Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.313 tác phẩm
2.745 tác giả
481
115.866.547
 
Szepes Maria
Nguyễn Hồng Nhung

Sinh năm 1908, năm – theo tính toán thiên văn học- nhân loại bước vào thời kỳ của sao Bảo Bình ngự trị.

Bà mất ngày 3.9.2007.

Cha của bà, năm 1911, trước khi mất không lâu đã thành lập Nhà hát nhân dân Ujpest, và cô bé Mária bắt đầu sự nghiệp diễn viên ”nhí” năm 3 tuổi. Những người tài giỏi vây quanh bà, môi trường sống của bà rất phong phú, sinh động, tràn ngập sự sảng khoái và trong sạch, đã mang lại cho bà rất nhiều kinh nhiệm sống bổ ích. Cho dù thế giới nghệ sĩ rất quen thuộc với bà. Nhưng bà chưa bao giờ muốn trở thành diễn viên. Với cái đầu 9-10 tuổi, bà đã có ý thức bước vào sự nghiệp văn học, mà sau này, trong những điều kiện sống khó khăn nhất, bà cũng chưa bao giờ từ bỏ. Trí tò mò vô tận luôn thôi thúc bà, khiến bà thử nghiệm viết ở tất cả mọi thể loại; khi còn trẻ bà viết kịch bản phim, viết lời bài hát, đã có lúc toàn bộ một tờ tạp chí do bà viết tất cả các bài.

 

Tác phẩm đồ sộ, bí hiểm nhất của bà” Con sư tử đỏ” được cả thế giới biết đến.

Bà từng nói:: „ Rất cần những người thày thuốc thật sự của sự sống, những người giúp đỡ hướng dẫn con người thoát ra khỏi chính cạm bẫy do họ đặt ra, giải phóng tư tưởng của họ khỏi nhà tù vật chất, và hướng đôi mắt họ tới những mục đích cao cả hơn. Khó có sự phục vụ con người nào cao quý hơn điều này…”

Bà đã suy nghĩ bằng trái tim và xúc cảm bằng trí tuệ.

 

Nội dung của cuốn tiểu thuyết CON SƯ TỬ ĐỎ

Xuất bản năm 1946, bí danh tác giả : Orsi Mária, với 2000 ấn bản. Cuốn tiểu thuyết xuất bản không bao lâu, nhà xuất bản bị quốc hữu hóa, người ta tuyên bố đây là một cuốn sách nguy hiểm và cần thu hồi tất cả đem nghiền nát. Cuốn tiểu thuyết Con sư tử đỏ bị cấm bốn mươi năm liền. Tác giả của nó, người mang bí danh Orsi Maria bị lùng bắt vì đáng tội chết. Nhà văn vĩ đại, nhà triết học Hung Hamvas Béla, lúc đó làm trong thư viện quốc gia Széchenyi, đã tìm cách cứu được 4 ấn bản, sau này gửi thoát sang Mỹ để sự sống của nó hồi sinh „như một con đại bàng”.

 

„Khi người ta nghĩ rằng đã giết chết được cuốn sách của tôi, lúc đó nó bắt đầu sự sống”- Szepes Maria từng nói như vậy và thực tế đã xảy ra đúng như thế. Cuốn sách được in lại tại Đức năm 1947 lần đầu tiên.

 

Đề tài chủ đạo của cuốn tiểu thuyết là một thứ  thuốc trường sinh (elixir) chính là Prima Materia, biến những kẻ sẽ bị hủy họa thành bất tử, hoặc ít nhất kéo rất dài cuộc sống, và trao lại cho những kẻ được chọn lựa một khả năng, hồi tưởng lại được các đời sống trước và các hành động của mình. Cuốn tiểu thuyết, với một số người đọc lần đầu tiên, là một cuốn tiểu thuyết rất ly kỳ, mà câu chuyện của nó trải dài theo nhiều thế kỷ, nhưng với những người khác, đấy là cuốn tiểu thuyết về những người có sứ mệnh, dẫn dắt người đọc vào một thế giới rộng lớn hơn thế giới hàng ngày của con người. Không phải một thế giới tốt hơn hoặc xấu hơn, mà chỉ rộng lớn hơn.

