Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
441
115.867.261
 
Tạm biệt Hà Nội
Nguyễn Hồng Nhung

                                             

Trở về Hà nội lần này trong một tâm trạng bình thản, gần giống như một mặt nước hồ lặng lẽ, nên có thể ghi nhận những ngày sống ở quê hương một cách …khá êm đềm, như tâm trạng của một kẻ vào rạp xem một bộ phim hay ngồi một mình trong vườn, bên ly cafe ngắm cây ngắm cối….

 

Chợt nhớ lại những gì đã thấy, mỉm cười ngộ nghĩnh trong lòng, ví dụ: trong „ một lúc” Hà nội, tất nhiên dưới góc nhìn của một kẻ lang thang lúc tạm dừng chân, chứ không trong vai trò kiếm ăn nuôi miệng, hẳn rồi.

 

Chẳng hạn: sớm sớm ra công viên Thống nhất (còn gọi là Lê nin) thấy nườm nượp những người là người. Ai cũng đến đây để tập một môn gì đấy. Nhạc vui tươi vang lên khắp nơi, tay và chân hàng loạt giơ lên hạ xuống, thấp thoáng ven hồ người ta thể hiện các động tác nhảy khác nhau, rồi: kẻ thong thả chạy tà tà ven đường sỏi, kẻ bận rộn vung tay, ngẩng đầu hùng dũng bước những bước „quân hành” dứt khoát…

 

Dân hưu trí châu Âu hẳn nằm mơ không biết đến cái không khí tập thể túm tụm vì sức khỏe và niềm vui mỗi sáng tinh sương ở xứ này. Tuổi hưu ở đây khá sớm, nên những kẻ khỏe hơn bao giờ hết lại chính là những kẻ đã về hưu. Dân hưu trí Hà nội nghĩ ra cơ man nào các trò tiêu tốn thời gian: hàng loạt các loại câu lạc bộ mọc lên, đủ kiểu hoạt động tập thể, chưa nói đến các thói quen muôn thuở như thăm viếng, đến nhà nhau chơi, tụ tập nấu nướng ăn uống, đàn hát…

 

Ôi karaoke Hà nội hưu trí! Các bà các chị các bác trai bác gái hát khỏe hơn bao giờ hết, loa mở to hơn bao giờ hết và gia tài âm nhạc xanh, đỏ, vàng, tiền chiến, cách mạng …cứ là nối nhau không bao giờ hết vốn…

 

Tôi đã có dịp ngủ rất sâu trong một buổi karaoke hưu trí như thế, ngon lành như một con mèo cuộn đuôi trên chiếc gối êm trong một ghế bành ấm, bên cạnh tôi, các bà các bác các chị các bác trai  say mê …hét vào mikrô không biết mệt mỏi, nhạc dập dìu, nhạc vang dội,  từ loa trào ra cả bậu cửa…

 

Vinh quang  xứng đáng dành cho kẻ đã thích nghi  tiếng ồn Hà nội!

Âm thanh vỡ óc trong quán karaoke chả ăn thua gì với tiếng ầm ì chìm xuống nổi lên của không gian Hà nội. Cứ bước ra đường là lại tưởng mình đang ở trên máy bay với không ngừng tiếng động cơ rì rầm ầm ì dai dẳng.

 

Sài gòn cũng chẳng kém. Vào Sài gòn,  nhận ra hình như Sài gòn đông hơn rất nhiều ồn ào náo động hơn rất nhiều so với vài năm trước đây. Càng ở càng thấy không phải hình như nữa mà là đúng thế, Sài gòn và Hà nội không thua gì nhau về tiếng ồn và sự đông đúc.

Nhưng sướng nhất phải là ấn tượng nghe tiếng Việt”tươi”- Tôi gọi thế bởi chỉ về nhà mới nghe được thứ tiếng mẹ đẻ trăm nghìn màu sắc, hình ảnh, âm điệu. Đấy là nỗi nhớ nhà của những kẻ trú ở xứ người, là niềm khao khát thỉnh thoảng nhói đau trong tim nó mà không hiểu tại sao…

 

Phải tự dưng bật cười khi ngồi sau xe máy, ngắm một rừng”mô tô” nhả khói nhấn ga ầm ì bên cạnh , bỗng nghe nhiều ai đấy buông nhiều câu tiếng Việt gì đấy hết sức „đã” cho một hoàn cảnh, một cảm giác, một tâm trạng… mới biết thế nào là sức sống tự nhiên của một ngôn ngữ quốc gia!

