Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
470
115.868.590
 
HỎA LINH, SỰ THẬT VÀ THẦN THÁNH
Nguyễn Hồng Nhung

 

 

HIÊN VIÊN HOÀNG THÁI

 

                HỎA LINH, SỰ THẬT VÀ THẦN THÁNH

 

1.Quẻ Ly hai đầu là dương, ở giữa là âm, cũng có ngụ ý rằng dù cháy bỏng đến đâu vẫn có phần thoi thóp. Nên quẻ Ly trùng với ức, là nơi cư ngụ của Tiferet, của vẻ đẹp hoàn mỹ.

 

Sở dĩ Tiferet là vẻ đẹp hoàn mỹ, vì nó ở giữa nê hoàn cung trong đầu và đan điền dưới rốn, nghĩa là ở giữa trí óc và suy tính, lại ở gần chân tâm của con người, ngay dưới tim là sự sống và ngay trên nội quan là tồn tại.

 

Một tư duy cổ xưa đã lưu giữ điều này: Lửa, sức sống, nằm ở trung tâm của toàn bộ đời sống, và bản thân nó là vẻ đẹp, là toàn bích, không cần  biết đến việc nó thể hiện ra sao, nó hoàn mỹ ngay trong chính bản thân nó, nó vừa rạng rỡ vừa yếu đuối, vừa nóng nảy vừa mong manh.

 

Phật giáo gọi ngọn lửa toàn mỹ này là Chân Hỏa, nghĩa là lửa-thật, Đạo gia gọi là Hỏa Linh, nghĩa là lửa-thiêng. Cái Thiêng đúng nhất là cái tự nó, cái tự nó chính là cái Thật, vì cái Thật này đồng hóa mình trong những mạch nguồn bất tận của sự sống.

Che phủ Chân hỏa hay Hỏa Linh là cái tôi của con người, là xương thịt nhục thể bên ngoài, là sự biểu hiện cả sự sống thành cơ thể, tính cách, hay mọi mặt của đời sống.

 

Cái tôi của con người đời thường, cũng như nhân thể của họ, vì thế, là một sự hiểu lầm về sự sống, hiểu lầm về lửa-đích thực trong họ, hay về cái Thật là Thần trong họ - đời sống, vì thế, căn bản là hiểu lầm, là Bến Mê.

 

2. Có một sự liên hệ giữa con người và lửa: sự kích động khao khát khi đăm đắm vào ngọn lửa, tương đương với sự mềm yếu suy tư khi nhìn vào nước.

 

Con người hoang dã nhảy múa quanh lửa, vì một linh ứng dị thường rằng sự toàn mỹ của họ nằm trong lửa, đúng hơn là lửa nằm trong họ. Ngọn lửa ở ngoài kích động ngọn lửa bên trong, nhưng chỉ có ngọn lửa bên trong là đích thực - vì thế một nghi lễ cổ phổ biến mọi nơi trong các nền văn hóa: đi qua lửa.

 

Đức tin và lý tưởng, sự sùng bái Thần Thánh vừa ước nguyện dâng hiến bản thân mình cho Thần Thánh của con người thể hiện qua những bước chân không-sợ đời thực: họ chứng tỏ được rằng ngọn lửa bên ngoài không thể so sánh với ngọn lửa bên trong, và rằng ngọn lửa bên ngoài có thể thiêu hủy đời sống nhưng không thể thiêu hủy kẻ Thật sự sống, cũng là kẻ đã trao mình cho cái Thần Thiêng, vì thế mà thức tỉnh cái Thần Thiêng trong mình, thức tỉnh ngọn lửa sự sống trong mình.

 

Vì thế, nhờ vào đức tin, những người đồng tu và bậc thầy dẫn đường, con người Thật đi qua lửa của đời-thật, và chỉ có một cái là Thật, đó là phần Thần trong con người, phần duy nhất Thật.

 

3. Một trong những phương thức cổ xưa để tiễn những người không còn sống về nơi họ thuộc về là Hỏa Táng. Người chết được đặt trên dàn gỗ và lửa sẽ thiêu rụi thân xác của họ.

