Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
462
115.868.148
 
NGHĨ VỀ TÌNH YÊU VÀ TÌNH THƯƠNG
Nguyễn Hồng Nhung

 

 

                                

 

Cho đến chừng con người vẫn tưởng TÌNH YÊU là tất cả, chừng đó con người vẫn bó mình trong hạn hẹp quy tắc của đời sống, trong hạn hữu của các giác quan, trong thiên hình vạn trạng thể hiện của thể xác, trong ám ảnh của cái chết vô hình…

 

Nhưng con người rất khó vượt ra giới hạn của tình yêu người, dù chỉ trong ý nghĩ, vì  những quy định, quy tắc giữa con người với nhau chằng chịt trong các mối quan hệ, dường như đều nằm trong cõi TÌNH CẢM  - nơi tụ hợp đông đảo người nhất, nơi họ lúc nào cũng như cô đơn, buốt giá, cần hơi ấm của kẻ bên cạnh biết bao trong cuộc vật lộn tồn tại bấp bênh…

 

Hỡi ơi đời sống! mi không cho phép ta lập tức hiểu ra tất cả, mi muốn ta hãy nảy mầm tý tách như hạt trồi lên từ tuyết băng lạng cóng, từ từ biến thành một mảnh dẻ cây non, run rẩy quặt quẹo bên này vặn vẹo bên kia, dãi nắng dầm sương để đến ngày thành một thân cây to cao trưởng thành vươn vút lên trời cao, vùi lá trong mây gục đầu vào làn gió vuốt ve và sực tỉnh…

 

Có lẽ lầm lạc nhận thức đầu tiên của con người chính là lầm lạc nhận thức về tình yêu. Từ rất sớm, ngay từ lúc chưa biết chữ, chưa biết đến thứ logo duy nhất chỉ con người nắm giữ,  đã bị giới hạn đông cứng của câu chữ đánh lừa, nhất là khi lạc vào mê cung văn học…

Nhớ những buổi chiều hè thơ ấu, bố chở tôi bằng xe đạp ra bãi biển gần nhà chơi. Sau một hồi chán chê cúi nhặt vỏ ốc và quỳ mọp trên cát rình dã tràng, tôi ưa thích nhất là ngồi dưới một gốc thông chống cằm đăm đăm nhìn ra biển. Tôi nghĩ về hoàng tử, tôi đi tìm hoàng tử. Hình ảnh chàng trai tuấn tú và nàng tiên cá đẹp mê hồn- theo từng từ đánh vần rời rạc của chị tôi mỗi tối mấy chị em quây quần bên sách, đã rơi vào trí tưởng tượng non nớt của tôi như biểu tượng tình yêu đầu tiên đẹp nhất. Tội nghiệp! có con bé cứ thơ ngây mãi khi đi tìm hoàng tử của một đời.

 

Sức hút mãnh liệt đến với tâm tình người ở đâu ra thế tình yêu ? Có lẽ  diễn biến của những mối tình đẹp nhất là những biểu hiện sâu sắc nhất, dù ngắn ngủi, của thăng hoa đời người trước khi tàn lụi. Con người luôn mơ ước được sống mãnh liệt như khi yêu. Cũng như tưởng rằng chỉ trong yêu mới hưởng đời đầy đủ. Cứ như thể cuộc đời ngắn ngủi chỉ có ý nghĩa khi đôi người tình dâng hiến cho nhau cái quý nhất: bản thân họ. Để thế là tình yêu bỗng trở thành luôn một cuộc vật lộn sinh tồn, giữa cá nhân với cá nhân và với những điều kiện môi trường sống, để biến tình yêu thành mục đích của vươn lên…

 

Lầm lạc trong nhận thức về tình yêu khi tưởng rằng chỉ cần hiến dâng là đủ. Văn học, mà nội dung thực ra chỉ là  khát vọng người mang dấu ấn từng thời đại, thường là thứ  diễn tả đẹp đẽ nhất về hy vọng tình yêu người, cùng lúc gào thét xót xa nhiều nhất cho thất vọng tình yêu người. Hạn chế của văn học chính bằng hạn chế của một đời thể xác vì thế. Giới hạn của ngôn từ  chỉ đủ dựng lên một khung tư tưởng phần lớn  bâng quơ đưa ra những sự thật nửa vời của tình yêu người,  trong khi đó, muốn thể hiện độ sâu của tình yêu chỉ nên tìm hiểu kỹ về cái CHẾT. Không thể khác.

 

Tôi đã nghiền ngẫm và nhận ra mối tương quan họ hàng kỳ lạ của cái chết và tình yêu. Bởi đặc tính của nỗi ám ảnh không lời giải đáp có tên gọi „chết” dường như trùng hợp với thứ mà tình yêu đòi hỏi: sự tuyệt đối. Chỉ diễn tả về cái chết xứng đáng với sự diễn tả một tình yêu đích thực, hỡi ôi!

 

Bây giờ ta sẽ hiểu tại sao Romeo và Juliett cần hẹn nhau dưới mồ, tại sao người ta hay bảo „tình chỉ đẹp khi còn dang dở…” .

