Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.384 tác phẩm
2.747 tác giả
852
116.685.282
 
Chủ nghĩa xã hội : nguyên lý và quan điểm
Hiếu Tân

(Socialism : Principles and Outlook)

 [Bài viết về chủ nghĩa xã hội Anh đầu thế kỷ hai mươi], George Bernard Shaw, HIẾU TÂN dịch

 

Chủ nghĩa xã hội, rút gọn đến những khẩu hiệu đơn giản nhất và biểu hiện thực tiễn của nó, có nghĩa là xoá bỏ hoàn  toàn  chế độ tư hữu tài sản bằng cách chuyển nó thành công hữu, và phân phối thu nhập bình quân không phân biệt trong toàn thể dân chúng. Như vậy nó đi ngược lại chính sách của Chủ nghiã tư bản  là thiết lập sở hữu tư nhân hay sở hữu “thực”đến mức tối đa có thể được và để cho phân phối tự nó lo liệu lấy. Sự thay đổi trên kéo theo một sự lật ngược về mặt đạo đức.Trong chủ nghĩa xã hội, tư hữu tài sản là điều đáng nguyền rủa và phân phôi bình quân là điều quan tâm đầu tiên. Trong Chủ nghiã tư bản tư hữu tài sản là điều cốt yếu (cardinal) và sự phân phối được để mặc cho các hợp đồng tự do và các quyền lợi ích kỷ tự quyết định lấy trên cơ sở -tư hữu tài sản-đó, cho dù nó có  kỳ quái đến đâu.

 

 

Chủ nghĩa xã hội chưa hề xuất hiện trong những giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa tư bản chẳng hạn trong số những người tiên phong của văn minh trong một nước vẫn còn nhiều đât đai cho những kẻ đến sau chiếm đoạt làm của riêng. Sự phân phối dưới những điều kiện ấy không phải là sự đi trệch xa khỏi lẽ công bằng sơ đẳng, mà là sự phân cực hợp lẽ, do chỗ một số người có được những nghị lực phi thường hoặc khả năng đặc biệt ở về một cực, và những người khác với những khiếm khuyết rõ rệt về trí lực hoặc do vận hạn rủi ro, ở cực bên kia. Tuy nhiên giai đoạn này không kéo dài dưới những điều kiện sống hiện đại. Tất cả những chỗ thuận lợi chẳng mấy chốc đã bị chiếm hết làm của riêng , và những người đến sau ( do di dân nhập cư hoặc do phát triển dân số tự nhiên ) không còn thấy đất đai thích hợp để mà chiếm , và buộc phải sống bằng cách  thuê đất của chủ đất, biến bọn chủ này thành giai cấp địa chủ hưởng huê lợi từ nguồn thu không lao động, nguồn thu này tăng lên với đà tăng của dân số , cho đến khi giai cấp địa chủ trở thành giai cấp cho vay nợ lãi hoặc giai cấp tư sản, (tư bản là cái tên người ta gán cho tiền nhàn rỗi). Các nguồn đất cho thuê và tiền nhàn rỗi chỉ có cho những ai được giáo dục đầy đủ để giữ các tài khoản và điều hành các doanh nghiệp, phần lớn số này nảy ra từ  giai cấp những người có của và con cái họ. Những người còn lại phải đem thân làm thuê như những công nhân hoặc thợ thủ công, lĩnh lương ngày hoặc tuần , từ đó sinh ra sự phân chia xã hội một cách thô sơ thành giai cấp thượng lưu hay giai cấp có của(hữu sản), giai cấp trung lưu hay hàng ngũ điều hành và quản trị, và giai cấp vô sản làm thuê. Trong sự phân chia này, giai cấp hữu sản chỉ thuần túy là bọn người ăn bám, có hưởng thụ mà không có làm ra. Do sự hoạt động tàn nhẫn của các qui luật kinh tế , các giai cấp này đã giầu lại ngày càng giầu thêm theo sự phát triển của dân số, những nhu cầu về sự hầu hạ trong nhà và sự  xa xỉ của nó tạo ra cho giai cấp trung lưu và giai cấp vô sản cả những ngành nghề ăn bám, không chỉ rút ra từ sản xuất công nghiệp một lượng lớn nhân công  mà còn củng cố nó về mặt chính trị bằng các tổ chức mạnh mẽ của công nhân và viên chức, những kẻ sẽ bầu cho chủ của mình vì họ lệ thuộc vào chính nguồn thu nhập không lao động của chủ cũng như lệ thuộc vào giới chủ.

