Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.312 tác phẩm
2.745 tác giả
335
115.863.389
 
Người Đàn Bà
Nguyễn Hồng Nhung

 

Hamvas Béla -  Nguyễn Hồng Nhung dịch từ bản tiếng Hung

 

( Trích tiểu luận triết học Scientia sacra)

 

 

1.

Tư duy theo kiểu kết cấu gương về nhận thức của con người lịch sử không ở đâu tự trả thù chính mình như khi bàn đến bản chất và sự sống của người đàn bà. Nghĩa là khi một người nào đó tin rằng đàn bà là một nửa của đàn ông, thực ra họ đã hiểu sai hoàn toàn về hiện thực. Ở đây trong cách tư duy của con người lịch sử đã lộ rõ bản chất hoàn toàn bất lực của nó.  Khối lượng văn bản đồ sộ nói về đàn bà hoàn toàn có thể vứt đi.

 

Gần đây nhất, khi người ta nói về sự bùng nổ của chiêm tinh học, sự chú ý đến tính chất lưỡng tính của con người được coi như một khám phá vĩ đại. Trong thời hiện đại, ngoài một vài nhà huyền học và nhà thơ, không có tư tưởng nào có thể chấp nhận khi bàn về sự sống đàn bà.

 

Như mọi tư tưởng của thời cổ, nền tảng cần xuất phát: sự siêu hình. Vì chỉ từ cơ cấu ý nghĩa, từ hình ảnh, từ truyền thuyết không thể hiểu được nguồn gốc và bản chất của sự sống đàn bà. Có một điều bí ẩn không thể đặt tên và không thể nắm bắt mà người ta gọi là sự nhạy cảm siêu hình, là kinh nghiệm đầu tiên linh hồn kinh nghiệm, trước khi có tất cả các cơ cấu, hình ảnh truyền thuyết. Sự sống đàn bà chỉ có thể hiểu được từ đấy.

 

Bí ẩn của thế gian không phải là hai giới tính riêng biệt, không phải hai giới tính trong MỘT, mà là giới tính cổ. Bởi vì hai giới tính là hai, còn giới tính cổ là MỘT. Sự bí ẩn của sự sống đàn bà nằm ở nơi MỘT biến thành hai.

 

Vấn đề này mang một ý nghĩa sâu sắc, nghiêm chỉnh, đầy khó khăn và chưa nghe thấy bao giờ; nhưng sự tuyệt vời ở chỗ chính trong vấn đề này, thứ sâu sắc, khó khăn, nghiêm chỉnh và có ý nghĩa chỉ duy nhất có MỘT, chính đây là sự thống nhất lớn nhất giữa các truyền thống. Sự thống nhất này đôi khi theo đúng nghĩa cứ như có một sự thỏa thuận trước. 

 

Tiếng Sankhja của Ấn độ gọi cái MỘT cổ, hiện thực cổ không thể chia cắt, cái bản chất cổ trước nhất của tạo hóa là Purusa.

Sự thể hiện đầu tiên của Purusa: là bản thân nguyên lý thế giới tạo hóa, là kẻ tạo dựng, là cái nôi, là nguồn gốc của mọi hình thức: Prakriti.

 

Purusa là sự sống cổ không chất và không thể chất hóa, là cái vô danh, vô giới hạn, cái tuyệt đối.

Prakriti là các chất lượng, các tên gọi, các giới hạn, các hình thức, là cái toàn bộ của các sinh linh.

Purusa là sự sống đàn ông, Prakriti là sự sống đàn bà.

 

Sen-sien-kien của Trung quốc nói như sau:” Tất cả, cái có hình dạng, đều từ cái vô dạng bước ra. Cái không có hình dạng, cũng không có điểm dính mắc. Như vậy hình dạng là bản chất cổ của các sinh linh. Trong đó chứa đựng sự chuyển đổi lớn lao vô tận, CÁC NGUỒN LỚN, KHỞI THỦY, SỰ TINH KHÔI. SỰ CHUYỂN ĐỔI vẫn vô hình, CÁC NGUỒN là sự bắt đầu của các sức mạnh; KHỞI THỦY là cái bắt đầu của các hình dạng; SỰ TINH KHÔI là vật chất đầu tiên”.

