải qua một thời gian khắc nghiệt và điều này chẳng làm chúng tôi nhẹ bớt chút nào.”

 

Ndileka nói chị có trách nhiệm về truyền thông nhưng nói thêm “Tôi không nghĩ truyền thông Nam Phi có thể tới London và cắm trại bên ngoài điện Buckingham”.

 

Cháu trai lớn của Mandela, Mandla cũng phát biểu chống lại những suy diễn quá đáng. “Tôi kêu gọi mọi người có trách nhiệm hãy dừng ngay việc lan truyền những tin đồn nhảm nhí về tình trạng sức khoẻ của Madiba,” anh nói, dùng tên gọi trong thị tộc của Mandela. “Chính phủ của chúng tôi luôn thông báo cho tất cả chúng ta về việc này và không có lí do gì để nghi ngờ độ chính xác của những thông tin do họ cung cấp cho công chúng”.

 

“Xét cho cùng thì số phận của ông tôi, cũng như của mọi người khác, nằm trong tay Thượng đế và tổ tiên chúng tôi. Tuy nhiên, nhiều người chúng ta sẽ tiếp tục cầu nguyện và hy vọng ông hồi phục.”

 

Mandela đã nằm 20 ngày trong bệnh viện vì nhiễm trùng phổi tái diễn - lần thứ tư ông vào viện trong vòng sáu tháng. Nhiều người dân Nam Phi tỏ ra khó chấp nhận cái viễn cảnh mất đi người cha của dân tộc, người đã ngồi tù 27 năm vì chống thiểu số thống trị da trắng.

Đưa tin về sức khoẻ đang suy sụp của Mandela như thế nào là một đề tài đầy rắc rối trong những năm gần đây. Hồi ông nhập viện tháng Giêng năm 2011 đã thiếu thông tin chính thức. Cuối năm đó tòi ra hai hãng tin quốc tế đã chĩa camera giấu kín vào nhà cựu tổng thống, làm bật lên những tựa đề như “Madiba bị theo dõi”. Giữa người phát ngôn phủ tổng thống Mac Maharaj và một số nhà báo trong và ngoài nước đã có một mối ngờ vực kéo dài.

 

William Bird, giám đốc cơ quan Giám sát Truyền thông Phi châu nói “Một số tổ chức truyền thông và đặc biệt truyền thông quốc tế đã bộc lộ những chi tiết có thể được công chúng quan tâm nhưng không phải là quyền lợi của công chúng. Điều đó có thể hiểu được nhưng là vô đạo đức. Trong khi đó, loại thông tin chính thức mà chúng ta có được lại rất hạn chế. Ít nhất cũng nói, ‘chúng tôi đã thấy ông, ông vẫn tỉnh hay là ông không tỉnh’. Họ nên cố gắng thông tin nhiều hơn thế.”

 

Ông nói thêm: “Sự thổi phồng xung quanh chuyện này là khá bất thường. Nó không phải là sự so sánh Mandela với Thacher, mà là so sánh Mandela với Công nương Diana, và như thế thì thật là điên. Lúc đó bạn thấy những tin đồn tương tự không phải về sức khoẻ của Diana, mà về bà chết như thế nào.”

 

Những gì mà nguồn tin chính thức bộc lộ vào thứ Năm hôm qua cho ta một tia hi vọng mong manh. Zuma đã hủy một chuyến đi chính thức ra nước ngoài để đến thăm Mandela lần thứ hai trong vòng không đến 24 giờ, ở Bệnh viện Tim. Ông được đội ngũ y tế thông báo rằng Mandela đã ổn định.

 

“Tôi huỷ bỏ chuyến đi Mozambique ngày hôm nay để tôi có thể đến thăm ông và hội ý với các bác sĩ,” Zuma nói. “Hôm nay ông ấy khá hơn nhiều so với lúc tôi thăm ông đêm qua. Đội ngũ y tế tiếp tục làm một công việc vô giá. Chúng ta phải cầu nguyện cho sức khoẻ của Tata và ước mong ông khỏi. Chúng ta cũng tiếp tục với công việc và những hoạt động hằng ngày của mình trong khi Madiba vẫn còn nằm trong bệnh viện.”