 

Trong khi đó sự chạy đua ăn chơi tiêu dùng của giới chủ dẫn đến tình trạng sản xuất ra mười sản phẩm chỉ để thỏa mãn nhu cầu của một, dẫn đến nạn khủng hoảng thảm khốc của sản xuất thừa, luân phiên với tình trạng ế ẩm, làm cho ngay cả việc bóc lột giai cấp vô sản cũng không thể được nữa.

   Khi tiền lương giảm tới mức không thể tiết kiệm đươc nữa, thì trong những thời kỳ suy thoái người thất nghiệp không còn cách nào sống sót  ngoài việc trông chờ vào cứu tế.

  Chính trong thời kỳ này của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản mà nước Anh đạt đến vào thế kỷ 19, chủ nghĩa xã hội đã trỗi dậy như một sự nổi loạn chống lại tình trạng phân phối của cải đã không còn hợp đạo lý nữa.

Khối tài sản khổng lồ lại thuộc về tầng lớp  không sản xuất và đôi khi nhân cách rõ ràng không xứng đáng , còn những kẻ làm quần quật như khổ sai từ thời trẻ thơ cho đến hết đời, thì vẫn cứ phải vắt kiệt sức lực để sống trong cảnh khốn cùng , chốn trú thân cho tuổi già chỉ là nhà tế bần công cộng , được cố ý làm ra một cách đáng ghê tởm để  ngăn cản người vô sản khỏi dùng đến nó chừng nào họ còn đủ sức lực cho những công việc được trả đồng lương thảm hại trong thị trường lao động. Sự bất công đã trở nên khủng khiếp: người lao động cực nhọc được trả 4 hay 5 shilling một ngày ( mức lương sau chiến tranh) trong khi thấy ngay trước mắt những kẻ kiếm vài ngàn một ngày mà chẳng phải làm gì hết , thậm chí còn coi khinh lao động. Sự chênh lệch đó  trong thu nhập không có cách nào giải thích được bằng những khác biệt trong đóng góp của con người. Chính phủ buộc phải can thiệp và điều chỉnh thu nhập đến một mức nào đó, bằng cách thu lại một tỷ lệ nhất đinh, ngày càng tăng, trong thu nhập của giới hữu sản (thuế thu nhập, thuế siêu lợi tức, thuế bất động sản) để thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, và mở rộng dịch vụ công cộng , bên cạnh việc bảo vệ giai cấp vô sản khỏi sự áp bức thậm tệ bằng cách soạn thảo các bộ luật doanh nghiệp để kiểm soát các nhà máy công sở khỏi bàn tay cuả giới chủ,  làm cho giới chủ không thể chỉ hoàn toàn  ích kỷ bắt tăng giờ làm quá mức không đếm xỉa gì đến sức khỏe, an toàn thân thể và phúc lợi tinh thần của người làm thuê.

 

 Việc thu lại lợi tức cá nhân vì mục đích công cộng mà không được đòi hỏi bất kỳ sự  bồi thường nào, bây giờ đang tiến hành ở một qui mô mà các bộ trưởng thời nữ hoàng Victoria khó tưởng tượng nổi , đã phá vỡ tính nguyên vẹn của chế độ sở hữu tư nhân và quyền thừa kế; và nguồn tư bản thu được đã được chính phủ trung ương và các thành phố tự trị đưa vào các ngành công nghiệp công cộng , trái ngược với nhiều thất bại và tốn kém của các dự án tư bản chủ nghĩa , đã làm rung chuyển điều mê tín rằng quản lý thương nghiệp tư nhân luôn hiệu quả hơn và ít tham nhũng hơn quản lý công cộng. Đặc biệt, mưu đồ của Anh dựa vào tư nhân để trang bị vũ khí cho quân đội trong chiến tranh 1914-1918 đã gần như dẫn đến thất bại, còn sự thay thế nó bằng các nhà máy công hữu lại thành công khá ấn tuợng, và tiêu thụ của khu vực tư nhân sau chiến tranh, sau một hồi thịnh vượng bùng phát ngắn ngủi và mơ hồ, đã rơi vào thảm cảnh suy thoái, đến nỗi niềm tin vào tính hiệu quả tương đối của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đã bị lật ngược nhanh chóng, chủ nghĩa tư bản lâm vào thế thủ và không còn công chúng ủng hộ, trong khi sự tịch thu tài sản tư hữu , doanh nghiệp công cộng và quốc hữu hoá các ngành công nghiệp lớn ngày càng được hậu thuẫn vững chắc trong dân chúng, và cả từ trong  đến ngoài nghị viện.