 

Nhưng thôi…vẫn chỉ là một trong muôn vàn „thiên hình vạn trạng” biến hóa của đời sống người thôi, hỡi ta, ta đâu còn quan tâm đến mi nhiều nữa, bởi vì về Hà nội lần này ta đã tìm lại một thứ còn cao hơn hết thảy: Lửa sống- Thần- niềm tin…  khi nghĩ về vạn sự nhân gian…

Nó là cái gì vậy? Đợi nhé, thời gian: sẽ có câu trả lời cho mi bằng tất cả mọi điều cụ thể nhất.

…………………

Thế là Hà nội đã quay trở lại tim ta bằng những hình ảnh và ấn tượng tha thiết như xưa kia. Ôi! nhớ Hà nội quá đi mất!

Ngoài kia tuyết trắng đang rơi. Rơi! Rơi!

Im lặng tinh khiết tuyệt đối….để tha hồ mà hồi tưởng…đã một tuần quay lại châu Âu rồi…

Nhớ cái gì của Hà nội lần này nhỉ? Phải rồi, ấn tượng đẹp, dễ chịu cứ bay bay trong đầu như khi xưa xe đạp lao trên phố vắng vèo vèo, lòng ca hát cùng tiếng bạn bè khúc khích cũng vèo vèo lao bên cạnh…

Phải rồi, TÌNH BẠN.

Lần này trở về đã gặp lại những tình bạn xưa của thuở cắp sách đến trường- một thời tưởng không thể tái hiện nổi lại nữa bởi gập gềnh đời sống, trắc trở u buồn lao lực cô đơn…

 Hơn thế nữa…

Trở về Hà nội lần này KẾT BẠN với những người trẻ tuổi, một thế hệ rất lạ của Hà nội, họ từ đâu rơi ra nhỉ? Xem nào: họ sinh ra trong những tháng ngày cuối cùng của giai đoạn đói khổ nhất sau chiến tranh Việt nam. Họ cắp sách tới trường sau khi Việt nam hết bị cấm vận vài ba năm. Nhưng họ không đi lại con đường mòn các thế hệ Việt nam khác cứ phải bước qua, họ đi con đường riêng của họ.

Nhớ nhé, đây là Hà nội, không phải Sài gòn. Bởi trong Sài gòn có thể thấy những dòng chảy văn hóa xã hội khác hẳn nhau song song . Một cách công khai, tự chủ. Cứ như dòng văn học thiên chúa giáo với dòng văn học”xã hội chủ nghĩa” những năm 60,70  thế kỷ trước ở Hungary. Thượng đế cũng không cản nổi (nữa là con người!).

 

Hà nội- không nhìn thấy những dòng chảy- mà cảm thấy những cơn sóng ngầm.  Bên trên vẫn là một „hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc” (Sai bét rồi bác Karl Marx ơi!, một sai lầm không bao giờ có thể tha thứ nổi! hahahaha…)  bên dưới là những đợt sóng ngầm đặc sệt chất châu Á pha màu”toàn cầu hóa”…

Hà nội của tôi, quả thật bên ngoài dường như đang chết ngạt dần dần bởi sự ô nhiễm: quá đông, quá bụi, quá bẩn, quá vội vã sống, quá tham…

Nhưng gặp những người trẻ tuổi, từ từ nhận ra những gì đấy không thể tả thành lời của Hà nội xưa.

 

Đúng thế, không thể diễn tả thành lời sự an bình khi tiếp xúc với họ, làm bạn cùng họ, tham gia các hoạt động của họ. Những người trẻ tuổi này đang cố gắng thanh lọc bầu khí quyển độc hại xung quanh họ, bằng cách trước hết thanh lọc mình, tìm cách tiếp nhận những năng lượng sạch, có ích, cơ bản, sâu sắc…mỗi lúc thêm một ít, mỗi ngày mỗi đông hơn, để chí ít nếu không cải hóa được ngay lập tức cái xã hội họ đang sống, cũng nâng chính bản thân họ lên cao hơn sự đầu độc.

 

Lớp trẻ này có một đặc điểm khá chung: biết ngoại ngữ, biết sử dụng công nghệ thông tin internet.  Không, sự khác xa các thế hệ „già hơn” không chỉ có thế, tri thức của họ sâu hơn, có gì đấy khác biệt, có gì đấy đặc thù, tầm hiểu biết của họ rộng mở hơn, và sau rốt: họ đi con đường riêng của họ…

 

Họ là lớp trí thức trẻ mới của Hà nội.

Có lẽ, đấy cũng là mầm mống khác biệt của thế kỷ này: con đường tâm linh?

………………                                                                                          

Tôi gặp lại họ trong một  trong một công viên đầy cây xanh, hoa nở,  nắng ấm, gió lặng êm ả vào buổi chiều ngày cuối cùng ở Hà nội. Những khuôn mặt trẻ trung, đẹp hiền hòa và bình thản, tâm hồn họ cũng như thế. Tôi đã gặp lại nỗi bình an xa xưa khi hòa nhập vào với họ.