 

Cuốn tiểu thuyết Con sư tử đỏ sống lại lần thứ hai năm 1984, khi Puski Sándor- lúc đó đang sống ở Mỹ- dựa trên bản gốc tái bản. Rất tiếc, chỉ một vài ấn bản lọt về Hungary, nơi cuốn tiểu thuyết vẫn năm trong danh sách bị cấm.

Nhưng cũng chính trong năm đó (1984) bằng sự cố gắng vượt bậc  của Kucka Peter, cuốn sách được in tại Hung trong tuyển tập Những Cuốn sách Khoa học Viễn tưởng, với nhiều cắt xén vì kiểm duyệt và lời giới thiệu theo kiểu xã hội chủ nghĩa, nhưng với số lượng ấn bản không thể tin được: 58.000 cuốn, với sự tranh giành tìm kiếm của đám đông khát sách văn hóa.

Cuốn tiểu thuyết thực sự được sống lại hoàn toàn vào năm 1989, sau khi Hungary thay đổi thể chế chính trị.

Cuốn tiểu thuyết Con sư tử đỏ trong 60 năm, được 5 nhà xuất bản khác nhau in lại với những ấn bản khác nhau ít nhiều.

Cho đến ngày hôm nay, cuốn tiểu thuyết được in ra với nhiều thứ tiếng trên thế giới, với nhiều lần tái bản, nhiều nhất là tiếng Đức và tiếng Anh.

Ngoài ra  sách của Szepes Maria còn xuất bản và tái bản nhiều lần với khoảng 200 đầu sách, trong đó có rất nhiều cuốn nổi tiếng thế giới, và  sẽ còn tiếp tục được công bố tiếp với sự hoạt động của Hội Szepes Maria;

Nguyễn Hồng Nhung  giới thiệu

 

 

Szepes Mária

 

Những tia lửa

 

 

Bạn hãy chống lại những ý nghĩ có hại với bản thân mình và với những người khác. Hãy đối xử với chúng, như chúng với bạn. Nếu bạn chịu đựng chúng, chúng sẽ bám rễ và lớn mạnh, sẽ làm lung lay và làm tắt những nguồn lý tưởng cao hơn của bạn, những điều để hiểu rõ, bạn phải tránh các vực thẳm, và nhìn thấy thật rõ ràng con đường đi đơn độc của mình.

 

Trước khi „Sức mạnh ẩn náu” trong bạn trở thành Thượng đế, bạn, Người Học trò , cần có khả năng hãm phanh thân xác mờ mịt của bạn theo ý muốn của bạn, hoặc làm chúng giải tỏa như ánh sáng.

Cái TÔI vật chất và tinh thần không gặp gỡ nổi nhau. Cái này cần chịu đựng để cái kia đạt đến quyền năng hoàn toàn.

 

Chừng nào bạn chưa biến thành LỐI MÒN, chừng đó bạn chưa tìm thấy  CON ĐƯỜNG.

Bạn là CON ĐƯỜNG, là NGƯỜI HỌC TRÒ! Bạn cố gắng đi đâu chăng nữa, bản thân bạn cũng chính là mục đích!

 

Bạn đừng tin, khát vọng hoặc sự bộc lộ xúc cảm sẽ chết, nếu bạn thỏa mãn nó. Sự nhầm lẫn này chính là vũ khí nguy hiểm nhất của Maja (ảo ảnh bản thân). Sự đam mê sẽ trở thành kẻ chuyên quyền không chống đỡ nổi, nếu bạn nuôi dưỡng nó, bởi nó biến thành thói quen, và sẽ tóm lấy bạn như mồi nhử với bầy chim. Nó ẩn náu trong hình thức những đồ vật ham muốn của bạn, biến thành đội quân chống lại tư tưởng của bạn, và kéo lê bạn theo chúng như nô lệ.

 

Bởi vậy hãy rèn rũa tư tưởng của mình, hãy nghe ngóng  Ông Thày trong bạn, người,  bạn không nhìn thấy nhưng cảm thấy sự hiện diện.

 

Người Học trò cần tìm lại trạng thái trẻ thơ bị mất, trước khi Âm thanh Đầu tiên vang vọng trở lại tâm trí.