Sự thay đổi này của công luận đã thâm nhập sâu sắc vào tầng lớp trung lưu, vì địa vị của người quản lý bình thường có chiều đi xuống. Trong thế kỷ 19 anh ta được coi như người chủ trong công nghiệp , và sau Cải cách năm 1832, còn làm chủ cả tình hình chính trị. Anh ta giao dịch trực tiếp và thậm chí có phần  lấn át giai cấp hữu sản, kẻ cho anh ta thuê đất hay vay vốn trực tiếp hoặc qua đại lý,  những đại lý này là đày tớ chứ không phải là chủ của anh ta. Nhưng rồi yêu cầu về vốn ban đầu để khởi nghiệp và phát triển những dự án công nghiệp hiện đại đã  tăng nhanh đến mức vượt tầm với của một người quản lý bình thường. Việc tích luỹ tiền vốn đã trở thành một ngành kinh doanh đặc biệt, do những nhà tài trợ và những nhà tài chính chuyên nghiệp tiến hành. Những chuyên gia này, dầu không có liên hệ trực tiếp với công nghiệp, đã trở thành không thể thiếu được, đến nỗi ngày nay họ đã thực sự là chủ của những nhà quản lý bình thường. Trong khi đó thì sự lớn nhanh của các công ty liên doanh đã thay thế người quản lý bằng nhân viên-điều hành , và như vậy đã biến tầng lớp trung lưu độc lập trước đây thành vô sản, và về phương diện chính trị,  đẩy họ sang phe tả .

 Khoản tiền vốn cần thiết để đầu tư ban đầu và mở rộng công nghiệp tăng đến đâu thì đòi hởi năng lực quản lý tăng lên đến đó, điều này thì nhà tài chính chịu không đáp ứng được, trên thực tế họ đã làm chảy máu chất xám của tầng lớp trung lưu trong công nghiệp và hấp thụ nó vào chuyên môn riêng của họ. Vấn đề là đã tới lúc trong việc điều hành công nghiệp phải thay thế những doanh nhân cổ hủ bằng hàng ngũ văn phòng có trình độ và được đào tạo chuyên nghiệp, và vì chủ nghĩa tư bản không cung cấp đội ngũ văn phòng như thế, các công ty thường gặp khó khăn khi lớn lên bằng cách hợp nhất, và như vậy gạt bỏ mất năng lực của các nhà quản lý vốn quen điều hành các doanh nghiệp đơn lẻ. Khó khăn này càng tăng lên vì yếu tố cha truyền con nối trong doanh nghiệp.