Một khoảng lặng của tình yêu thương len lỏi đâu đây….

 

       GIỮA

   ( http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=pllJvOJzCdQ)

 Giữa anh và em có một khoảng lặng, khoảng lặng này biết cách yêu thương, dĩ nhiên nó có pháp lý của nó. Đôi lúc nó nằm im lìm, nhìn anh và em. Nó chờ anh và em nói điều gì đó, có thể là điều này, lại có thể là điều kia, có thể chuyện này và chuyện khác.

Vì nó lặng im, nó không biết nói, nó chỉ chờ mình nói để xen lẫn vào. Nếu không nhận ra nó, bọn mình sẽ đều để lời thành chua xót hằn lên nhau.

Nhưng dù thế nào, yêu thương vẫn ở đó, trống trống, im ắng, ôm lấy em và anh trên hai cánh tay vô hình, đẩy mình vào nhau.

Và nó ngân nga đấy. Em có nghe thấy không?

    HIÊN VIÊN HOÀNG THÁI (Hà nội 2013-01-28)

 

Buổi tối cuối cùng ở Hà nội,  cô bé có đôi mắt tròn xoe, nụ cười tròn xoe, thân hình tròn xoe (như một quả bóng bay) và cậu bé hết sức tươi tỉnh trong cặp kính trắng và nụ cười đẹp đẽ đến dẫn tôi đi „chiêu đãi” một bữa cơm chay.

Bên bàn ăn toàn bằng rau, củ, quả, các đề tài cao siêu nhất như „nổ tung” giữa những kẻ tưởng chỉ gặp gỡ nhau giữa đời trần tục…

Các bạn trẻ thân mến của tôi ơi!

 

        VỀ ĐỨA TRẺ TRONG TÂM HỒN CHÚNG TA

 

Khái niệm về đứa trẻ bên trong (Child Within) đã trở thành một phần của nền văn hóa thế giới ít nhất là từ  2000 năm qua. Carl Jung gọi nó là "Đứa trẻ thần thánh” (Divine Child) còn Emmet Fox gọi là “Thần đồng" (Wonder Child). Hai nhà tâm liệu pháp Alice Miller và Donald Winnicott thì đề cập đến nó như là "chân ngã" (True self). Rokelle Lerner và những người khác trong chuyên khoa về các chất hóa học gây nghiện gọi nó là "đứa trẻ nội tâm" (Inner Child).

 

Thuật ngữ đứa trẻ bên trong là để nói về một phần của mỗi chúng ta trong tận sâu xa là tràn đầy sức sống, năng động, sáng tạo và mãn nguyện. Nó là chân ngã của chúng ta, là con người đích thực của chúng ta.

 

Với sự giúp đỡ vô ý thức của cha mẹ chúng ta và sự hỗ trợ của xã hội, hầu hết chúng ta đều chối bỏ đứa trẻ nội tâm của mình. Khi đứa trẻ bên trong này không được nuôi dưỡng, được cho phép tự do thể hiện, một cái ngã sai lệch hoặc lụy thuộc (co-dependent) sẽ xuất hiện. Chúng ta bắt đầu sống với tâm thế nạn nhân, và gặp khó khăn khi phải giải quyết các tổn thương tình cảm. Sự tích tụ dần dần của các vấn đề về tinh thần và cảm xúc chưa được giải quyết dứt điểm có thể dẫn đến các chứng bệnh mạn tính như lo lắng, sợ hãi, trống rỗng, bối rối và bất mãn.

 

Sự chối bỏ đứa trẻ bên trong và sự xuất hiện sau đó của một cái ngã lụy thuộc đặc biệt phổ biến ở trẻ em và người lớn - những người lớn lên trong các gia đình gặp trục trặc, phổ biến ở những gia đình có thành viên bị các bệnh mạn tính về thể chất hoặc tinh thần, quá nghiêm khắc, quá lạnh nhạt, hay các gia đình thiếu sự quan tâm, săn sóc con cái.

 

Tuy nhiên, vẫn có một giải pháp. Có một cách để khám phá và hàn gắn, bù đắp cho đứa trẻ bên trong và để giải thoát khỏi sự nô  lệ và đau khổ của cái tôi sai lạc, cái tôi lụy thuộc của chúng ta. Chân ngã của chúng ta thì tự nhiên, thân thiện, dễ thương, rộng lượng, và cởi mở. Chân ngã của chúng ta chấp nhận bản thân và người khác. Nó cảm nhận, cho dù các cảm xúc đó có thể là vui sướng hay đau khổ. Và nó thể hiện chúng ra bên ngoài. Chân ngã của chúng ta chấp nhận các cảm xúc mà không có phán xét hay sợ hãi, và cho phép chúng tồn tại như là một cách hợp lý để đánh giá và trân trọng các sự kiện trong cuộc sống.