 

Cái vô hình, thứ chưa có điểm dính mắc: là dương, là sự sống đàn ông. Hình dạng, bản chất cổ của các sinh linh chứa đựng SỰ CHUYỂN ĐỔI, CÁC NGUỒN LỚN, KHỞI THỦY, SỰ TINH KHÔI: đấy là âm, là sự sống đàn bà.

 

Trong truyền thống Ấn độ và Trung quốc đều có nghĩa như vậy. Và truyền thống Iran, Hêber, Ai cập cũng thế.

 

Tất cả siêu hình đều ghi nhận, cái đầu tiên, vô chất và không thể chất hóa, cái bản chất đi trước sự tạo dựng và các hình dạng là đàn ông( Purusa, Átman, Adam). Còn đàn bà là Prakriti, maja, Éva, Thái Âm, Csih, là sự tạo dựng các hình dạng, là phụ mẫu, là vật chất đầu tiên, mà truyền thống Trung quốc gọi là KHỞI THỦY, là các tên gọi, các sinh linh, là tổng thể và hình dạng cổ của các giới hạn và các tạo phẩm.

 

Khi giải nghĩa các hình ảnh truyền thuyết, có thể phát biểu thành lời sách thiêng Do thái như sau: Adam là con người đầu tiên; là con người, là nhân loại, là chúa tể của thiên nhiên, là sinh linh tinh thần; là bản sao của TẠO HÓA. ĐẤNG TỐI CAO từ xương sườn của Adam tạo ra Éva, người đàn bà.

 

Nhưng người đàn bà, trong khoảnh khắc bước vào sự sống đã là: người mẹ. Và không chỉ là người mẹ của những đứa con của Adam và Éva, của toàn bộ nhân loại mà còn là người mẹ của chính Adam nữa.

 

Sự bí ẩn này ở các nơi khác cũng trình bày như vậy. Nữ thần mẹ trong truyền thuyết của tất cả các dân tộc đều là  mẹ của các vị thần, và là mẹ của cả vị thần đã tạo ra nữ thần mẹ. Khi ghi nhận những văn bản truyền thống, sự bí ẩn thoạt nhìn có vẻ nghịch lý này dễ hiểu một cách phổ quát đến mức không cần sử dụng những hình ảnh tượng trưng sáng sủa hơn.

 

Tri thức từ đó đến nay đã nhợt nhòa và biến mất. Ngày nay tất cả mọi người sẽ đều ngơ ngác không hiểu gì cả, nếu trong những chương sách của cuốn Mysterium Magnum không bộc lộ trực giác thần thánh của Jakob Böhme.

 

Theo cuốn sách này: „Adam là đàn ông và là đàn bà, hoặc không là ai, mà là một sinh linh trinh nguyên, là sự trong sạch, là hình ảnh cổ e lệ, là bản sao của Thượng đế; là cả hai bản chất cổ: vừa là lửa, và là ánh sáng, có cả hai trong Adam.”

 

Lời giải thích: Adam không mang hai giới tính, mà mang giới tính cổ. Giới tính cổ là trạng thái trong đó hai giới tính là một: „đàn ông và đàn bà, và không là một trong hai thứ.”

TẠO HÓA không tạo dựng ra Eva để phù hợp với Adam. Về điều này không hề ai nói đến. Böhme cho rằng: Đấng Tối cao đã tạo ra Eva từ bản chất của Adam.”

Cần phải hiểu điều này như thế nào?

 

Cần hiểu: Tạo Hóa lấy ra bản chất cấu thành sự sống của Adam, và từ đó, từ sự sống cô đọng này tạo dựng ra Eva. Bởi vậy Eva như một con người và như bản chất của sự sống bước vào sự sống: Matrix mundi - như Böhme viết: là mô hình cơ bản của thế gian, là hình ảnh cổ, hình dạng cổ: đấy là người mẹ cổ.

Ý nghĩa ẩn náu trong tiếng Sankja Ấn cổ cũng như vậy khi gọi cái toàn thể của các tên gọi, các giới hạn, các hình thức, các bản chất là Prakriti.