Một ông chủ có thể trao quyền thừa kế  kiểm soát một doanh nghiệp liên quan đến sinh kế của vài ngàn công nhân, nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có năng lực và nghị lực bẩm sinh lớn, hoặc trình độ chính trị và khoa học thích đáng, cho người con trưởng của ông ta mà không cần thử thách nào để chứng tỏ năng lực của anh này, trong khi nếu ông ta làm đơn xin cho cậu con thứ làm bác sĩ hoặc sĩ quan hải quân, chắc chắn chính phủ sẽ thông báo một cách cương quyết  rằng chỉ sau khi đã qua những khoá đào tạo dài hạn và kỹ lưỡng  và đạt được những văn bằng chính thức thì cậu con của ông ta mới được trao những trách nhiệm như thế. Trong trường hợp đó phần lớn các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn  giữa các nhà quản lý tầm tầm không thực sự hiểu rõ công việc của mình , với những nhà tài chính, chưa bao giờ bước chân vào nhà máy hay hầm mỏ, không biết một nghiệp vụ nào ngoài nghiệp vụ huy động tiền để  sử dụng như đồng vốn,  đẩy nó vào cuộc phiêu lưu của doanh nghiệp với mọi bất trắc, kết quả thường là liều lĩnh và ngu dại đầu tư quá mức dẫn đến phá sản ( trá hình là cải tổ ) điều đó cho thấy cái dốt kỹ thuật và mù  kinh tế  đáng kinh ngạc của nhiều người có tiếng là giám đốc những tổ hợp công nghiệp lớn, kẻ dám rút những khoản tiền khổng lồ để thù lao cho những khả năng huyền thoại chỉ tồn taị trong trí tưởng tượng của các cổ đông .

 

   II

Tất cả những cái đó chắn chắn huỷ hoại bộ mặt đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Việc mất lòng tin của dân chúng  vào chủ nghĩa tư bản đã đi xa hơn việc chủ nghĩa xã hội giành được lòng tin. Hậu quả là cuối phần tư đầu tiên của thế kỷ 20 tình hình chính trị ở châu Âu rối loạn và đầy đe doạ ; tất cả các đảng phái chính trị đều chẩn đoán bệnh trạng xã hội là nguy kịch, phần lớn các đảng ấy đề nghị những phương án điều trị khốc liệt. Các chính phủ quốc gia, dù cổ xuý cho khẩu hiệu  đảng phái nào, đêàu thấy mình bị kiểm soát bởi những nhà tài phiệt   theo đuổi những khoản vay nợ lãi quốc tế kếch xù   mà không nhằm mục đích công cộng nào cả, không có trình độ chuyên môn nào ngoài việc  quen dùng những lề thói thô thiển  hoàn toàn không thích hợp với công việc quốc gia, bởi vì nó chỉ dính với sở chứng khoán và các dạng giao dịch ngân hàng của tư bản và tín dụng . Những cái này, mặc dù có hiệu lực ở thị trường tiền tệ khi tiến hành trao đổi lợi tức tương lai cho tiền nhàn rỗi của thiểu  số nhỏ những kẻ có thưà tiền để nhảy vào cuộc chơi, sẽ biến mất dưới sức ép của bất kỳ thủ đoạn chính trị thông thường nào-lấy một ví dụ dễ hiểu - như  đánh thuế trên tiền vốn. Việc đánh thuế như vậy sẽ tạo ra một thị trường tiền tệ trong đó chỉ có người bán mà chẳng có kẻ mua, nâng lãi suất ngân hàng lên đến vô hạn, phá vỡ ngân hàng và làm ngưng trệ sản xuất  bằng cách đưa vào ngân khố quốc gia toàn bộ lượng tiền mặt lẽ ra để trả lương. Đáng buồn là các phe phái vô sản trong nghị viện cũng chẳng hiểu điều này khá hơn gì các đối thủ tư sản của họ. Họ la hét về thuế đánh trên  tiền vốn; còn các đại biểu tư sản thay vì thẳng thắn thừa nhận rằng tư bản (tiền vốn) như họ hình dung chỉ là một bóng ma, và rằng cái giả thiết một người có thu nhập mỗi năm 5 bảng anh tuyên bố với nhà nứơc rằng anh ta có sẵn tài sản 100 bảng bằng tiền mặt, mặc dù trong sở giao dịch chứng khóan thì một nhà đầu tư hay một kẻ ăn tiêu hoang tòang cũng như nhau cả, cái giả thiết ấy nếu đem áp dụng cho phạm vi quốc gia thì chỉ thuần túy là hư cấu mà thôi; bảo vệ một cách ngu ngốc nguồn tài chính tửơng tựơng như thể nó tồn tại thật, như vậy là  đánh lừ a giai câp vô sản thay vì giáo dục nó.  

