Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
758
116.677.144
 
Chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tổng lực “ảo”
Hiếu Tân

Cahal Milmo and Nigel Morris, The Independent, UK. Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010HIẾU TÂN dịch

Lâu đài trắng[1] đang chuẩn bị đối phó với một cuộc tấn công tàn phá các website của chính phủ. Có nhiều dấu hiệu chứng tỏ phản ứng dữ dội chống việc bắt người sáng lập WikiLeaks Assange đang lớn lên nhanh chóng thành một phong trào quần chúng nhằm gây ra sụp đổ lan rộng trên Internet.

Các biện pháp an ninh tăng cường đã được bổ sung cho một máy chủ cho dịch vụ mạng của chính phủ, đặc biệt những mạng dùng để trả tiền trợ cấp hay cung cấp thông tin về thuế sau khi Sir Peter Ricketts, cố vấn an ninh quốc gia, khuyến cáo các nhân viên trong khắp các cục vụ rằng “bọn tin tặc” tuần trước đã nhắm vào các website của các công ty như MasterCard và PayPal có thể quay mục tiêu của chúng sang nước Anh.

Các quan chức Phố Downing[2] khẳng định rằng họ đang chuẩn bị cho sự kiện Assange ra trước tòa vào hôm nay[3], (ông này vẫn đang bị giam giữ sau khi bị bắt về cáo buộc tình dục theo yêu cầu của nhà cầm quyền Thụy điển) được bọn hắc-cơ dùng như một cái cớ để chuyển hướng của họ sang những cơ sở hạ tầng ảo như website của Cơ quan đặc trách Thu nhập và Thuế quan[4]. Các thành viên của tập thể trực tuyến Nặc danh đã báo hiệu họ sẵn sàng tấn công các mục tiêu ở nước Anh nếu Assange bị dẫn độ sang Thụy điển.  Assange đã phủ nhận mọi cáo buộc và luật sư của ông hôm nay đã nộp đơn xin tại ngoại3.

Khả năng các nhóm vô định hình như “Nặc danh” đánh sập và làm tê liệt các website hôm qua lại được chứng tỏ một lần nữa khi các hắc-cơ có được mật khẩu (password) của 1,3 triệu người sử dụng của website chuyện phiếm Gawker và đưa chúng lên mạng. Động cơ của cuộc tấn công này, do một nhóm tự gọi là Gnosis (Ngộ đạo) còn chưa rõ nhưng, trước đó Gawker đã đăng các blog phê phán Assange và 4chan, nơi đã sinh ra nhóm Nặc danh. Theo sau cuộc tấn công ấy, các tài khoản Twister của Gawker bị chiếm để đăng các thông điệp ủng hộ WikiLeaks.

Amazon, mạng bán lẻ lớn nhất trên internet, hôm qua khăng khăng nói rằng sự mất tích của các website châu Âu trong vòng khoảng 30 phút vào Chủ nhật vừa qua là do một “hư hỏng phần cứng.” Công ty này là một trong những công ty đã bị đe dọa như một phần của Chiến dịch Trả đũa, một mưu toan của nhóm Nặc danh tung ra những đòn tấn công chống các công ty đã rút dịch vụ khỏi WikiLeaks sau khi nó đăng tải các bức mật điện ngoại giao của Mỹ.

Cơn giận dữ của những người ủng hộ Assange dường như tăng lên bởi một khẳng định từ luật sư người Anh của ông ngày hôm qua rằng bồi thẩm đoàn đã được lập ở Virginia để xem  xét cáo buộc chống người Úc này về các bức điện ngoại giao.

Trong một tin đưa lên mạng hôm qua, một hắc-kơ Nặc danh xác nhận các kế hoạch tấn công Amazon (mặc dầu những người khác đã nói tấn công vào site này khi những người sử dụng đang mua quà Giáng sinh sẽ là phản tác dụng) và nói tổ chức này đã sẵn sàng tấn công các chính phủ. “Đây rõ ràng là một cuộc chiến tranh thông tin. Nguyên tắc cốt lõi đằng sau nó là: “thông tin vốn là tự do, các chính phủ đang giữ riêng thông tin cho mình, WikiLeaks phóng thả nó ra cho công chúng rộng rãi, và cuộc chiến nổ ra.”

Các nhà hoạt động Internet đã nhằm vào website của giới thẩm quyền tư pháp Thụy Điển đưa những cáo buộc cưỡng hiếp chống lại Assange; còn các quan chức chính phủ Anh đã được cảnh báo có một cuộc tấn công dưới dạng một âm mưu đột nhập (hack) vào cơ sở dữ liệu hay một cuộc tấn công từ-chối-dịch-vụ được phân bổ (DDoS) nơi có hàng ngàn máy tính “zombie[5]” được dùng để đưa ào ạt các yêu cầu đến một dịch vụ mạng và như vậy làm cho nó ngừng hoạt động.

Các chuyên gia thông tin đã cảnh báo rằng cơ quan chính phủ (Anh) là đặc biệt dễ tổn thương vì nhiều máy tính vẫn còn chạy trên một version lỗi thời của Internet Explorer được biết là rất dễ bị hăc-kơ tấn công. Liên hiệp đã từ chối nâng cấp vì lý do phí tổn.