Bởi vậy Sen-sien-kien Trung Quốc gọi Thái Dương là hình ảnh cổ của thế gian. Bởi vậy trong các truyền thuyết,  nữ thần Mẹ là mẹ của các vị thần. Là mẹ của mọi hình dạng, mọi bản chất, mọi vật chất, của sự đông đảo, của mọi thấu kính, mọi giác quan, mọi lý tưởng.

 

Mẹ: người mẹ của thế gian. Magna Mater. Là người mà từ đấy sự đông đảo của sự sống vĩnh viễn tuôn chảy. Là Mater và Matrix. Không phải một nửa của Adam, không phải một mặt kia của sự đối xứng, mà là bản chất của Adam.

 

Là người bước vào sự sống muộn hơn, muộn hơn trong thời gian nhưng về bản chất, vượt qua Adam. Đấy là nữ thần Mẹ, là Maat và Izisz của Ai cập, là Gaia Hy lạp, là Maja Ấn độ, là EL Ruah và En-sof Do thái, là Dương của Trung quốc, cũng là tạo phẩm của nguyên tắc tinh thần-đàn ông-thượng đế cổ- nhưng tạo phẩm này tuyệt đối, có trước và trên cả Tạo hóa. Đây là sự ra đời huyền bí của người đàn bà.

 

2.

 

Phần sau đây so với phần trước cũng không kém sâu sắc, khó, và nghiêm chỉnh, và đầy ý nghĩa. Ở đây một lần nữa nếu không nhắc đến khái niệm Sophia của Böhme, không gì có thể diễn tả cho con người lịch sử hiểu nổi.

 

Böhme không đặt ra cái tên Sophia. Trong thời trung cổ đây là một truyền thống bí mật của các nhà giả kim mà phái ngộ đạo thời Alexandria, đặc biệt là Philon mang trở lại với thời cổ Ai cập. Văn bản mang tính chất Hermetikus nói về Tinh khôi thế giới (Kore kosmos) rất có thể đã dựa trên nền tảng truyền thống hàng nghìn năm.

 

Truyền thuyết Sophia cho rằng khi con người bắt đầu bị vật chất hóa, Adam thực thể, bản chất  đầu tiên, và cổ nhất” hình ảnh cổ e lệ của thực thể trinh khiết, trong sạch” không rơi xuống vật chất mà ở lại trong thế giới tinh thần.

 Thực thể trinh khiết này là Sophia-sự Thông Thái.” Sự Thông Thái là bản sao của Tình Yêu Thương”- „Tình yêu Thương nhìn thấy và nhận ra mình trong sự Thông Thái.”

 

Sophia trong hình hài cô gái trinh khiết ở lại với Thượng đế, và Eva „người đàn bà” Adam rơi xuống vật chất, người đàn bà bằng xương-thịt Eva thay thế vị trí này.

 

Sophia là lý tưởng, là Mẹ Trinh nữ cổ của thế giới, là Matrix, là sự Thông Thái mà Tình Yêu Thương nhận ra nó ở đấy, Sophia là Eva của Trời, là nàng con gái Trinh khiết. Còn Eva là thực thể trần tục, là bản sao, là phụ bản đã đánh mất bản chất vũ trụ, được sắp đặt bên cạnh con người đã bị vật chất hóa.

 

3.

 

Giờ đây để hiểu những phần tiếp theo không mấy khó khăn.

Cần phân biệt giữa cái đẹp và sự quyến rũ.

 

Con người thông thường cho rằng đàn bà và cái đẹp như nhau, điều này được coi như sự tất nhiên tự thân. Đến mức người ta chỉ phân biệt cái đẹp từ bản chất đàn bà trong một số trường hợp ngoại lệ. Con người cho rằng hình ảnh tượng trưng tái tạo vĩnh cửu của bản chất vĩnh cửu của cái đẹp là đàn bà trên thế gian: trong hình dáng của họ, trong giọng nói, cử chỉ. Con người không nhận ra, khi họ nói người đàn bà đẹp, thực ra họ đồng nhất Eva và Sophia, họ đồng nhất người đàn bà với hình ảnh cổ đầu tiên, Sophia.

 

Sự đồng nhất này trong thiên nhiên vật chất là không thể loại bỏ. Con người không bao giờ có thể nhìn người đàn bà một cách khác, bởi vì không bao giờ thoát khỏi người đàn bà đầu tiên – Sophia- Trinh Nữ cổ, nhưng cũng không bao giờ thoát khỏi thực thể đàn bà tồn tại trong thế gian giác quan.