Các nhà tài chính có những ảo tửơng hão huyền của họ, đó là họ có thể làm cho nguồn tư bản của đất nứơc tăng gấp đôi, nhờ đó kích thính mạnh mẽ sự phát triển của công nghiệp và sản xuất, bằng cách lạm phát tiền tệ đến khi giá cả tăng gấp đôi, một mặt hàng trứơc đây giá 50 bảng thì bây giờ lên 100 bảng, một biện pháp chẳng có lợi gì cho đất nứơc nhưng nó giúp cho tất ca ûcác con nợ lừa các chủ nợ, và tất cả các hãng bảo hiểm, các quỹ hưu trí giảm đi một nửa số tiền mà lẽ ra nó phải thanh tóan. Lịch sử lạm phátcủa châu Âu từ chiến tranh 1914-18 với cái kết quả bần cùng hoá những người hưu trí và các sĩ quan ăn lương cố định, buộc giai cấp trung lưu nhận ra các hậu quả đ áng sợ của một nền tài chính buông thả và một nền công nghiệp hướng tới những “nhà kinh doanh thực tiễn”, thô vụng, không yêu nước và ngu dốt về chính trị .

  Trong khi đó sự hấp dẫn của tư bản dẫn tới việc tranh giành chiếm hữu và khai thác các lãnh thổ bên ngoài( các “vị trí dưới mặt trời) tạo ra những cuộc chiến tranh ở qui mô không chỉ đe doạ nền văn minh mà cả sự tồn tại của con người, vì trước đây những trận địa chiến giữa hai đội quân thì phụ nữ  còn được yên, còn bây giờ, những cuộc tấn công từ trên không vào các mục tiêu dưới đất thì cả đàn ông và phụ nữ đều bị bắn giết bừa bãi, đến mức không lôi được xác chết ra ngoài. Phản ứng cảm xúc sau những cụộc chiến tranh như thế mang tích chất vỡ mộng sâu sắc, làm cho những cuộc nổi loạn về tinh thần chống tư bản ngày càng tăng nhanh , mà , rủi thay không có một quan niệm mới nào khả dĩ thay thế.  Giai cấp vô sản làm mình làm mẩy một cách yếm thế , không còn tin vào sự trong trắng vô tư của những kẻ kêu gọi họ phải thắt lưng buộc bụng , cố gắng hy sinh nhiều nữa để hàn gắn vết thương chiến tranh. Tính chính thống về mặt đạo đức của tư hưũ tài sản bị bẻ gãy, và chính sự sung công thu-nhập không-lao-động, sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản thành thị và quốc gia, những khoản trợ cấp lương mới mà các chính phủ buộc phải nhả ra do bị uy hiếp bởi thảm hoạ bãi công đình công trong phạm vi toàn quốc, đã xui khiến giai cấp vô sản tiếp tục vận hành hệ thống tư bản chủ nghĩa, việc cưỡng bức lao động trước đây vốn là nền tảng của CNTB, (làm việc, hay chết đói!) thì nay đã bị vứt bỏ không thương tiếc. Công nhân từ chối làm việc bây giờ có thể sống được nhờ cứu  tế , (tức là suy cho cùng, nhờ tước đoạt thu-nhập không-lao-động) là điều trước đây không thể nào có được.

   Dân chủ , hay quyền phổ thông đầu phiếu, không tạo ra được giải pháp có tính xây dựng cho các vấn đề xã hội, giáo dục cưỡng bức cũng không giúp ích gì nhiều. Những hy vọng vô bờ bến dựa trên việc mở rộng liên tục quyền bầu cử, lên đến cực điểm trong phong trào giải phóng phụ nữ. Những hy vọng ấy đã thành thất vọng ,vì cử tri, nam hay nữ, vốn không được giáo dục và đào tạo về chính trị , đã (a) không nắm được các  biện pháp xây dựng ,(b) ghét hệ thống thuế như hiện hành (c) không muốn bị kiểm soát gì cả và (d) kinh sợ và phẫn nộ  với bất kỳ  sự can thiệp nào của chính quyền, coi như xâm phạm vào tự do cá nhân của họ. Giáo dục cưỡng bức, chẳng những không soi sáng cho họ, lại còn khắc sâu tính thiêng liêng bất khả xâm phạm của tư hữu tài sản, và bêu diếu phân phối bởi nhà nước như tội ác và thảm hoạ và bằng cách đó liên tục làm mới các thành kiến xã hội cũ chống lại chủ nghĩa xã hội, làm cho giáo dục quốc dân không thể in sâu một cách giáo điều như nguyên lý đầu tiên tính bất công của tư hữu tài sản, tầm quan trọng tột bậc của bình quân thu nhập vàtính chất tội ác của sự lười biếng.