 

Tổng thống nói thêm rằng điều đó bị “quấy rầy” bởi những tin đồn đang được lan truyền về sức khoẻ của Mandela và kêu gọi tôn trọng quyền riêng tư của ông.

 

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của SABC, Makaziwe thừa nhận rằng “mọi việc đang đến. Tôi cũng có thể tuyên bố rằng chỉ Thượng Đế mới biết thời điểm ra đi là khi nào.”

 

Bà tiếp tục: “Chúng tôi sẽ sống với hy vọng cho đến kết cục cuối cùng. Tôi không muốn nói dối. Ông trông không được khoẻ. Nhưng ông vẫn mở được mắt. Ông có thể mất hết thần sắc, nhưng vẫn còn sống. Tôi nghĩ đối với chúng tôi những đứa con và cháu của ông, lúc nào ông còn sống chúng tôi muốn mang đến cho ông sự trợ lực thật sự, nghị lực thật sự.”

 

Các quan chức không phủ nhận rằng nhà chính khách đang sống với sự trợ giúp của máy móc. “Vâng, ông đang phải dùng máy thở,” Napilisi Mandela, một người bà con, được dẫn lời nói với truyền thông sau khi đến bệnh vịên thăm ông hôm thứ Tư. “Thật tệ, nhưng chúng ta có thể làm gì được.”

 

Các cháu nội ngoại của Mandela thu thập thiếp, hoa và  đồ chơi bên ngoài bệnh viện và hôm thứ Năm đưa vào bên trong.

Họ gửi lời cám ơn sự trợ giúp của công chúng. Những thành viên của dàn hợp xướng Đạo quân Cứu thế cầu nguyện và hát bên ngoài bệnh viện và đoàn thanh niên Đại hội Dân tộc Phi (ANC) đem tặng phẩm để tỏ lòng kính trọng.

Nhiều đám đông từ Nam Phi và từ khắp châu Phi và thế giới tụ tập tại và bên ngoài ngôi nhà cũ của Mandela ở Soweto.

Trong khi nhiều người, kể cả chính phủ, tiếp tục giữ vững tinh thần, thì ít có hy vọng truyền thông sẽ ngưng tắt. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến vào hôm thứ Sáu.

 

 

Vài nét về Nelson Mandela

Rolihlahla Mandela sinh ở Transkei Nam Phi ngày 18 tháng Bảy, 1918, và được một trong các thầy giáo của ông tặng cho cái tên Nelson. Cha ông Henry là một cố vấn khả kính của Hoàng gia Thembu.

 

Tham gia ANC

 

Mandela học đại học Fort Hare và sau đó Đại Học Witwatersrand, chuyên khoa luật năm 1942. Ông ngày càng gắn bó với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) một phong trào dân tộc chủ nghĩa đa sắc tộc cố gắng đem lại những thay đổi chính trị ở Nam Phi.

Năm 1948, Đảng Dân tộc lên nắm quyền và bắt đầu thực hiện một chính sách gọi là “apartheid” hay là cưỡng bức phân biệt chủng tộc. ANC liền phát động một chiến dịch phản kháng tiêu cực chống các luật apartheid.

Năm 1952, Mandela trở thành một trong những phó chủ tịch của ANC. Vào cuối những năm 1950, đối mặt với sự phân biệt ngày càng gay gắt của chính phủ, Mandela, Oliver Tambo bạn ông và một số người khác bắt đầu chuyển ANC sang một hướng cấp tiến hơn. Năm 1956, Mandela ra toà về tội mưu phản. Phiên toà kéo dài năm năm, và kết cục Mandela trắng án.