 Giữa những kỷ niệm cổ lưu giữ trong con người, sau hình ảnh cổ về Thượng đế ngay lập tức tiếp đến hình ảnh người đàn bà cổ: thực thể Cổ, mà con người đã đánh mất, và mong muốn tìm thấy lại, thực thể chân chính từ bản chất của họ, mà Eva chỉ là bản sao trần thế thô thiển.

Con người không bao giờ tin tưởng một cách hoàn toàn và đầy đủ vào Eva, không trở thành một với Eva được. Trong bản chất sâu thẳm nhất con người luôn luôn tiếp đón người đàn bà trần thế bằng sự bảo trì. Và cái sinh linh sâu thẳm nhất này biết Eva không có nghĩa là cái đẹp, mà cái đẹp là Cô gái Trời.

Trong chừng mực người ta thấy người đàn bà trần thế đẹp, khi họ nói hoặc cho rằng như vậy, đấy là lúc con người đã đồng nhất một cách sai lầm người đàn bà trần thế với người đàn bà trời, và lẫn lộn cả hai( adhjása). Nhưng sự nhầm lẫn này không chỉ hợp luật, không thể tránh khỏi, không thể chống đỡ nổi mà còn không giảm bớt cả sự mê muội của họ.

 

Eva không đẹp. Eva quyến rũ. Eva là thực thể đã để lại sắc đẹp trong thế giới tinh thần và đổi lấy sự quyến rũ. Người đàn bà trần thế không đẹp mà quyến rũ. Và con người, khi nói đàn bà đẹp, là họ nhầm lẫn Người Con Gái của Sắc đẹp – thực thể thật sự của bản chất con người với sự quyến rũ và sắc quyến rũ.

 

Toàn bộ sự sống của người đàn bà trần thế nằm trong sự quyến rũ. Sự quyến rũ là sự vật chất hóa của đàn bà. Trên họ là dấu ấn của các Quyền lực, bên trong họ: tính cách, hình ảnh. Đàn bà trang điểm, ăn diện, tìm cảm hứng trong việc, chưa nói đến bản chất bên trong, mới chỉ ở hiện thực thân xác họ đã xoay khác với nguồn gốc thiên nhiên, mới chỉ ở hình dáng vật chất, họ đã thay đổi và che đậy.

Mục đích duy nhất của họ: quyến rũ. Trở nên quyến rũ.

 

Sự quyến rũ vô sinh và trống rỗng, vô đích và vô nghĩa. Tại sao? Tại sao phải quyến rũ? Để thống trị? để nắm quyền lực? Tìm giới tính cho khả năng sinh sản?

 

Không. Người hiểu được sự quyến rũ là người nhận ra sự kiêu ngạo trống rỗng bên trong đàn bà, tội lỗi bắt nguồn từ cái TÔI đàn bà- sự ngạo mạn đàn bà.

Từ sự quyến rũ không nảy sinh tình yêu, hôn nhân, sự thống trị, quyền lực, chiến thắng, vinh quang, hạnh phúc, sự yên ổn, sự thức tỉnh, sự cao thượng.

 

Từ sự quyến rũ không nảy sinh bất cứ cái gì: toàn bộ chỉ là một trò chơi phép thuật nhân tạo sặc sỡ, ngây ngất và mù quáng, một thứ bỏ bùa và làm mê mẩn, nhưng nếu trò chơi tan ra, cả kẻ đi quyến rũ lẫn người bị quyến rũ đều thất vọng, tội nghiệp, đều còn lại một mình một cách cay đắng và trống rỗng.

 

Sự quyến rũ và sắc quyến rũ là sự bù đắp và giả danh sắc đẹp cùng sự thông thái: đây là sắc đẹp và sự thông thái bị rơi vào tội lỗi. Bởi vì sắc đẹp và sự thông thái của Sophia là tình yêu thương và đánh thức tình yêu thương; Sự quyến rũ của Eva đánh thức ảo ảnh.

 

Sắc đẹp của Sophia ràng buộc vĩnh cửu: nhập làm một với nhau trong tình yêu thương để quay trở lại MỘT trong thời gian vô tận. Sự quyến rũ của Eva khiến người ta ngất ngây, nhưng khi tỉnh giấc sau sự ngây ngất mới té ra không hề có sự hội nhập làm một; toàn bộ chỉ là ảo ảnh và phép thuật.