 

 Hậu quả là, mặc dầu thất vọng về chủ nghĩa tư bản,và mối đe doạ ngày càng lớn về thương mại suy sụp và tiền tệ suy yếu, các phái đối lập trong nghị trường dân chủ của chúng ta, đối mặt với sự thể là trong tay họ chỉ có độc một phép chữa trị duy nhất là tăng thuế , cưỡng bức cải tổ hoặc quốc hữu hoá ngay các doanh nghiệp bị phá sản, lao động công ich  cuỡng bức đối với mọi tầng lớp nhân dân  trong dân sự cũng như quân đội, đã không dám đương đầu với các cử tri của mình với những đề xuất như thế, vì biết rằng chỉ nội một việc tăng thuế cũng đủ làm mất ghế.  Để trốn tránh trách nhiệm, họ trông mong vào việc ép các thiết chế quốc hội bằng đảo chính và độc tài, như ở Italia, Nga và Tây ban nha. Nỗi thất vọng này của các thiết chế quốc hội là điều mới lạ ở thế kỷ 20, nhưng nó đã thất bại trong việc cảnh tỉnh các cử tri của nền dân chủ rằng sau cuộc đâu tranh lâu dài để giành được quyền kiểm soát chính quyền , họ đã không có cả kiến thức lẫn ý chí để thực thi việc kiểm soát đó, rằng trên thực tế họ chỉ sử dụng quyền bầu cử để kiểm soát các chính phủ địa phương, trong khi nền văn minh đang phá tung các đê chắn của quốc gia ở tất cả mọi hướng.

 Một kiểu kháng cự có kết quả hơn đối với tư hữu là tổ chức của giai cấp vô sản thành các công đoàn, để chống lại hậu quả của việc tăng dân số trong việc hạ giá sức lao động và tăng thời gian cũng như cường độ nặng nhọc của nó. Nhưng  chủ nghĩa công đoàn bản thân nó lại là một phương diện của chủ nghĩa tư bản, bởi vì nó áp dụng cho lao động chẳng khác nào cho hàng hoá cái nguyên tắc trong thị trường là bán sao cho được giá nhất, và với một giá cả nào đó thì cung cấp càng ít càng tốt,  cái nguyên tắc trước đây chỉ áp dụng cho đất đai tiền vốn và thương phẩm. Phương pháp của  nó là phương pháp nộâi chiến giữa lao động và tư bản, trong đó các trận chiến đấu quyết định nhất là những cuộc đình công và bãi công với các đoạn nghỉ xen kẽ bằng những điều chỉnh nhỏ của thuật ngoại giao công nghiệp.Chủ nghĩa công đoàn nay vẫn duy trì một đảng Lao động (Công đảng) trong Nghị viện Anh. Phần đông các đảng viên quần chúng và lãnh đạo là xã hội chủ nghĩa về mặt lý thuyết, do đó luôn luôn có chương trình bằng giấy về quốc hữu hoá các ngành công nghiệp, ngân hàng, đánh thuế vào thu nhập không lao động cho đến sạch, và bao nhiêu rủiro bất ngờ nữa trong quá độ chuyển sang CNXH, nhưng công đoàn đã không vận dụng sức mạnh nhằm bất cứ mục tiêu nào khác hơn là CNTB với việc giành phần hơn (phần sư tử) cho lao động, và từ chối một cách kiến quyết lao động công ích bắt buộc, vì như thế  tước đi mất quyền bãi công của nó .Trong chuyện này nó được sự ủng hộ hết lòng của các đảng tư sản, các đảng này mặc dầu rất muốn đặt bãi công ra ngoài vòng pháp luật và áp đặt lao động công ích cưỡng bức cho giai cấp vô sản, nhưng không muốn trả giá bằng việc từ bỏ quyền ăn không ngồi rồi của chính nó. Lao động công ích cưỡng bức là thiết yếu trong chủ nghĩa xã hội , nhưng như vậy là vấn đề này đã bị bãi bỏ bởi các tổ chức lao động cũng như bởi tư bản.

