Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
833
116.686.322
 
WikiLeaks và Cuộc Chiến tranh Lâu dài của Internet
Hiếu Tân

Tim Hwang, THE WASHINGTON POST, Chủ nhật, 12 tháng 12, 2010, Hiếu Tân dịch

 

Một số nhà sử học thích nói về “Cuộc Chiến tranh Lâu dài” của thế kỷ hai mươi, gồm toàn bộ thời gian xung đột kể cả các cuộc chiến tranh thế giới và cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Họ nhấn mạnh rằng “Cuộc Chiến tranh Lâu dài” là một cuộc chiến duy nhất nhằm phân định loại hệ thống chính trị nào sẽ thống trị thế giới - dân chủ, cộng sản hay phát xít - và rằng trong một cuộc chiến tranh, việc người ta tranh giành cái gì quan trọng hơn những quân đội nào và nước nào đã tham gia vào đó.

 

Internet cũng đang dấn mình vào một cuộc “Chiến tranh Lâu dài”. Những chiến sĩ cuối cùng ở về một bên chiến tuyến là Julian Assange, người sáng lập WikiLeaks, và lớp người được truyền thông đặt cho cái tên “đội quân hắc-kơ” đã nổi lên ủng hộ ông vào tuần trước, các cuộc tấn công được phối hợp nhằm vào các chính phủ và các tập đoàn đứng chặn đường ông. Họ đến từ một truyền thống lâu dài của các nhà khuếch trương Internet, những người khăng khăng cho rằng Mạng nên tái tạo phần còn lại của thế giới theo hình ảnh của nó. Họ tin rằng phi tập trung hóa, minh bạch và các mạng lưới công khai triệt để nên là nguyên tắc tổ chức cho mọi vật trong xã hội, lớn và nhỏ.

 

Ở bên kia là những người về cơ bản tin rằng thế giới nên tái tạo Mạng theo hình ảnh của chính nó. Họ tin rằng Inetrnet từ trong cốt lõi đơn giản chỉ là một công cụ, một cái gì đó được tạo nên để phục vụ cho những yêu cầu của các thiết chế hiện tồn. Bên nào cũng nhào nặn công nghệ và các tiêu chuẩn của Mạng cho phù hợp với quan điểm của riêng mình.

 

Trong cuộc xung đột hiện nay, liên minh các tay hắc-cơ tập hợp để ủng hộ Assange trong cái mà họ là Chiến dịch Trả đũa, nhằm vào MasterCard, PayPal, Visa các công ty khác bằng một cuộc tấn công từ-chối-dịch-vụ, ngăn ngừa một cách hiệu quả hoạt động của các Website này. Đó là một cố gắng toàn cầu ở qui mô đáng kinh ngạc; cảnh sát Hà lan nói tuần trước họ đã bắt một thiếu niên 16 tuổi bị nghi có dính líu.

 

Sự nghiệp của họ, mà Assange công khai giữ một khoảng cách, đi theo một logic đơn giản của tính độc lập. Một người phát ngôn tự xưng của nhóm “Nặc danh” đang chiến đấu cho WikiLeaks giải thích triết lý của nhóm cho tờ the Guadian: “Chúng tôi chống các tập đoàn và các chính phủ đang can thiệp vào Internet,” một thanh niên 22 tuổi, được mệnh danh là Máu-lạnh nói. “Chúng tôi tin rằng nó nên được mở và tự do cho mọi người.”

 

Trận chiến giữa “Những kẻ nặc danh” và giới quyền uy không phải là trận đầu tiên trong cuộc Chiến tranh Lâu dài giữa những kẻ mà giới truyền thông gọi là “tin tặc” và các tổ chức đầy uy quyền, và xét đến  sự tiến triển của cuộc xung đột, là chìa khóa để hiểu nó sẽ dẫn đến đâu.

 

Vào đầu những năm 1980, Richard Stallman, lúc đó là một nhân viên của phòng thí nghiệm trí tuệ nhân tạo ở trường MIT (Đại học Công nghệ Massachusetts), đã bị từ chối cấp phép truy cập và sửa mã khóa máy tính cho máy in laser của phòng thí nghiệm. Thất vọng, ông khởi động cái mà ông gọi là GNU, một dự án hợp tác khổng lồ để tạo ra một hệ thống điều hành tự do (miễn phí) và có thể chia sẻ. Những cố gắng của ông khởi lên một phong trào lan rộng thách thức những sự cấm cản truy cập vào phần mềm có bằng sáng chế. Những người ủng hộ khẳng định rằng họ có được một quyền kiểm soát mã khóa trong các máy tính của họ.

 

Trận đấu đã vươn xa khỏi Stallman cuối cùng các tập đoàn tham chiến và những người nắm giữ bằng sáng chế chống lại thế hệ đầu của những người chủ trương phần mềm miễn phí. Phần chủ yếu của hầu hết các phần mềm vẫn là riêng tư, mặc dầu các dự án nguồn-mở đã đạt được mức độ phổ biến và thậm chí áp đảo trong một số khu vực. Stallman tiếp tục ủng hộ phần mềm miễn phí.