Và đây là hoàn cảnh khiến tất cả mọi người đều hiểu sai, khi cho rằng bản thân Eva, kẻ đi quyến rũ không thất bại, không bị lừa dối bị phù phép như Adam, kẻ bị Eva lừa dối và phù phép. Thực ra, người đàn bà trong sự quyến rũ cũng chính là nạn nhân như người đàn ông.

 

Bởi vì sự quyến rũ của Eva có nghĩa là: thông qua bản thân mình, Eva  mang sự quyến rũ đến thế gian. Vì Eva, thế gian đầy rẫy ảo ảnh, sự quyến rũ, phép màu: những vẻ bên ngoài lôi cuốn, các hình ảnh, các mặt nạ, mà sau chúng chẳng hề có cái gì, bởi con người rơi vào phép màu mà nó tự biết nó bị lừa.

 Người đàn bà trần thế có một mục đích duy nhất là quyến rũ, một cách vô thức, không cố ý,  và sâu sắc hơn nữa: theo bản chất. Và đấy cũng là định mệnh của họ. Đàn bà sợ nhất: già đi và xấu đi. Bởi nếu đàn bà là đẹp, sẽ không bao giờ xấu đi và già đi.

 

Sắc đẹp không phải là một tính chất để có thể đánh mất, sắc đẹp không phải một đặc tính, mà là một sự tương đồng với Thượng đế. Thứ có thể bị mất, và thứ đàn bà có thể mất, đấy là sự quyến rũ. Bởi vậy họ sẽ xấu xí và sẽ già nua. Sắc đẹp không phải là cái gì bên ngoài đích thực.

Từ đâu chúng ta biết điều này? từ một thứ đúng là cái đẹp: từ nghệ thuật. Ở đó có cái đẹp, và còn lại vĩnh viễn. Trong nghệ thuật cái đẹp đã hiện thực hóa. Cái đẹp là lửa và ánh sáng rạng rỡ ngự trị trên toàn bộ thực thể.

 

Vẻ ngoài ngây ngất, đấy là sắc quyến rũ; là quần áo, mỹ phẩm,vai trò, nụ cười cử chỉ và phong cách đã học được. Và cái mà đàn bà đánh mất: các công cụ quyến rũ. Và cái mà kẻ đi quyến rũ buộc phải trải qua như một định mệnh: thừa nhận thứ đã lựa chọn là chiếc mặt nạ chứ không phải một khuôn mặt.

 

4.

 

Sự sống người căng thẳng giữa sự tỉnh táo của ý nghĩa thượng đế và sự mê muội tối tăm. Giữa sự sống đàn bà là Sophia, Cô gái Trời và mụ phù thủy già đáng ghét, kẻ quyến rũ thất bại.

 

Truyền thống biết đến các tên gọi khác nhau của Sophia, cũng như biết đến tên gọi của các phù thủy – Hekate của Hy lạp, Dakini của Tây tạng, Kinapipiltin của Mexico- và truyền thống biết rằng, đây là con đường sự sống của đàn bà: sự tỉnh táo của người đàn bà là Sophia, là Cô gái Trời, là Cái Đẹp, sự Thông Thái, Tình Yêu Thương. Còn nỗi mê muội của đàn bà: sự quyến rũ, lôi kéo, phép màu phù thủy thể xác, những thứ mà người đàn bà là nạn nhân đầu tiên của nó.

 

Sự nhốn nháo hỗn loạn của sự sống trần thế, mà Veda gọi là luân hồi (szamszara), là bản chất quyến rũ và lôi kéo của sự sống vật chất, là maja. Đây là tính chất Prakriti, tính chất âm, là ảo vọng, sự mờ mịt, là mặt nạ, tấm màn che, là ảo ảnh, là vô tận của sự phản chiếu.

 

Bởi vậy truyền thống cổ gọi đất, thiên nhiên vật chất, sự sống thân xác con người là đàn bà, đấy là nguồn gốc và mang tính chất đàn bà. Đấy là luân hồi: các hình dạng, các thực thể, các ảo tưởng, sự phun ra và tuôn trào vô tận của các hình ảnh – một quá trình liên tục không thể dừng lại từ thế giới đàn bà. Đây là”nước” như Thales đã nói: là bắt đầu của mọi sự vật.

