Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
827
116.679.590
 
Spiegel phỏng vấn nhà công nghệ tiên phong David Gelernter: Tình yêu ngoài tầm của Watson
Hiếu Tân

SPIEGEL 21/02/2011

http://www.spiegel.de/international/zeitgeist/0,1518,747251,00.html

 

Ảnh: AFP/ IBM

 

Cuộc chiến thắng của Watson trong trò chơi Jeopardy nói với chúng ta điều gì? Không có gì nhiều, David Gelernter, nhà khoa học máy tính tiên phong và giáo sư đại học Yale nói. Spiegel trò chuyện với Gelernter về viễn cảnh của việc đạt được ý thức nhân tạo và niềm tin rằng có thể bảo toàn đời sống vĩnh cửu trong một ổ cứng.

 

SPIEGEL: Thưa tiến sĩ Gelernter nhà báo Mỹ Ambrose Bierce đã mô tả cái từ chúng ta đang tìm là “một chứng điên nhất thời có thể được chữa trị bằng hôn nhân.” Ông có biết điều ấy nghĩa là gì không?

 

Gelernter: Tôi không biết.

 

SPIEGEL: Đó là tình yêu. Nó là một câu hỏi từ show truyền hình Jeopardy, và siêu máy tính IBM  Watson không khó khăn tìm được đáp án này. Vậy điều ấy có nghĩa là Watson biết tình yêu là gì không?

 

Gelernter: Anh ta không có những ý tưởng mơ hồ. Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo thậm chí chưa bắt đầu đề cập đến vấn đề những xúc cảm được biểu thị trong nhận thức ra sao, cái gì làm nên một tín ngưỡng và vân vân. Vấn đề là, tôi không chỉ suy nghĩ bằng trí óc. Tôi nghĩ bằng cơ thể tôi cùng với trí óc tôi. Không có những cái như tình yêu nếu không có nguồn  vào, đầu ra, phản xạ và đáp ứng của cơ thể. Như vậy tình yêu vượt ra ngoài Watson.

 

SPIEGEL: Vậy tại sao Watson vẫn chơi tốt ở Jeopardy?

 

Gelernter: Bởi vì việc chơi Jeopardy không cần đến cơ thể. Anh không cần hàm ý gì hay tin vào một điều gì khi anh nói. Trò chơi này đủ hời hợt để một thực thể không có cảm xúc, không cảm giác và không bản ngã có thể thắng được.

 

SPIEGEL: Tuy nhiên, các đấu thủ của Watson, các kiện tướng của mọi thời Ken Jennings và Brad Rutter nói trong cuộc phỏng vấn rằng họ có cảm giác họ đang đấu với một con người. Làm sao chúng ta có thể đi đến chỗ coi Watson ngang tầm với chúng ta?

 

Gelernter: Tôi thậm chí coi con vẹt mà tôi yêu ngang tầm với tôi (Cười và chỉ vào con vẹt.) Nhưng nói nghiêm chỉnh, tôi thà chuyện gẫu với Watson còn hơn với một vài người trong khoa tôi ở Yale. Mọi đứa trẻ có con gấu nhồi bông ngay lập tức nhân cách hóa con gấu nhồi bông. Chúng ta muốn thấy hình ảnh của chúng ta, sự phản chiếu của chúng ta. Nhân cách hóa là một sức đẩy mạnh mẽ của con người. Bởi vậy chúng ta không thấy vướng víu gì khi gọi Watson là “anh ta” Đó là một đáp ứng bình thường của con người.

 

SPIEGEL: Watson đã đánh bại Jennings và Rutter trong cuộc thi gần đây dễ dàng một cách đáng kinh ngạc. Nếu không phải là giống như con người, liệu Watson có thể nào ít nhất nói với chúng ta điều gì đó về trí óc con người?

 

Gelernter: Watson không được chế tạo ra để nghiên cứu về trí óc con người. Và người của IBM không tuyên bố rằng họ đã giải quyết được mọi vấn đề về nhận thức. Wastson được chế tạo ra để thắng trò chơi Jeopardy. Có thế thôi. Để thực hiện mục đích đó, nó đang tiến đến chiến lược lập trình tương đương. Chiến lược này nói dứt khoát: quên bộ não đi. Vấn đề là chúng ta có thể khai thác năng lượng thô của máy tính theo cách sao cho chúng ta có thể tạo ra một cái gì đó có khả năng tranh đua với một con người không? Kết quả là một vật thể công nghệ phi thường mà - không giống máy tính chơi cờ IBM Deep Blue - có những hàm ý chủ yếu về trí tuệ nhân tạo ứng dụng.

 

Kỳ sau:

Bài liên quan: Năm 2045: năm con người trở thành bất tử (5)

http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15207&LOAIID=34&TGID=1303

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2245
Ngày đăng: 25.02.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chấm dứt sự bảo bọc Phương Tây cho những kẻ cai trị Nga. - Hiếu Tân
Tắm máu ở Libya: Sự Bất lực của Phương Tây - Hiếu Tân
Cuộc khởi nghĩa trên quảng trường Tahrir và “đồng thuận Bắc Kinh” - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. Tiếp - Hiếu Tân
Luật sư ngôi sao Alan Dershowitz: Assange là một Nhà báo Kiểu mới. - Hiếu Tân
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 4 - Hiếu Tân
Nga và Trung Quốc nhận thức về cách mạng Ai Cập như thế nào? - Phạm Nguyên Trường
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 3 - Hiếu Tân
Năm 2045: Năm Con người trở thành Bất tử. tiếp phần 2 - Hiếu Tân
Các nhà điều tra truy lùng Những kẻ Nặc danh hoạt động trên Internet - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)