 

Nếu bạn muốn nhìn thấy Hiện thực, bạn hãy dời xa ý nghĩ của bạn khỏi mọi hiện tượng bên ngoài, nhưng cũng hãy đề phòng hình ảnh bên trong được vẽ lên một cách hỗn loạn, hãy đừng để nó  hắt bóng lên tấm gương ánh sáng của tâm hồn bạn. Hãy tìm cách tập hợp xúc cảm của bạn vào một hệ thống  xúc cảm trung tâm dưới não duy nhất của mình, bởi LỐI MÒN cứng nhắc sẽ hiển hiện trước CON MẮT bí ẩn, để dẫn bạn tới Ông Thày của mình.

 

Szepes Mária:

 

Sự sống là vĩnh cửu, không có cái chết

( Bài phỏng vấn cuối cùng-  Forgács Renáta )

 

 

- Bà Maria ở tuổi 98, những tư tưởng của bà vẫn tự tuôn trào. Bà khỏe mạnh, chỉ mắt yếu, nhìn không rõ, bà vẫn ký tặng sách mới của mình. Như nữ văn sĩ nói, bà nhìn rõ ràng bằng con mắt thứ ba, với con mắt này có thể kiểm tra lại mọi sự vật từ quan điểm hoàn chỉnh hơn, sáng sủa hơn.

 

- Đam mê của tôi, hay gọi là sự điên rồ thiêng liêng của tôi, là những gì tôi viết, đều phải hấp dẫn. Tôi không có quyền làm chán ngán bất kỳ ai bằng cả khoa học lẫn nghệ thuật. Cho đến nay 150 cuốn sách của tôi đã được in, nhưng sẽ là 200 cuốn, sau khi tôi rũ bỏ thân xác. Tôi còn những điều bí ẩn ít nhất trong 10 năm nữa, khi các bạn tìm kiếm, khi tôi không còn ở đây . Bởi vì quan trọng, những thông điệp gửi đến cuộc sống,  thông qua tôi, cần phải đến được với những người cần đến chúng, trong cái thế giới lộn xộn, nhiều mất mát này.

 

Tôi chưa bao giờ muốn một điều gì khác ngoài viết. Viết, kể cả khi chín mươi tám tuổi. Viết, mang lại sức mạnh, đấy là ý thức về nhiệm vụ của tôi, cái tôi có thể đem cho.

 

Cách đây vài năm, một cơn bệnh đã đánh dạt tôi lại gần cửa tử, nhưng tôi „bị gửi trả lại”, bởi ở đây vẫn cần đến tôi. Tôi có thể thổ lộ những điều mình đã trải vào thơ. Tôi làm rất nhiều thơ, từ năm 1925 đến tận ngày hôm nay. Và tất cả chỉ vì, tôi biết đến sự vĩnh cửu.

 

 Con người nói chung sợ cái chết đến mức họ chạy trốn vào sự điên rồ. Cho dù không cần sợ hãi. Thế giới ngày nay của chúng ta có những lực lượng xấu xa ngự trị. Sự căm hận là bệnh tật của tình yêu thương. Cần chấm dứt lòng căm hận, bởi sẽ sinh ra tiếp lòng căm hận và bạo lực, những thứ không dẫn đến đâu và không chấm dứt.

 

Tình thương yêu nâng đỡ, làm người ta nhẹ đi.Chúng ta hãy sống hướng lên phía trên. Đại đa số con người ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân. Bởi vậy tôi làm việc- viết và dạy –để thổi tiếng kèn thức tỉnh, để chứng minh rằng bên cạnh sự phục vụ người khác, không có món quà nào cao cả hơn.

 

 Trong cả cuộc đời tôi, tôi đã giúp đỡ người khác mà không đòi trả tiền. Tôi làm được điều đó, vì tôi biết, của cải vật chất không nhiều giá trị, duy nhất chỉ có sự cố gắng vươn lên, đấy là hành động giúp đỡ vô tư nhất, cái mang lại ý nghĩa cho đời sống của con người. Bởi tôi không phải là cái gì quan trọng, mà quan trọng là những thứ tôi nhận được từ thượng đế, tôi hãy cho đi tiếp.