 Đó là một thực tế lịch sử ,tái diễn nhiều đến mức có thể gọi là một qui luật kinh tế , rằng chủ nghĩa tư bản, đã xây dựng nên cả một nền văn minh, cũng sẽ đập nát nó nếu đến một ngưỡng nào đó . Có thể dễ dàng chứng minh trên giấy rằng có thể cứu vãn đựoc nền văn minh và làm nó phát triển mạnh mẽ , bằng cách, đến một thời điểm thích hợp, ta xoá bỏ chủ nghĩa tư bản đi và biến nhà nước tư hữu tài sản đâøu cơ trục lợi thành nhà nước công hữu phân phối. Nhưng mặc dầu cái thời điểm đó đã đến hết lần này sang lần khác , mà cái điều kia vẫn chưa thành hiện thực, bởi vì chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ khai sáng đủ cho quần chúng , cũng không chấp nhận cho mệnh lệnh của trí tuệ và ý chí cái quyền ưu tiên tham dự trong cộng đồng  xã hội, mà ngoài nó ra thì chủ nghiã xã hội, hoặc  chính trị, rất ít hiểu biết. Chỉ cho đến khi hai nguyên lý chính của chủ nghĩa xã hội :xoá bỏ tư hữu tài sản ( đừng nhầm lẫn với của cải cá nhân ) và bình quân thu nhập đã đi vào quần chúng như những tín điều tôn giáo , và không một ý kiến trái ngược nào với nó được coi là lành mạnh, thì nhà nước xã hội chủ nghĩa mới có thể tồn tại ổn định. Tuy nhiên cần thấy rằng trong hai nguyên lý đó, thì yêu cầu về bình quân thu nhập không phải khó chứng minh, bởi vì không có và chưa hề có phương pháp phân phối nào khác có thể thực hiện được . Bỏ qua một vài trường hợp dễ thấy trong đó kẻ thật sự kiếm được tiền làm nên cơ nghiệp lớn nhờ có phẩm chất tài năng cá nhân phi thường hay may mắn đặc biệt, sự khác biệt hiện có về thu nhập giữa công nhân không phải có tính chất cá nhân mà có tính tập đoàn . Trong một tập đoàn không thể có khác biệt giữa các cá nhân; tất cả công nhân phổ thông, cũng như tất cả các viên chức tầng lớp trên thu nhập là như nhau. Lý do cho sự bình quân thu nhập theo giai cấp là: sự phân phối bất bình đẳng của sức mua làm đảo lộn trật tự đúng đắn của nền kinh tế , một bên là cực kỳ xa hoa một bên là điều kiện sống cùng cực (những nhu cầu nguyên thuỷ của con người không được thoả mãn), nó ảnh hưởng đến hôn nhân, bằng cách hạn chế và làm suy đồi lựa chọn giới tính, làm cho giống nòi thoái hoá, rằng nó hạ thấp tôn giáo, hành chánh, giáo dục, lập pháp xuống thành ngớ ngẩn như giữa người giàu và người nghèo, ràng nó tạo ra tệ sùng bái bọn giàu có và lười biếng nó làm làm suy thoái đạo đức xã hội.