 

Đứa trẻ trong chúng ta thì biểu cảm, quyết đoán, và sáng tạo. Nó có thể “giống như trẻ con” trong ý nghĩa cao quý nhất, trưởng thành và tiến hóa nhất của cụm từ này. Nó cần chơi đùa và vui vẻ.  Nhưng nó cũng dễ bị tổn thương, có lẽ vì nó quá cởi mở và tin tưởng. Nó tùy thuận, dâng hiến cho bản thân, cho những người khác và tối thượng là cho vũ trụ. Thế nhưng nó cũng mạnh mẽ trong ý nghĩa thực sự của cái gọi là sức mạnh. Nó đam mê một cách lành mạnh, hưởng thụ niềm vui, lạc thú khi được ai đó trao cho, hay khi được săn sóc. Nó cũng mở lòng đón nhận một phần tâm hồn rộng lớn và bí ẩn mà chúng ta gọi là vô thức của chúng tôi. Nó chú ý tới các thông điệp mà hằng ngày chúng ta nhận được từ vô thức, như các giấc mơ, các sự giằng xé nội tâm và bệnh tật.

 

Khi được là chính mình, nó sẽ tự do phát triển. Và trong khi cái ngã lụy thuộc của chúng ta lãng quên, thì chân ngã của chúng ta luôn nhớ về sự hiệp nhất của chúng ta với người khác và với vũ trụ. Tuy nhiên, đối với hầu hết chúng ta, chân ngã cũng là cái ngã riêng tư (private self). Khó mà biết được lý do tại sao chúng ta đã lựa chọn không chia sẻ [chân ngã]? Có lẽ đó là nỗi sợ hãi bị tổn thương hay bị từ chối. Một số người đã ước tính rằng chúng ta thể hiện ra con người thật của mình với những người khác trung bình chỉ khoảng 15 phút mỗi ngày. Dù bởi lý do gì đi nữa, chúng ta cũng có xu hướng giữ kín con người thật của mình.

 

Khi chúng ta "đến từ" con  người thật của mình hay khi chúng ta là con người thật của mình, chúng ta cảm thấy tràn đầy sức sống. Chúng ta có thể cảm thấy đau đớn dưới các hình thức như nỗi đau, [cảm giác] tội lỗi, buồn bã hay giận dữ, nhưng dù sao chúng ta vẫn cảm thấy niềm vui sống. Hay chúng ta có thể cảm thấy niềm vui, dưới các hình thức như mãn nguyện, hạnh phúc, cảm hứng hay thậm chí phúc lạc. Nhìn chung, chúng ta có xu hướng cảm nhận thực tại hiện tiền, đầy đủ, hoàn chỉnh, phù hợp, chân thực, toàn thể và lành mạnh. Chúng ta cảm thấy niềm vui sống.

 

Đứa trẻ trong ta chảy trôi tự nhiên từ thời điểm ta được sinh ra đời tới lúc ta chết đi và trong tất cả các kiếp sống và quá trình chuyển tiếp giữa các kiếp sống. Ta không phải làm bất cứ điều gì để được là con người thật của mình cả. Nó chỉ là nó. Nếu chúng ta cứ để cho nó được là nó, thì nó sẽ thể hiện bản thân nó mà không cần có nỗ lực cụ thể nào về phía chúng ta cả. Thật vậy, bất kỳ nỗ lực nào cũng thường là để từ chối nhận thức của chúng ta và biểu hiện của nó.

(Nguồn: Charles L. Whitfield M.D. - Healing the Child Within)

 Đỗ Hoàng Tùng dịch (Hà nội 2013-01-30)

 

TẠM BIỆT NHÉ HÀ NỘI MẾN THƯƠNG! HẸN GẶP MẶT!

                                                                             

 ( Budapest. 2013-02-10)

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2498
Ngày đăng: 23.02.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Năm mới thiền với cái loa - Trần Kiêm Ðoàn
Trở về nhà - Nguyễn Hồng Nhung
Thầy giáo, bạn văn - Trương Văn Dân
Mừng tuổi mẹ - Nguyễn Nguyên Phượng
Hóa văn - Vũ Ngọc Anh
Tết, nhớ cơm hến Huế - Trần Thanh Hà
Tản mạn về người Sài Gòn - Nguyễn Thị Hậu
Phạm Duy, người đã đi rồi…(*) - Nguyễn Nguyên Phượng
NHỚ VỀ NGUYỄN RÂN - Trần Thiên Thị
Thú tủi nhục - Vũ Ngọc Anh
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)