 

-Thế giới ích kỷ, nhưng con người khao khát đến sự tử tế, đến tình yêu thương. Đấy là điều cho thấy khắp nơi trên thế giới, người ta đọc sách của bà Maria. Trường Đại học Tổng hợp (Szintézis) tự do mà bà Maria cùng giáo sư triết học - vật lý Laszló Ervin, và Hội Szepes Maria ngày càng có nhiều người biết đến và kế tục…

 

-Nhiệm vụ của tôi, là tôi nâng đỡ  những người chưa nhìn thấy rõ ràng, nhưng có khát vọng vươn tới ánh sáng. Cùng lúc, một cách tất nhiên,  mỗi con người đều có một sức mạnh, thừa hưởng từ sức mạnh sinh thành, để tự mình có thể biến đổi được cuộc đời của chính bản thân mình.

 

 Việc  tự nhận thức này rất quan trọng, trong đó kim chỉ nam có thể là việc nhận thức về các môn như grafológia (xem tướng chữ viết), asztrológia ( chiêm tinh học) hoặc reinkarnacio (thuyết luân hồi).

Việc tuyên bố thuyết sau cùng này trong cuốn tiểu thuyết Con sử tử đỏ -xuất bản năm 1946- đã gây một cơn bão lớn. Cùng với nhiều cuốn sách có đề tài tương tự, nó đã bị cấm. Thậm chí. Đã bị đốt cháy. Nhưng nó đã sống lại từ tro tàn.

 

 Điều hấp dẫn là, sau vài thế kỷ lưu lạc, giờ đây nó đã được xuất bản và tái bản nhiều lần ở khắp nơi trên thế giới. Sau khi cuốn Con sử tử đỏ được in, Hamvas Béla nhà văn, nhà triết học, nhà chính trị học vĩ đại, lúc đó đang làm việc tại thư viện quốc gia Széchenyi đã viết cho tôi: ”Chúng ta sống cùng trong một thành phố, vô lý, nếu chúng ta lại không quen nhau.”

 

Từ đây bắt đầu một tình bạn lâu bền của chúng tôi,  đến tận khi ông mất, và chúng tôi rất kính trọng lẫn nhau. Người ta càng ngày càng hiểu ra, trong câu chuyện ”điên rồ nhưng hấp dẫn„ (lời của nhà in lúc đó) chứa đựng biết bao sự thật. Tại Hungary, chỉ sau khi thể chế chính trị thay đổi, cuốn sách mới được in lại, và liên tục tái bản.

 

Đấy là số phận của tôi -khi tôi bắt đầu viết từ năm tám tuổi- nhưng chỉ đến khi tám mươi tuổi, tôi mới trở thành nhà văn được biết đến. Tôi không thể làm khác, những suy nghĩ tự nó xuất hiện trong tôi, những từ ngữ, và cho đến tận hôm nay vẫn chưa dừng lại.

 

-Cuốn giải nghĩa những giấc mộng của bà Maria cũng đã được in. Bà nghĩ gì về thế giới của những giấc mộng?

 

-Chỉ các nhà tâm lý học quan tâm đến những giấc mộng. Cho dù nó chiếm một phần ba đời chúng ta, và chứa đựng rất nhiều thông điệp của chúng ta. Chính vì vậy tôi viết Từ điển giấc mộng.

 

 Giấc mộng không biết đến cái chết. Nếu một người thân của bạn chết, trong giấc mộng của bạn người đó vẫn trẻ và trò chuyện với bạn. Bạn bay trong giấc mộng. Hoặc lao xuống. Hoặc nói bằng ngoại ngữ. Cuộc sống tinh thần của chúng ta chỉ ở tại đây một phần. Điều này trừ những  thiên tài, bởi họ biết gây lãi nhiều phần trăm nhất khả năng của họ trên trái đất này.

 

 Người nào sống một cách thông thái, họ biết rằng, có một ”cái chết nhỏ”, đấy là giai đoạn của giấc mộng ban đêm, và một ”cái chết lớn”, cái là những ”đặc tính của chúng ta”, đây là sự từ bỏ vật lý của chúng ta, và sẽ tiếp diễn sau một thời gian nghỉ ngơi dài hạn. Điều này tiếp theo bằng một sự sống lại mới, với một vai trò mới trên trái đất.

