Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
843
116.684.211
 
Ngăn cản WikiLeaks
Hiếu Tân

Tự do ngôn luận có được bảo vệ trên một Internet cá nhân không?

 

Bình luận Konrad Lischka, SPIEGEL, 10 tháng 12, 2010, Hiếu Tân dịch, 020111

 

Hiến pháp Hoa Kỳ có bảo hộ WikiLeaks không? Chỉ có các tòa án mới có thể quyết định diễn đàn ‘huýt còi’ này có thể đi xa đến đâu. Tuy nhiên Amazon và các công ty khác đã đơn giản ngăn cản website này, mà không chờ đợi pháp luật làm rõ. Sự hèn nhát của các công ty đang đe dọa tự do Internet.

 

Tại sao những công ty như Amazon, PayPal đã quyết định không muốn có WikiLeaks làm khách hàng nữa? Các công dân giận dữ đã kêu gọi tẩy chay trên các diễn đàn internet. Fcebook và Twitter, Nhiều người kết tội các công ty này về kiểm duyệt.

 

Thuật ngữ này bị dùng nhầm chỗ. Không có kiểm duyệt nhà nước nào ở đây. Về chuyện đó tòa án sẽ phải quyết định trong một trường hợp cụ thể chống tự do báo chí. Và điều đó chưa xảy ra ở đây - chủ yếu bởi vì các công ty Internet chưa thử với quy tắc pháp lý.

 

Mặc dù tất cả sức ép chính trị đang đặt lên WikiLeaks, ở Mỹ việc cung cấp tiền ủng hộ cho một diễn đàn như vậy hay phổ biến những tài liệu của nó không trái luật. Tuy nhiên Amazon và PayPal đã quyết định không làm việc đó nữa.

 

WikiLeaks có thể tiếp tục liên lạc qua Twitter hay Facebook, và nhiều người có thể truy cập nội dung của diễn đàn này trên các nhà cung cấp Internet của họ. Những công ty này đã không quyết định chặn WikiLeaks.

“Hãy chọn cuộc đấu”

 

Các phản ứng khác nhau từ các hãng Internet đối với những công bố WikiLeaks bộc lộ một thế lưỡng nan. Nhiều công dân coi Internet như một không gian công cộng, nhưng thật ra nó là một lĩnh vực riêng tư. Và nhiều công ty kiểm soát hầu hết các diễn đàn trên mạng có thể, nếu nghi ngờ, thực thi các quyền sở hữu của họ và cấm ai họ muốn cấm.

 

Phạm vi trong đó các công dân được tự do trên Internet tùy thuộc những công ty này có muốn rơi vào xung đột với nhà nước hay các hãng khác, chẳng hạn những người giữ bản quyền, hay không.

 

Họ phải vạch ra, vì lợi ích của họ, tự do ngôn luận cho phép đến chừng mực nào, và khi nào là vi phạm những quyền khác, chẳng hạn các quyền riêng tư hay quyền tác giả.

 

Có một câu ngạn ngữ nói “Hãy chọn lấy cuộc đấu của anh.” Được, các công ty Internet khổng lồ

Amazon và PayPal rõ ràng đã quyết định không tham gia cuộc đấu với WikiLeaks. Họ tránh xung đột và đẩy bật các nhà hoạt động ra bằng cách chỉ vào các điều khoản và điều kiện của họ. Họ có quyền làm thế. Các công ty phải có quyền hèn nhát, nếu rủi ro là quá cao đối với họ.

 

Rủi ro này có thể là sự đe dọa chung từ thiết chế chính trị của Hoa Kỳ - hoặc từ sự giận dữ của các khách hàng Hoa Kỳ, những người coi WikiLeaks như một diễn đàn để phản bội nhà nước. Những cơn thịnh nộ như thế gay go hơn nhiều so với cuộc nổi loạn của những nhà hoạt động hiện giờ đang kêu gọi tẩy chay Amazon và PayPal.

 

Kiểm soát WikiLeaks tùy thuộc các tòa án.