 

Thời kỳ lịch sử tưởng rằng người đàn bà đã cá nhân hóa tính chất ảo của thiên nhiên vật chất. Với niềm tin này tất nhiên con người luôn luôn sống trong viparjaja. Viparjaja có nghĩa là sự đảo ngược ý nghĩa gốc của sự vật.

 

Cái đầu tiên không phải là thiên nhiên vật chất mà là người đàn bà. Bởi vì khi con người-đàn ông và đàn bà- bị vật chất hóa, thực chất thế giới tinh thần đã bị vật chất hóa. Con người đã mang theo cả thiên nhiên lao xuống bóng tối. Và từ đó trở đi từ thực thể đàn bà tràn ngập ảo ảnh này, phép màu này để sự đông đảo nhốn nháo một cách hỗn loạn, để tràn lan một sự sinh sôi không thể dừng lại, nhưng trong toàn bộ sự đông đảo trống rỗng và không có gì hết;

Đây là sự quyến rũ mãnh liệt, vọng tưởng, như người Hy lạp nói: pszeudosz, apaté :  không cái gì mang khuôn mặt riêng, không gì và không ai là riêng mình,  chỉ là chiếc mặt nạ, mặt nạ lừa gạt, trong đó sự sống” đến ý nghĩa cũng không được thể hiện”, bởi vì toàn bộ sự thoái hóa  thuần túy chỉ là tiểu xảo, lừa lọc, một hội hóa trang đánh lừa.

 

„ Nơi không có cái gì ở đúng vị trí riêng của nó, ở đó tất cả chỉ muốn biến vị trí của người khác thành sự tranh cãi…Và không có gì ở đúng vị trí riêng của nó, chỉ bắt buộc phải có bởi người khác.”

 

Ảo ảnh, maja, không-hiện thực, như Platon nói, không phải là trạng thái bên ngoài. Đây là vị trí bị cưỡng bức phải tỉnh táo trong đờ đẫn. Đây là sự cưỡng bức trong ảo ảnh, là trạng thái ý thức mà Veda gọi là luân hồi (szamszara) và truyền thống Hy lạp gọi là ananke.

Linh hồn quanh quẩn giữa những hình ảnh tự phù phép riêng trong một nhu cầu. Đây là sự tê liệt của ý thức mà szamszara và ananke đã thắt nút  những sợi dây của số phận, dệt, đánh dạt, cắt rời: đây là những Moira, là những người đàn bà Định Mệnh, những kẻ phủ trên mặt mạng khăn choàng nặng dày, ngồi dệt và xe chỉ, vĩnh viễn và vô nghĩa, vô lý tháo tung những sợi dây sự sống của con người theo sự thất thường của họ.

 

5.

 

Sự thất bại của đàn bà mang đến trạng thái bất tỉnh của linh hồn trên thế gian, nghĩa là linh hồn vật vờ lầm lạc trong sự phù phép. Trong trạng thái bất tỉnh này, như người Ai cập nói:”linh hồn thay đổi một cách bất lực theo điều nó muốn”. Bởi vậy thực thể thay đổi, biến thành sự đông đảo, sự sặc sỡ, sự hóa trang, thuần túy là nhầm lẫn (pszeudosz) thuần túy là mặt nạ.

 

Linh hồn đánh mất hình ảnh cổ, ánh sáng của Sophia, sự Thông Thái và Tình Yêu Thương. Và vì đánh mất ánh sáng cổ, nên cái gì nó cũng muốn, với khả năng thay đổi vô hạn, nó luân hồi trong các mức độ và góc cạnh không thể tính toán được mọi biến thái. Đây là ý nghĩa tượng trưng của một trong những tư tưởng luân hồi thời cổ.