 

 Định luật của đời sống tinh thần là mọi linh hồn sinh ra vì sự phát triển, nghĩa là để nhận biết những nhiệm vụ mới mang lại những khả năng của sự sống, và tìm cách giải quyết. Chính vì vậy không hề ngẫu nhiên, chúng ta chỉ định cho bản thân cha mẹ, gia đình như thế nào, môi trường, hình dáng bên ngoài cũng do chúng ta lựa chọn, trên nền tảng, chúng ta tốt nhất giúp đỡ sự tiến bộ của chúng ta. Tôi có cảm giác, tôi sẽ có nhiều cuộc sống tiếp sau trên trái đất và đều đảm đương vai trò nhà văn.

 

-Bà chưa nói đến nhiều học trò của mình, và những „người hâm mộ” những người bà đã từng cho và cho nhiều.

 

-Nhiều người đến tìm tôi, và tôi sẵn lòng cho tất cả mọi người những gì tôi có. Người nước ngoài, người Hung đủ cả, họ yêu cầu giúp đỡ, tìm sự hồi phục hoặc lời khuyên trong những trường hợp phân vân của cuộc sống.

 

Cho đến tận ngày hôm nay con người vẫn rất quan tâm đến nhiều thứ. Nhưng đằng sau đó không phải sự tò mò tàn ác, mà là sự đồng cảm, sự hòa đồng. Không thể sống thiếu ngành tâm sinh lý học. Bạn đối xử với đồng nghiệp trẻ em như thế nào, một nhà văn xây dựng nhân vật chân thực thế nào nếu không biết những điều này?

 

 Tôi dẫn dắt con người quay về với chính họ. Tôi không sử dụng bất kỳ sự cưỡng ép nào. Xin mời, đây là một cuốn sách, nếu có thể, tôi đặt về phía họ. Theo số phận, ai cần những cuốn sách gì. Không có ngẫu nhiên. Và cần phải giữ cho mình độc lập, bởi vì nếu chúng ta bắt buộc bán thân mình, có thể cần phải bán cả linh hồn cho quỷ.

 

Hamvas Béla có lần nói với tôi, rằng thảm kịch của thế giới này là nó không có điểm giữa. Mặt cắt vàng. Thứ ở giữa, thứ vững chắc. Tôi ở đấy!

 

Trong mọi con người có một tia lửa của thượng đế. Mức độ chín muồi của linh hồn quyết định, khi nào chúng ta bắt đầu đi tìm hiểu cái tôi bí ẩn của mình. Ai, không đi con đường riêng của mình, trước- sau,  người đó cũng mắc bệnh, bởi vì sự đau đớn vật lý là thông điệp về cảm xúc xấu từ linh hồn chúng ta.

 

 Tôi đến tận hôm nay, vẫn cảm thấy mình khỏe khoắn, chỉ có một phiền hà lớn nhất là sự già cả của mình. Điều cơ bản, bạn hãy quan tâm với cái là Bạn, hãy tìm trong cuộc sống những người bạn giúp đỡ phù hợp, và hãy tạo dựng cho mình sự cân bằng bên trong. Chỉ điều đó là đáng kể, không là gì khác.

 

-Bà Maria là một bằng chứng sống về điều đó, là có thể thành công. Từ bà tỏa ra sự tốt đẹp, sự chắc chắn và sự hài hòa yên bình bên trong.

 

-Nếu bạn cứu được một con người, hoặc giúp họ qua khỏi cơn khó khăn, bạn đã cứu được cả thế giới. Số phận của bạn thực ra do bạn chịu trách nhiệm, để nó được dễ chịu hay không. Bạn có thể lựa chọn một cách tốt đẹp hoặc không.

 

Cái chúng ta đang sống trong nó, là một trạng thái tạm thời. Tất cả mọi người chống lại mọi người. Có những thế lực khủng khiếp bùng nổ. Rất nhiều người rơi vào trạng thái, họ cảm thấy, không có đường thoát.

Mặc dù: vẫn  có, và chỉ là con đường cá nhân! Không có sự chuyển đổi đám đông!  Như một cá nhân, bạn cần phải làm, cái vì nó bạn sinh ra đời, bạn cần hoàn thành vai trò tốt đẹp hơn của bạn.  Bởi vì hãy cẩn thận, có những vai  trò xấu xa hơn cũng mời chào!