Tuy nhiên những lời kêu gọi tẩy chay này nên được hoan nghênh. Chúng có thể cho các công ty này thấy rằng tình hình trong thực tế hoàn toàn ngược lại với những gì mà họ nghĩ: có lẽ họ đã sai trong sự đánh giá của họ về phản ứng đối với WikiLeaks và với sự ngăn cản đó họ đã thật sự làm khách hàng nổi giận nhiều hơn chờ đợi. Có lẽ lần sau họ sẽ làm khác đi chăng?

 

Điều thật sự đáng quan tâm là các công ty này ra các quyết định ấy nhanh chóng đến mức nào. Cái cách họ xử lý những tranh cãi chỉ có thể làm hại Internet, bất kể lập trường của người ta trên WikiLeaks là gì. Những lập trường này thật trái ngược nhau - phản lại hay phục vụ cho lợi ích công cộng - và vấn đề đưa ra tranh cãi là khá cơ bản - các công dân có thể công bố cái gì? - đến mức chúng nên là một câu hỏi cho các tòa án.

 

Vào lúc này khó tin rằng nó sẽ đưa sự việc đi xa đến thế - không chỉ bởi vì những người khổng lồ Internet đó quá hèn nhát không dám đưa những mong muốn của chính phủ Hoa Kỳ thành một vụ kiện chống lại WikiLeaks để thử nghiệm.

Tránh xung đột

 

Nhưng những nhà hoạt động WikiLeaks tự họ cũng đang tránh một cuộc đối đầu pháp lý. Thay vì kiện Amazon họ chỉ đơn giản đưa dữ liệu sang một máy chủ khác. Hành động này chứng tỏ một suy nghĩ thực dụng. Nhưng về lâu dài sẽ có ích hơn cho Internet ở Hoa Kỳ nếu vấn đề được đưa ra trước tòa - để làm rõ Amazon có thể đơn giản xóa nội dung của một khách hàng hay không?

Ở Đức một câu hỏi tương tự cũng còn treo đó. Quỹ phi lợi nhuận Wau Holland là tổ chức xử lý và chuyển tiền ủng hộ cho WikiLeaks ở Đức đang đang tìm cách kiện PayPal. Công ty con của eBay  này đã ngăn cản tài khoản của quỹ này - và một ngân hàng không được phép đơn giản đóng tài khoản của một đảng hay một tổ chức. Ở Đức có những tiền lệ thích đáng.

 

Vấn đề ở Hoa Kỳ là Hiến pháp có bảo hộ những công bố gây tranh cãi của WikLeaks hay không? Hy vọng rằng một tòa án sẽ làm rõ vấn đề này với quan hệ tới cuộc tranh cãi của WikiLeaks, thay vì cứ để như hiện nay khi các công ty ra quyết định dựa trên sự trông đợi của họ về dư luận xã hội và khả năng tiềm tàng xung đột với các chính khách.

 

Chỉ với những công ty có cách hiểu rộng rãi hơn về các quyền cơ bản thì Internet mới có thể tiếp tục hoạt động như một không gian công cộng.

 

Ảnh: AFP/Cuộc xung đột về WikiLeaks bộc lồ nhiều điều về Internet.

 

Nguồn:

http://www.spiegel.de/international/

world/0,1518,733942,00.html

 

 

 

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2269
Ngày đăng: 03.01.2011
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Những ấn tượng sai của EU về Lukashenko - Hiếu Tân
Lạc hậu lắm, nước Nga ơi! - Hiếu Tân
Năm Đổi Mới Đã Đến - Nguyễn Hồng Nhung
“Orban - hóa” của Hungary đang làm châu Âu lo ngại - Hiếu Tân
WikiLeaks: trị nước bằng pháp luật trong vụ án Mkhail Khodorkovsky chỉ là cái vỏ hào nhoáng. - Hiếu Tân
Dùng thảm họa thiên tai làm đòn bẩy để nắm thêm quyền lực. - Hiếu Tân
Assange quật lại phê phán từ phía Mỹ - Hiếu Tân
Belarus có thể là một nước xa xôi, nhưng chúng ta phải đối mặt với một Mugabe châu Âu - Hiếu Tân
WikiLeaks, theo kiểu Belarus - Hiếu Tân
Belarus của Lukashenko: Chịu chấp nhận một bạo chúa Châu Âu - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)