 

Linh hồn ở trong trạng thái bị cưỡng bức, sống dưới sự phù phép và quyến rũ  của những hình ảnh mộng tự thân: linh hồn không bao giờ là cái TÔI cá nhân, mà là CON NGƯỜI, là NHÂN LOẠI, là LINH HỒN NGƯỜI, tồn tại không mục đích, phục vụ cho chuẩn mực riêng của mình với khát vọng thay đổi, mơ ước tất cả các hình ảnh mộng, rơi vào tất cả mọi ảo ảnh, một cách tò mò, mê muội; liên tục nhầm lẫn bản thân với các hình ảnh mộng, và đồn nhất mình với các kiểu mặt nạ.

 

Đây là maja mà linh hồn nếu tự đánh mất mình có thể hút vào. Tính chất linh hồn của nó từ từ, sau hàng triệu năm ngót dần, tan loãng. Nó có thể rơi vào hòa với lũ ma quỷ, quái vật, ma cà rồng, rơi vào các bông hoa, các loài chim, các loại đá, các vì sao, thiên thể. Chính bởi vì sự sống-maja là như vậy, không xác định hình dạng, thực thể, hình thức sự sống.

 

Linh hồn trong trí tưởng tượng, trải qua những ảo ảnh ngày càng mới hơn trong giấc mộng: các thực thể, các hiện tượng, các thế giới, các hình thức được tạo dựng rồi tan ra và nhường chỗ cho những ảo ảnh mới. Những hình thức, hình dạng, thực thể, các sự kiện này trống rỗng và không nội dung. Phi bản thể. Maja là phép thuật và phi hiện thực. Là ảo ảnh của linh hồn bất lực, ảo ảnh bốc hơi bay đi không đọng lại bất cứ một cái gì.

Ở đây linh hồn sống trong sự phù phép, trong thế giới vật chất, trong trạng thái buồn ngủ: một hình ảnh duy nhất của quá khứ nó cũng không muốn từ bỏ. Nó chìm nghỉm một cách lười biếng vào những ảo giác tự thân, lặp đi lặp lại, không thức tỉnh, vô hướng, tối tăm, ngất lịm trong những khả năng vô tận riêng và sự giàu có riêng của nó.

 

Nó muốn nếm thử tất cả, muốn kinh nghiệm tất cả những gì nó nghĩa rằng chính là nó. Nhưng đó không phải là nó, đó là maja, là phép thuật. Sự thèm khát này, cảm giác đói khát sống này không bao giờ thỏa mãn và thật đáng xấu hổ, là sự nhồm nhoàm, nuốt chửng đời sống vô giới hạn, là đặc tính của sự sống-maja.

 

Trong thế giới vật chất, trong thời kỳ muộn mằn sau này, dưới thời khải huyền sự tỉnh táo gần như ngủ yên, và bản chất đàn bà này của sự sống trở thành kẻ thống trị.

 

Sự tham muốn trơ trẽn, thực thể đàn bà, chủ yếu là đặc tính xác thịt đàn bà, bị lộ tẩy. Lộ tẩy hay nói đúng hơn bị lên án, bởi vì đây chính là khải huyền (apokalipsis), là bản án, là giai đoạn cuối cùng của tạo hóa.

 

 Eva là thực thể đồng hóa mình hoàn toàn với thân xác, và sự độc lập của linh hồn trong Eva không hề hiện ra cũng chẳng hề nhen nhóm. Eva càng nhầm lẫn mình với thể xác mình bao nhiêu, người đàn bà càng tham lam, đói khát và ham muốn bấy nhiêu: càng đắp lên mình một cách đói khát những ảo ảnh ham muốn của thế gian bao nhiêu, Eva càng quyến rũ  nhiều thêm những thực thể và đồ vật ham muốn bấy nhiêu.

 „ Mang tất cả đến đây cho ta”- thân xác đàn bà lên tiếng. Bởi vậy cái khoảnh khắc truyền thống cổ, khi con người đặt cái TÔI bản thân mình vào giữa trung tâm sự sống một cách trái phép, là bắt nguồn từ sự sống đàn bà.

 

Truyền thống gọi người đàn bà thân xác tuyệt đối là phù thủy. Đây là Hekate, Kinapipiltin, Dakini, những kẻ không là gì khác ngoài xác thịt thuần túy.

Đây là hình ảnh của sắc hấp dẫn cổ  Sophia-Tình Yêu Thương- sự Thông Thái đã bị chìm đắm và tăm tối hóa, khi người đàn bà đồng hóa bản thân mình với xác thịt của mình, mong muốn thực hiện tính chất phổ quát của các thực thể và các sự vật bằng cách sử dụng thân xác.