Chẳng may, những định kiến đó lại chính là những điều quan tâm thiết yếu của công chúng. Cá nhân riêng lẻ, luôn luôn bị mọi cản trở chống lại y khi y muốn nhoi lên trong xã hội, thậm chí ngay trong cảnh khốn cùng nhất y vẫn mơ đến một phép màu hay một di chúc để lại một tài sản, nhờ đó y có thể trở thành một nhà tư bản, và y sợ rằng chút tiền của y có được đó có thể bị chính sách khủng khiếp và  khó hiểu  của nhà nước  vồ/nuốt chửng mất. Như vậy lá phiếu bầu của cá nhân riêng lẻ là lá phiếu của Annias và Sapphirra, và nền dân chủ trở thành rào cản có hiệu lực đối với CNXH hơn chủ nghiã bảo thủ mềm mỏng và ngu ngơ của bọn tài phiệt. Dưới những điều kiện như thế , tương lai là điều không thể nói trước . Các đế chế kết thúc trong suy tàn, các khối của cải vật chất cho đến nay đã vượt quá khả năng dân sự của loài người . Nhưng luôn luôn tồn tại khả năng loài người lần này sẽ vượt qua được mũi đất trên đó tất cả các nền văn minh cũ đã bị  tiêu vong . Chính là cái khả năng này đã tạo nên những mối quan tâm mãnh liệt cho thời điểm lịch sử hiện tại, giữ cho chủ nghĩa xã hội vẫn còn sức sống và sức chiến đấu./.

 

G.B.S.  1926

Hiếu Tân
Số lần đọc: 2397
Ngày đăng: 15.12.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
WikiLeaks và Cuộc Chiến tranh Lâu dài của Internet - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 2 - Hiếu Tân
Ở nước Nga, tự do ngôn luận là một vấn đề kiểm soát của nhà nước. 1 - Hiếu Tân
Tại sao WikiLeaks đang thắng trong cuộc chiến tranh thông tin - Hiếu Tân
Trung Hoa đánh bật Phần Lan ra khỏi các vị trí hàng đầu trong Giáo dục - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng.1 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 1 - Hiếu Tân
Các bức mật điện nói về nạn tin tặc của một Trung Hoa sợ hãi thế giới mạng. 2 - Hiếu Tân
Phân tích Văn học bằng Từ và bằng Số. 2 - Hiếu Tân
Julian Assange: Dù ai là người tiết lộ thông tin mật của đại sứ Hoa Kỳ thì đó là anh hùng vô song - Hiếu Tân
Cùng một tác giả
Chuyện xứ Mitoman (truyện ngắn)
Vi đan (truyện ngắn)
Bàn tay phải (truyện ngắn)
Luận về nô tài (tiểu luận)
Putois (truyện ngắn)
Phá (truyện ngắn)
Khi Bắc Triều Tiên Đổ (nhìn ra thế giới)
Nô tài thi sĩ (tạp văn)
Putin nói trên truyền hình (nhìn ra thế giới)
WikiLeaks, theo kiểu Belarus (nhìn ra thế giới)
Ngăn cản WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Tại sao lại xóa từ-n ...? (nhìn ra thế giới)
20 tác giả dưới 40 tuổi (nhìn ra thế giới)
“Công lý” Nga (nhìn ra thế giới)
Say sưa với Tự do. (nhìn ra thế giới)
Cách mạng bằng Internet (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks (nhìn ra thế giới)
Bật mí WikiLeaks- tiếp (nhìn ra thế giới)
Học Để Yêu Cách Mạng (nhìn ra thế giới)
Shakespeare, chán ! (nhìn ra thế giới)
Rủi ro hạt nhân (nhìn ra thế giới)
Những tư tưởng lỗi thời. (nhìn ra thế giới)
Nước Nga sợ gì ở châu Á? (nhìn ra thế giới)
Tại sao nước Mỹ bị ghét (nhìn ra thế giới)
Nhà nước đỏ (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 1 (nhìn ra thế giới)
Trung hoa là kẻ xâm lược? 2 (nhìn ra thế giới)
The Internet và Iran (nhìn ra thế giới)
Mười năm mất mát (nhìn ra thế giới)
Gặp ông Mao mới (nhìn ra thế giới)
Kiếp sau của Tây Tạng (nhìn ra thế giới)
Nhân dân đấu với Putin (nhìn ra thế giới)
Tương lai của Lịch sử (nhìn ra thế giới)
Bụt nghe cổ tích (truyện ngắn)
BẮN MỘT CON VOI (truyện ngắn)
Gót chân Asin của Putin (nhìn ra thế giới)
The Duniazát (truyện ngắn)
Người xin lỗi (truyện ngắn)
Diễn văn Habana (nhìn ra thế giới)