Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
848
116.683.375
 
Tự do báo chí ở Hungary: Thủ tướng phát động một cuộc tấn công mới chống lại các nhà báo
Hiếu Tân

Keno Verseck, Spiegel, 14/7/2011

http://www.spiegel.de/international/europe/0,1518,774480,00.html

 

 

Chỉ vài ngày sau khi Hungary giao lại chức chủ tịch luân phiên EU cho Ba Lan, Thủ tướng Orban đã vội vã thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi triệt để quang cảnh truyền thông của đất nước. Những người ủng hộ khẳng định một làn sóng thải hồi ồ ạt là cần thiết để tái cơ cấu. Nhưng những người phê phán sợ rằng không theo đúng đường lối của đảng cầm quyền có thể đưa đến một thẻ hồng[1].

 

Liên Hiệp châu Âu nói chung đã làm một mục tiêu tốt, Viktor Orbán, Hungary Thủ tướng thuộc phái dân tộc cánh hữu đã trở lại giọng điệu gay gắt vào tháng Sáu vừa rồi, giận dữ với EU theo cách quen thuộc của ông ta. "Chúng ta không phải loại người đáng để những người khác bảo cho biết chúng ta là ai và phải làm gì" là một trong những câu chốt trong một bài diễn văn mà ông ta đọc trước nghị viện Hungary ở Budapest chỉ ít ngày trước ngày 1 tháng 7, ngày kết thúc nhiệm kỳ sáu tháng chủ tịch luân phiên EU. Tại đây, Orban nói trước Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg ngày 5 tháng 7.

 

Hungary đang ngày càng xa rời các giá trị và tiêu chuẩn EU – và đó chính là điều mà Orban muốn. Một dự luật bắt buộc những người Hungary thất nghiệp thực hiện những dịch vụ công cộng. Nếu nhà họ ở xa nơi họ phải làm những công việc như thế, luật này bổ sung thêm rằng họ có thể ở tạm trong các lán trại công trường. Một luật bầu cử mới cũng sẽ được đặc biệt soạn thảo để giúp Orban và đảng Fidesz (viết tắt các từ tiếng Hung "Liên minh các nhà dân chủ trẻ tuổi") của ông ta nắm chính quyền thời gian dài. Quyền bãi công của công nhân và quyền tự do tôn giáo cũng đang gặp nguy cơ ở đất nước này.

 

Trong chuyến thăm Hungary gần đây của Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo, Orban chỉ có toàn lời ngợi ca cao ngất đối với chế độ Trung Hoa. Để dọn đường cho chuyến thăm, nhà cầm quyền Hungary đã vội vã ra lệnh cấm những cuộc biểu tình chống Trung Hoa.

 

Trong thời gian chức chủ tịch EU sắp đi đến kết thúc, Orban và đảng cầm quyền của ông ta bắt đầu xúc tiến đạo luật truyền thông, đạo luật này đã gây ra một làn sóng phê phán qui mô lớn bên ngoài Hungary vào đầu năm nay. Đột phá chủ yếu của đạo luật này là một làn sóng sa thải ồ ạt nhân viên trong những cơ quan truyền thông nhà nước.

 

Những đợt cho nghỉ việc này có qui mô chưa từng thấy; vào mùa thu, gần một phần ba của 3.400 nhân viên sẽ mất việc. Trong những ngày gần đây, 550 biên tập viên, phóng viên và kỹ thuật viên đã nhận được thẻ hồng. Số này bao gồm toàn bộ văn phòng và ban biên tập, như toàn thể đội ngũ phóng viên nghị viện trên các kênh truyền hình MTV. Những đợt buộc nghỉ việc này không chỉ tác động đến những ai công khai phê phán chính phủ Orban. Trong thực tế, những nạn nhân của chúng còn bao gồm cả nhiều nhà báo xuất sắc, những phóng viên đoạt giải thưởng phụ trách các mục về các chính sách trong nước và nước ngoài, có uy tín về chất lượng cao và quan điểm thận trọng.