 

Các bạn hãy thử nhận ra bản thân mình, giúp người khác, chiếu ánh sáng tốt về phía người khác. Cần làm và hiểu một cách tốt đẹp rằng, cái giờ đây thoạt nhìn là xấu, nhưng sau này lại có thể là tốt. Chúng ta không thể nhào nặn thế giới theo hình ảnh của mình. Tất cả mọi người có quyền với thế giới riêng của họ.

 

Không có con người toàn diện, vì như vậy ta không thể ở quả đất. Tôi khuyên mọi người, hãy là bản thân mình, để hoàn thành hết nhiệm vụ mình sinh ra phải hoàn thành. Người nào muốn nhận, trước tiên phải cho. Vấn đề ở chỗ con người đều muốn ngay lập tức, không có sự kiên nhẫn đi hết những mức độ bậc thang cần thiết cho sự phát triển của mình.

 

Sự tồn tại của quả đất chính là kinh nghiệm dành cho tất cả chúng ta. Không có những sự việc ngẫu nhiên. Nếu ai cảm thấy mình bất hạnh, cần biết rằng các sự kiện xảy ra trong tấm gương phản chiếu những việc trước đó, có nghĩa là đều có lý do của nó.

 

Và cũng cần hiểu rõ, mọi quyết định của chúng ta xác định cho tương lai. Cần thức tỉnh, để tìm được chính bản thân mình, để tìm thấy ánh sáng cho thế gian, nghĩa là chúng ta giúp đỡ được nhau trên quả đất.

 

-Bà Maria quả thật đã sống một cuộc sống rất đầy đủ. Bà có cảm thấy mãn nguyện và hạnh phúc?

 

-Tôi cực kỳ hạnh phúc khi tôi sáng tạo. Tôi có một trí tưởng tượng, để có thể cháy và viết.

Nếu một người nào đấy viết một tác phẩm để nổi tiếng hoặc không, điều đó không có ý nghĩa, hãy làm vì chính sự việc ấy. Những tác phẩm nổi tiếng chỉ ra đời như thế. Sự biến đổi này duy nhất chỉ xảy ra trong ngọn lửa của sự hiến thân. Bởi vì không có nhiệt độ, không có sự biến đổi, sự trau chuốt, sự phát triển.

 

Trong vị trí này thay thế tôi là anh, thay thế sự sở hữu là việc hiến dâng không điều kiện, thay thế sự cướp bóc bẩn thỉu là việc tự nguyện rải những của cải không vĩnh cửu.

 

Những sức mạnh rất quan trọng, những điều tôi đã viết, rằng con người hãy học tập, để đừng mang vào bản thân mình những ý nghĩ độc hại. Mọi giá không tự bóp nén mình, mà phải giải tỏa, ví dụ hãy quan tâm đến những sự việc khác, ở mức độ cao hơn.

 

Một con người không bao giờ cảm thấy cô độc nếu quan tâm đến số phận của người khác. Luôn luôn có thể giúp đỡ, luôn luôn có thể cho thêm người khác một chút nữa. Và các bạn hãy đừng quên: Sự sống là vĩnh cửu, không có cái chết.

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ tiếng Hung.

Nguồn: http://astronet.hu/index.php?apps=cikk&cikk=32101&p=2

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2807
Ngày đăng: 02.05.2010
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Thái sư, Tuy Thạnh Quận công Trương Đăng Quế : 1 - Trương Quang Cảm
Hà Nguyên Dũng với Cuộc Tình Thiêng. - Thái Doãn Hiểu
Giáp Văn Thạch và những giấc mơ - Từ Nguyên Thạch
Gửi thầy, với tất cả yêu thương - Sâm Thương
Đoàn Thị Lam Luyến – Người đơn phương phát động cuộc chiến tranh tình ái ! - Thái Doãn Hiểu
Chân Dung Một Thế Hệ Quốc Học - Trần Anh Tuấn
Vũ Đức Sao Biển ,Thu hát cho người - Lê Ngọc Trác
Phan Lão Ngoan Đồng - Trần Áng Sơn
Khi ông chủ ngân hàng cưới... nàng thơ - Thái Doãn Hiểu
Người con gái hay chữ phương đông - Đoàn Minh Tuấn
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)