 

Một cái mốc quan trọng khác trong cuộc xung đột xuất hiện năm 1999, khi Shuawn Fanning đưa ra Napster, cho phép chia sẻ từ-người-dùng-đến-người-dùng nội dung liền mảnh không có mối nối. Dịch vụ này tăng mạnh, ở đỉnh cao của nó lôi cuốn đến 25 triệu người sử dụng, và dẫn đến cả một núi nội dung có bản quyền trôi tự do trên mạng. Website này bị kiện và đóng cửa năm 2001.

 

Tuy nhiên trận đấu kế tiếp về luật bản quyền đã vạch một đường ranh giữa các đại diện công nghiệp, như Hiệp hội Công nghiệp Ghi băng Hoa Kỳ, và những người bênh vực “hắc-kơ”  thả nổi miễn phí nội dung.

 

Mặc dầu Napster bị buộc phải ngưng hoạt động như một dịch vụ tự do, văn hóa và sự đổi mới do nó đề xướng tiếp tục lớn mạnh. Nó dẫn đến việc sáng tạo ra BitTorrent vào năm 2001, một phương pháp chuyển các tập tin có dung lượng lớn được phân phối từ-người-dùng-đến-người-dùng và khó lần ra dấu vết.

 

Việc sử dụng công nghệ này trên quy mô lớn xuất hiện năm 2003 dưới dạng Pirate Bay, nó lập danh mục cả đống tập tin BitTorrent. Người sáng lập và điều hành website này là Gottfrid Svartholm Warg, Carl Lundstrom, Fredrik Neij và Peter Sunde, đã nổi lên như Assange trong trận này, tạo ra một sự rò rỉ khổng lồ và liên tục các nội dung có bản quyền, đối mặt với những đợt đột kích của cảnh sát và những vụ kiện tụng - dai dẳng thậm chí còn mãi sau bản án cuối cùng năm 2009 kết họ vào tội xâm phạm.

 

WikiLeaks chiến đấu trong truyền thống của những cuộc xung đột này, có điều trên một quy mô rộng lớn hơn nhiều. Khi Internet đã trở thành một phần gắn liền của cuộc sống hằng ngày của chúng ta, những vấn đề hẹp và có tính kỹ thuật về việc ai vận hành và sửa các mã máy tính đã chuyển trước hết thành các trận đấu về nội dung có bản quyền, và nay thành những cuộc đấu tranh ở những cấp cao nhất của bí mật chính phủ và sức mạnh tập đoàn. Những cố gắng của Assange đã xói mòn tính bí mật và sự kiểm soát của các thiết chế chính thức, và những cuộc tấn công mà những người biện hộ cho ông phát động chống lại MasterCard, một công tố Thụy điển và có thể cả ủy ban hành động chính trị của Sarah Palin - là hình thức cuối cùng và cao nhất của một cuộc chiến tranh đã được phát động trong nhiều thập kỷ.

 

Vậy đâu là tương lai của cuộc Chiến tranh Lâu dài này?

 

Trong cuốn sách gần đây của mình “Cái Chuyển mạnh chính”, một giáo sư luật người Columbia là Tim Wu cho rằng Internet, ở mức cơ bản nhất của nó, chỉ giống như bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác. Như vậy chúng ta không nên ngạc nhiên thấy chính phủ kiểm soát Mạng. Đúng là phần lớn các phương tiện khác - điện ảnh, truyền thanh và truyền hình - đã vượt qua những giai đoạn thử nghiệm và phát triển hoang dã, cuối cùng an vị ở một mẫu hình vững chắc và kiểm soát.

 

Tại sao chúng ta nên mong đợi Mạng có gì đó khác? Phải chăng cung lửa của cuộc Chiến tranh Lâu dài của Internet đã được quyết định từ trước?

 

Một nhân tố chủ chốt được ghi vào lịch sử Internet và nhiều lần lặp lại của bản thân cuộc Chiến tranh Lâu dài: Internet đã vun trồng được một công chúng kỳ vọng vào tự do của nó. Mỗi vòng xung đột lôi cuốn những người ủng hộ mới, từ những hăc-kơ đến con số ngày càng tăng các nhà hoạt động vì chính phủ công khai[1] và những người hàng ngày sử dụng [Internet] tin rằng sự công khai triệt để của Mạng  sẽ làm thành mẫu hình cho mọi vật.

 

Khi trận địa đã trở nên rộng lớn hơn - từ mã khóa của máy in laser đến tính minh bạch trong nền ngoại giao toàn cầu - đội quân thường trực của Internet tiếp tục lớn mạnh, và đang hăm hở chờ một cuộc chiến./.

 

Tim Hwang là trước đây là nhà nghiên cứu ở Trung tâm Berkman của Harvard về Internet và Xã hội và là người sáng lập ra ROFLCon, một hội nghị về văn hóa Mạng và sự nổi danh trên Internet.



[1] Chính phủ công khai là học thuyết về chính phủ cho rằng chính phủ và bộ máy hành chính  nhà nước nên    được mở ra ở mọi cấp cho sự giám sát chặt chẽ có hiệu quả của  xã hội.

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2375
Ngày đăng: 14.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 2 - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 1 - Hiếu Tân
Tại sao WikiLeaks đang thắng trong cuộc chiến tranh thông tin - Hiếu Tân
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 2 - Hiếu Tân
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Tạp chí TIME phỏng vấn Assange về Bí mật, Trung Hoa và sự hình thành của WikiLeak. - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)