 

Sharpeville

 

Tháng Ba Năm 1960, 69 người biểu tình chống apartheid bị cảnh sát giết chết tại Sharpeville. Chính phủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp và cấm ANC. Để đáp lại, tổ chức này bỏ chính sách bất bạo động của mình và Mandela giúp thành lập cánh quân sự của ANC “'Umkhonto we Sizwe” hay “Ngọn giáo của Dân tộc”. Ông được chỉ định làm tổng tư lệnh và ra nước ngoài để được huấn luyện quân sự và tìm kiếm sự ủng hộ cho ANC.

 

Cuộc sống ngục tù

 

Khi trở về nước ông bị bắt và bị kết án năm năm tù. Năm 1963, Mandela và các lãnh đạo ANC khác bị xử vì âm mưu lật đổ chính quyền bằng vũ lực. Năm sau Mandela bị kết án chung thân. Ông bị giam giữ ở nhà tù trên đảo Robben, ngoài khơi Cape Town, và sau đó về nhà tù Pollsmoor trong đất liền. Trong những năm ngồi tù ông trở thành một biểu tượng quốc tế về tinh thần chống phân biệt chủng tộc.

Năm 1990, chính phủ Nam Phi do áp lực quốc tế và trong nước đã thả Mandela đồng thời dỡ bỏ lệnh cấm ANC. Năm 1991, Mandela trở thành lãnh tụ ANC.

 

Một chính khách toàn cầu đáng kính

 

Năm 1993 ông được tặng giải thưởng Nobel Hoà bình cùng với FW de Klerk, tổng thống Nam Phi thời gian đó. Năm sau Nam Phi tổ chức cuộc tổng tuyển cử đa chủng tộc đầu tiên và Mandela được bầu làm vị tổng thống da đen đầu tiên của nước này.

Năm 1998, ông kết hôn lần thứ ba với Graça Machel, bà quả phụ của tổng thống Mozambique. Người vợ thứ hai của Mandela, Winnie, người mà ông kết hôn năm 1958 và li hôn năm 1996, vẫn còn là một nhà hoạt động chống apartheid gây nhiều tranh cãi.

Năm 1997 ông thôi chức lãnh đạo ANC và năm 1999 nhiệm kì tổng thống Nam Phi của ông kết thúc.

Năm 2004, Mandela tuyên bố rút lui khỏi đời sống công, tuy công việc từ thiện của ông vẫn tiếp tục. Năm 2007, một bức tượng vĩnh cửu của ông được khánh thành trên Quảng trường Nghị viện Anh ở London.

Những mốc tháng năm quan trọng

  • 1918 Sinh ở Eastern Cape
  • 1944 Tham gia Đại hội Dân tộc Phi (ANC)
  • 1956 bị kết án mưu phản, nhưng bản án được huỷ bỏ
  • 1962 Bị bắt, bị kết tội phá hoại, án năm năm tù.
  • 1964 Bị kết án lần nữa, chung thân
  • 1990 Ra khỏi nhà tù.
  • 1993 Nhận Giải Nobel Hoà bình
  • 1994 Được bầu làm tổng thống da đen đầu tiên
  • 1999 Rút lui khỏi vị trí lãnh đạo

 

280613

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2441
Ngày đăng: 29.06.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thành phố và cuộc sống đô thị - Đinh Lê Na
Vụ phong tên lửa cho thấy chúng ta mù tịt về bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Nghĩ về thế cờ tàn của Bắc Triều Tiên - Hiếu Tân
Tổng thống và rượu - Huỳnh Văn Úc
Tổng thống suốt đời - Huỳnh Văn Úc
Khodorkovsky-Tỷ phú sau chấn song sắt - Huỳnh Văn Úc
Alexey Navalny - Huỳnh Văn Úc
Vẫn rẻ dù với bất cứ giá nào - Trần Ngọc Cư
Đối với Trung Quốc, Mỹ là nỗi ám ảnh duy nhất - Trần Ngọc Cư
Eric Schmidt tuyên bố: Đại trường thành lửa Trung Quốc sẽ sụp đổ - Trần Ngọc Cư
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)