Giờ đây tôi đã biết: con người có thể yêu  người khác sâu sắc đến mức hòa vào sự tĩnh lặng dâng hiến như thể chính nó…đã chết rồi.

 

Lá vàng chất đống dưới gốc dẻ dại đã biến mất dưới lớp tuyết dày trắng xóa đêm qua. Cái vừa nhìn thấy bỗng chỉ còn trong ký ức, tất cả một lần nữa quay lại tan thành đất, trở lại một trong những dạng nguyên thủy đầu tiên của sự sống, để mai kia giữa đất trời trơ trụi  bỗng từ đâu trồi lên một nụ xanh non…

 

Ta ngỡ ngàng nhận ra mình biến thành một dây dẫn bất ngờ nối những ý nghĩ về vòng tuần hoàn thiên nhiên với diễn trình cảm xúc của mình, khi ngẫm nghĩ đến tình yêu  luôn mang theo nó cái tất yếu kết thúc, như cái chết luôn dành sẵn cho một kiếp người, rồi nghĩ đến vòng tự cải lão hoàn đồng của thiên nhiên bất diệt, và nhận ra: thực ra con người cũng không hề nao núng sau bao lần chết đi sống lại trong cảm xúc của mình.

 

Đúng thế! Có một cái gì đó đã cứu vãn tất cả, cả con người lẫn thiên nhiên…Một cái gì đó xuyên qua vòng tuần hoàn kỳ diệu của vui buồn, mơ ước, khát khao, đau đớn để vươn lên cao hơn cái bi kịch đổ nát từng khoảnh khắc sống ta cứ phải nhận ra…

 

Lá lẳng lặng rơi khi hơi ấm cuối cùng của thu tàn lụi, lá không cần đến ngôn từ của con người để than thân trách phận, hay kể lể nỗi niềm mơ ước đợi xuân sang…Có lẽ ngôn từ của con người dùng để diễn giải sự phân chia lợi, hại, giữa bản thân và người khác nên ngôn từ chỉ đạt đến một giới hạn nào đó mà thôi, con người không đủ kiên nhẫn như thiên nhiên, câm lặng chờ đợi sự kỳ diệu của biến đổi nhất định sẽ đến..

 

Một TÌNH YÊU người vừa là chủ thể ban phát, vừa là đối tượng đòi hỏi yêu thương, dĩ nhiên sẽ  MẤT khi con người nhận ra điều cốt lõi: chừng nào còn sự PHÂN CHIA trong tâm tưởng, chừng đó mi còn đau khổ khôn xiết, mi cần phải biến đổi, con người ơi!

Ngẫm nghĩ, quan sát, lặng thinh nghe ngóng con tim buông xả hết mọi nuối tiếc đam mê cầm giữ của mình, nghĩ về đời sống xung quanh, về sự biến đổi của thiên nhiên,  nhận ra thêm một điều nữa: chẳng phải sự HỢP TÁC tự nguyện giữa các yếu tố biến đổi vô hình đã duy trì sức sống êm ả tự tái tạo lại nó hay sao?

 

Và thêm nữa: chẳng lẽ chỉ những yếu tố vô hình trong thiên nhiên biết kết hợp, hợp tác với nhau, còn con người với nhau thì không?

Đúng thế! con người ơi, mi chỉ biết khát khao trong huyễn vọng ngôn từ ngụy biện, trong lặp lại những mô hình văn hóa bắt chước lẫn nhau, cho nhau, tưởng mình đang sáng tạo nghệ thuật, nhưng thực ra dậm chân một chỗ, chỉ để hoặc than thở, hoặc tâng bốc, hoặc tán nhảm lẫn nhau, cho nhau…

 

Không, con người chưa ra khỏi gánh nặng của cảm xúc, chính vì vậy, chỉ biết phục vụ chính bản thân mình…

 

Từ ngày mai, tôi sẽ thử đi sâu, tìm hiểu một danh từ khác, hé lộ một nội dung tôi bắt đầu mơ hồ nghiền ngẫm, nhưng chưa đủ sức để hiểu hết độ dài, sâu, rộng của nó, khái niệm: TÌNH THƯƠNG.

 

                                                                 

    ( Budapest. 2012.12.09)

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2764
Ngày đăng: 07.01.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Từ Một Chỗ Khuất Trong Công Viên - Phạm Nga
NHỮNG NGÀY VUI TRONG MỘT NGÀY BUỒN Tưởng nhớ anh Trương Thìn (*) - Lữ Quỳnh
Bên nhau cầm bút Thương tiếc bác sĩ Trương Thìn - Triệu Từ Truyền
Bác Thìn - Trần Hồ Thúy Hằng
Hình Ảnh Bác Sĩ Trương Thìn trong tôi - Vương Chi Lan
NGHĨ VỀ CÁI CHẾT - Nguyễn Hồng Nhung
MỘT TẤM LÒNG THƠ VÌ BIỂN ĐẢO QUÊ HƯƠNG - Nguyễn Nguyên Phượng
Thả Tình - Thụy Vi
Mùi - Giang Kiều
Thư Gửi Cho Người Biệt Tích II - Tuyết Linh
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)