 

Lời phê phán gay gắt từ Hillary Clinton

 

Những đợt giãn người này đã được chuẩn bị một thời gian. Lý do chính thức là để cắt giảm chi phí và cải tạo một "hệ thống truyền thông công cộng đã lỗi thời, không minh bạch và không hiệu quả." Thật ra không có ai phủ nhận rằng các chương trình phát của truyền thanh truyền hình Hungary đã và đang tái cơ cấu một cách không tránh khỏi vì nhiều triệu nợ nần chồng chất. Nhưng, cho dù như thế, thì các chính khách đối lập vẫn mô tả động thái này như một đợt "thanh  trừng chính trị có hệ thống" của truyền thông nhà nước. "Chính phủ đang sa thải bất kỳ ai không đi theo hướng của nó," Attila Mesterházy, chủ tịch đảng Xã hội chủ nghĩa Hungary (MSZP) nói.

 

Trong cuộc viếng thăm Budapest tuần trước, ngay trước khi đợt sóng sa thải bắt đầu, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng phê phán chính sách truyền thông của Hungary và kêu gọi Orbán duy trì tự do báo chí và dân chủ.

 

'Làm một đợt xén tỉa truyền thông'

 

Những lời phê phán như vậy như lọt vào những lỗ tai điếc. Trong gần một năm, Orbán đã triệt để thay hình đổi dạng quang cảnh truyền thông – hết đợt này đến đợt khác:

 

§         Mùa thu năm ngoái cho ra đời NMHH, một tổ chức có thẩm quyền mạnh về truyền thông, với đội ngũ gồm những đại diện được đặc tuyển từ đảng Fidesz cầm quyền. Cơ quan này có những quyền hành vươn xa và có khả năng xử phạt cả các nguồn truyền thông, công và tư.

 

§         Tháng Mười Một, gần như toàn bộ mhân viên truyền thanh truyền hình công, cũng như nhân viên của các hãng tin nhà nước MTI, được gom lại trong một tổ chức đồ sộ gọi là Quỹ trợ giúp dịch cụ truyền thông và Phát thanh truyền hình (MTVA). Mặc dầu sứ mệnh của tổ chức này được công bố là cung cấp nội dung cho các chương trình công, lý do chính của nó là tạo điều kiện cho một đợt giảm biên ồ ạt.

 

§         Tháng Mười Hai, nghị viện thông qua luật truyền thông mới, các điều khoản của luật này có một tác động vô cùng lớn đến công việc của các nhà báo trong các cơ quan truyền thông cả công lẫn tư. Hồi tháng Hai chính phủ đã sửa đổi một số phần của luật này sau khi bị Ủy ban Châu Âu phê phán nghiêm khắc. Nhưng hàng loạt những điều khoản mơ hồ vẫn còn cho phép kiểm soát đối với các nhà báo, đặc biệt là các nhà báo trong các cơ quan truyền thông công. Chẳng hạn, các nhà báo được yêu cầu cung cấp báo cáo có cân nhắc cẩn thận trong khi giúp đỡ "củng cố bản sắc dân tộc."

 

§         Hôm Thứ Hai, nghị viện đã bổ sung thêm nhiều điều khoản vào luật truyền thông. Ngoài những điểm khác, nó tạo điều kiện dễ dàng thu hồi giấy phép của một phát thanh viên truyền thanh hay truyền hình.

 

Ít người tỏ ra ngạc nhiên thấy chính phủ dân tộc bảo thủ của Orbán "làm một cuộc xén tỉa đối với truyền thông," như trang mạng Internet index.hu mô tả. "Họ đợi đến khi chức chủ tịch Hội đồng của Liên Hiệp Châu Âu mãn hạn," Zsolt Bogár, một cựu biên tập tin tức của Kossuth Rádió nói. "Bây giờ họ đang cài người của họ vào các cơ quan truyền thông, và tất cả những người ngoài phải ra đi."