Phố Downing đêm qua nói rằng trọng tâm của việc chuẩn bị đối phó với các cuộc tấn công dính đến WikiLeaks là nhằm bảo vệ thông tin về các cá nhân trên mạng như mạng của Bộ Lao động và Hưu trí. Một người phát ngôn cho David Cameron nói: “Ưu tiên là những website đang xử lý thông tin thuộc về các thành viên của xã hội.”

Cảnh báo ở Lâu đài trắng chỉ là dấu hiệu cuối cùng rằng mạng toàn cầu www - kỷ niệm sinh nhật thứ 20 tháng này - đã đến tuổi trưởng thành một mục tiêu cho bất đồng chính kiến một phương tiện mạnh mẽ để biểu hiện nó. Hàng nghìn người đã tải xuống công cụ này được gọi là Low Orbit Ion Canon (LOIC), do Chiến dịch Trả đũa đưa ra để giúp đỡ các cuộc tấn công vào các website của MasterCard, Visa và PayPal. Các chuyên gia nói sự xuất hiện của LOIC biểu hiện một sự xoay chiều thế trận rối rắm khiến cho những cuộc tấn công DdoS, từ trước vốn là miền của bọn tội phạm trên mạng tìm cách moi tiền từ các công ty, nay thành một công cụ phản kháng của quần chúng.

Rik Ferguson, một nhà nghiên cứu an ninh của Trend Micro nói “Những kiểu tấn công này vẫn rất khó chống lại, và nay chúng ta đang thấy một sự tăng lên theo lũy thừa những kẻ sẵn sàng trao máy tính của họ để sử dụng vào mục đích như vậy. Các cuộc tấn công điện tử không khác các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng vật chất. Chúng được thiết kế để quấy rối và phá vỡ, để có một tác động tài chính lên nạn nhân và bất cứ ai dựa vào các dịch vụ của nạn nhân.”

CÓ AI AN TOÀN TRÊN MẠNG KHÔNG? 

* Các cuộc tấn công vào các website của MasterCard, Visa và PayPal khởi động bởi WikiLeaks đã chiếm hàng đầu các tin tức báo chí, nhưng những hắc-kơ đã cố gắng hạ các website này chỉ có những người sử dụng bị quấy rầy. Cuộc tấn công gần đây nhất vào Gawker là một phần của một hiện tượng đáng sợ hơn khi những người sử dụng đăng ký với những website nào đó thấy thông tin cá nhân của họ dễ bị tấn công trước những chuyên gia nhất quyết có ý định xấu.

Ngoài Gawker còn có nhiều ví dụ khác, một số trong đó do những lỗ hổng dễ bị tấn công về kỹ thuật, số khác do sự thiếu thận trọng của người sử dụng. Mạng xã hội Second Life đã có những tài khoản của khách hàng bị tấn công, những bí mật thông tin cá nhân bị lộ. Những kẻ bất lương đã rút thành công các tài khoản của PayPal qua iTunes bằng trò đánh lừa người ta từ bỏ mật khẩu. Và bất kỳ tài khoản email nào cũng có thể bị nguy hiểm nếu một hăc-kơ quyết định nhòm ngó bạn mà bạn thì hoặc là có một mật khẩu dễ lấy, hoặc có một hệ thống reset dễ dàng bỏ qua (bypass) mật khẩu - nếu, chẳng hạn, mật khẩu của bạn có thể lấy được qua tài khoản email thứ hai mà bạn đã để mở và hăc-kơ có thể đăng ký lại.

Những nguy cơ này lại càng lớn hơn khi các công ty không sử dụng các biện pháp an ninh thích hợp. Nhưng các chuyên gia nói rằng rõ ràng có nhiều website rất cẩn mật cũng có thể bị phá banh ra bởi những hăc-kơ sành sỏi. Để giảm thiểu nguy cơ, cần chú ý chỉ gửi những thông tin cá nhân quan trọng của bạn cho website nào mà bạn tin cậy./.


[1] Cách gọi các cơ quan của chính phủ (Anh).

[2] Chỉ chính phủ Anh

[3] Theo tin mới nhận được, Tòa án Anh đã ra lệnh thả Julian Assenger ngày 13 tháng 12, 2010, với số tiền bảo lãnh tại ngoại 310.000$, để chờ đến phiên xử sau, ấn định vào ngày 11 tháng 1, 2011.

[4] HM Revenue and Customs: cơ quan chính phủ phụ trách thu thuế và trả trợ cấp xã hội.

[5] Thây ma sống lại nhờ phù phép, ở đây chỉ các máy tính bị chiếm và sử dụng vào các mục đích của hăc-kơ

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2257
Ngày đăng: 16.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chủ nghĩa xã hội : nguyên lý và quan điểm - Hiếu Tân
WikiLeaks và Cuộc Chiến tranh Lâu dài của Internet - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 2 - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 1 - Hiếu Tân
Tại sao WikiLeaks đang thắng trong cuộc chiến tranh thông tin - Hiếu Tân
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 2 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)