 Đây là sự tham lam đói khát, là hình ảnh hư hỏng của phép màu thượng đế của Sophia: là sự phù phép của quyến rũ. Tại đây người đàn bà đạt đến mức độ mà truyền thống đặt tên là sự tăm tối bên ngoài. Trong khoảnh khắc này Szét biến thành con mồi- khi thực thể cổ, Cô gái Trời bị quên biến, giữ lại mỗi thân xác là một hiện thực duy nhất.

Người đàn bà quay lưng lại với Aton, ánh sáng bên trong, và phục vụ thân xác bên ngoài. Kẻ nào quay ra ngoài, kẻ đó bị bóng tối nuốt chửng.

 

6.

 

„Tất cả mọi căng thẳng- Baader nói – Tất cả mọi nhị nguyên thực ra đều là xung đột – sự rối loạn hoàn cảnh xảy ra trong thế giới cực, điện từ, đều là kết quả di căn của nó. Tính chất nhị nguyên và xung đột sau rốt xuất xứ từ sự căng thẳng và rối loạn của hoàn cảnh chủ yếu nhất: giới tính, hai giới tính, tính chất nhị nguyên của đàn ông và đàn bà.”

 

Sự sống đàn bà cũng liên quan đến những bến đỗ như sự sống người: nhận thức ra trạng thái cổ, ra quá trình vật chất hóa, ra sự thức tỉnh, sự lặp lại, sự tăm tối bên ngoài và sự giải thoát. Nhưng những bến đỗ mang đặc tính đàn bà đặc thù, không thể nhầm lẫn với những bến đỗ của đàn ông.

 

 Chính vì vậy, khi nói về sự giải thoát của thực thể đàn bà, không được phép tin rằng ở đây mục đích là quay trở lại ý nghĩa thượng đế. Đàn bà không giải thoát bằng việc quay trở lại với tri thức thượng đế, mà quay trở về trong hình ảnh người đàn bà cổ, Trinh Nữ Trời.

 

Những hình ảnh tượng trưng của giải thoát đàn bà: Izis trên tay là Horus bé bỏng, là Magna Mater (Đức Mẹ Đồng Trinh) trên tay bồng con trẻ tượng trưng cho nhân loại. Trong thực thể đàn bà thức tỉnh tình yêu thương thượng đế. Bởi tình yêu thương là mức độ cao nhất của sự tỉnh táo. Trong hình hài này người đàn bà quay trở về với MỘT, với TẠO HÓA.

 

Truyền thống Ấn độ cho rằng, cùng với sự biến mất những chu kỳ thế giới lớn,  tất cả sức mạnh và khả năng của tạo hóa tích tụ và tinh khiết lại trong một dạng hình. Dạng hình đó là: Sakti. Là bản chất của sự sống.

 

Và Sakti, Người Đàn Bà, ngủ qua đêm thế gian cùng Brahman. Nhưng khi năm mới của thế gian lại bắt đầu, sự tạo dựng mới bắt đầu, từ bản thân mình người đàn bà một lần nữa phóng tỏa ra thế gian các sức mạnh của mình.

 

( Budapest. 2012-04-17)

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2574
Ngày đăng: 04.05.2012
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Đọc, Fê-Bình Và So-Sánh - Nguyễn Quỳnh USA
Các Bến Đỗ Của Sự Sống Con Người - Nguyễn Hồng Nhung
Í-Ngĩa Sống Của Một Vật Và Sự Truyền-Thông Trong Xã-Hội - Nguyễn Quỳnh USA
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 8 - Nguyễn Quỳnh USA
Tác Phẩm Cuộc Đời - Nguyễn Hồng Nhung
Tự thân có phải là nền tảng cho chân lý hay không? - Nguyễn Đăng Trúc
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 7 - Nguyễn Quỳnh USA
Các Hình Ảnh Cổ - Nguyễn Hồng Nhung
Edmund Husserl - Suy-Tư Trong Tinh-Thần Descartes- 6 - Nguyễn Quỳnh USA
Nguyên tượng Người Nữ Âu Cơ trong huyền thoại Việt Nam - Nguyễn Đăng Trúc
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)