 

Nỗi sợ mất việc

 

Dániel Papp là một ví dụ về một người được hưởng ân sủng của chính phủ. Trong số những ông chủ cũ của nhà báo 32 tuổi làm việc cho đài phát thanh này có một phát thanh viên TV cực hữu với những mối quan hệ chặt chẽ với Fidesz. Trong một bài tường thuật trên hãng truyền hình công hồi tháng Tư, Papp miêu tả Daniel Cohn-Bendit, đồng chủ tịch người Đức của các đảng Xanh trong nghị viện châu Âu, như một người mắc chứng pedophile (thích quan hệ tình dục với trẻ em). Để làm thế, anh ta đã thay đổi cảnh trong một cuộc họp báo mà Daniel Cohn-Bendit đã tổ chức ở Budapest trong đó ông phê phán hiến pháp mới của Hungary. Để tưởng thưởng, từ đó Papp được nâng lên một cương vị cao cấp trong MTVA.

 

Ngược lại, Zsolt Bogás là một ví dụ về một người không được hưởng ân sủng của chính phủ. Nhà báo 37 tuổi này năm ngoái làm nên tên tuổi bằng một hành động phản đối luật truyền thông, Một ngày sau khi luật truyền thông được thông qua, Bogás và đồng nghiệp của anh, Attila Mong, dùng một phút im lặng trong chương trình tin tức buổi sáng của Kossuth Rádió. Kết quả là họ bị tạm đình chỉ công việc và chịu một án kỷ luật kéo dài gần sáu tháng. Hiện nay Mong làm việc cho một trang mạng Internet tư nhân, nhưng Bogár nhận thẻ hồng tuần trước và hiện đang đi tìm công việc mới.

 

Cho đến nay, hành động của Mong và Bogár là một tín hiệu phản đối duy nhất trong ngành công nghiệp này. Qui mô nhỏ của thị trường truyền thông khiến các nhà báo đặc biệt sợ mất việc. Nhưng tình hình có thể sớm thay đổi. Các nhà báo Hungary đang có kế hoạch tiếp tục phản đối ở Budapest chống lại việc sa thải trong ngành truyền thông, bao gồm những buổi thức đêm cầu nguyện và những cuộc tập hợp thường xuyên.

 

Tuy nhiên, hiện nay có khả năng là những kế hoạch này không gây ấn tượng gì mấy đến ông thủ tướng của nước này. Tại một hội nghị của đảng được tổ chức cách đây ít hôm, các đảng viên Fidesz đã bầu lại Orbán làm lãnh đạo của đảng với 99,7 phần trăm số phiếu. Nói trước hội nghị, thủ tướng hứa sẽ bảo vệ quyền lợi của quốc gia "chống lại mọi thứ và mọi người."

 

Ông ta còn nói thêm câu quen thuộc "chúng ta sẽ không để cho bất cứ ai chõ mũi vào và bảo chúng ta phải làm gì."

 

Ella Ornstein dịch từ tiếng Đức

 

Xem thêm:  “Orban - hóa” của Hungary đang làm châu Âu lo ngại: http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=14659&LOAIID=34&LOAIFID=5&TGID=1303

 



[1] Thẻ hồng: pink-slip, mảnh giấy màu hồng được bỏ vào phong bì trả lương cho nhân viên, báo cho người đó biết việc chấm dứt hợp đồng lao động hay thải hồi. (Mỹ)

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2281
Ngày đăng: 19.07.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 5 - Phạm Nguyên Trường
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có thể truy tố George W Bush về tội tra tấn - Hiếu Tân
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 4 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 3 - Phạm Nguyên Trường
Nền kinh tế Mĩ đang xảy ra chuyện gì? - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 2 - Phạm Nguyên Trường
Thị trường tự do có làm băng hoại các giá trị đạo đức hay không? 1 - Phạm Nguyên Trường
Trung Quốc muốn gì: Mặc cả với Bắc Kinh - Trần Ngọc Cư
Từ Bắc Kinh, nhìn về phía trước đến cuộc bầu cử 2012 ở Đài Loan - Hiếu Tân
Giới thiệu nhà văn Chile Isabel Allende: Giải thưởng văn học Hans Cristian Andersen 2011 - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)