 

Đúng thế, lửa của đời sống thật này sẽ thiêu rụi phần thuộc về đời sống, do đó, để lại cái Thần Thiêng, giải thoát linh hồn bất tử của con người. Lửa của đời sống này chỉ có thể thiêu rụi đời sống này, không thể thiêu rụi phần siêu thoát của đời sống.

 Cũng một ý nghĩa tương tự, sự hiến tế bằng lửa, hay cả những nghi thức thiêu hủy phù thủy, đều chung một ngụ ý rằng lửa sẽ đốt cháy phần ác, xấu, phần trần tục, như thế sẽ giải thoát phần Thần thiêng và trả phần Thần Thiêng cho Thần Thánh, cho những thế lực siêu nhiên, cho Thượng Đế và Chúa.

 

4.Vì thế, quẻ Ly chủ về sáng rỡ, Tiferet là hoàn hảo, vì nó kết thúc sự phàm tục bằng tro tàn và mở đầu phần Thần Thiêng bằng hào quang và ánh sáng. Thần Thánh, do đó, xuất hiện trong hào quang, trong ánh sáng.

 

Sự thiêu hủy đời sống phàm tục, cũng vì thế, trong tư duy cổ, gắn liền với lửa, với sự thiêu rụi, một viễn cảnh được nhắc đến trong các sách về Tận thế. Và nó còn làm xuất hiện một ý nghĩa nữa: rằng đời sống này che giấu cái Thần Thiêng, nhưng không thể che giấu mãi mãi.

Thời đại của Thần sẽ trở lại, sau cuộc Phán xét, sau sự thiêu hủy đời sống phàm tục, làm xuất lộ trở lại Sự Thật duy nhất, là Thần Thánh. Thần Thánh chính là sự Thật, nằm trong con người, và chỉ khi nào con người từ bỏ phần phàm tục, thì con người mới thức tỉnh Thần Thánh, thức tỉnh sự thật.

 

 Mọi sự thật khác của đời sống chỉ là những dấu hiệu khác nhau của mê muội và phàm tục. Vì thế, đức lý thật sự, sự công chính thật sự được ghi lại trong Torah về Avraham, là sự sùng kính Thiên Chúa, sùng kính Thần thánh, đặt mình vào Thần Thánh, nhờ đó từ bỏ phàm tục.

 

5. Đó là Thông điệp vĩ đại cuối cùng của thời cổ, mà về sau ý nghĩa của nó cũng bị phàm tục hóa bằng sự ra đời của tôn giáo và tín ngưỡng, nhân danh những đức tin bạc nhược và yếu đuối.

 Vì thế, hỡi con người, chưa muộn để thức tỉnh sự sống Thật sự trong mình, chưa muộn để thức tỉnh Thần Thánh trong mình, bằng cách từ bỏ những sự mê muội, từ bỏ sự bám víu của đời sống phàm tục.

Chính là vào thời đại Kalki, con người hãy giương lưỡi kiếm trí huệ, trên con ngựa của đức tin, tuyên dương một đời sống mới của Thần Thánh.

Đây là cơ hội cuối cùng, và cũng là duy nhất của nhân loại, để trở lại Thần Thánh trong mình, dưới sự dẫn lối của Vạn Vương Chi Vương, Vạn Thần Chi Thần.

 ( HN 2012.09.14) 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2708
Ngày đăng: 16.01.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
BIÊN ĐỘ CỦA THÁNH KINH - Nguyễn Hồng Nhung
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 4. hết - Nguyễn Văn Thành
Nhà Văn Vũ Trọng Phụng Dưới Bút Danh Ngọa Triều - Lại Nguyên Ân
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 3 - Nguyễn Văn Thành
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 2 - Nguyễn Văn Thành
Con Đường Bao Dung - Trong văn hóa và huyền sử Việt Nam 1 - Nguyễn Văn Thành
Mạc Vị Xuân Tàn Hoa Lạc Tận Đình Tiền Tạc Dạ Nhất Chi Mai. - Nguyễn Cẩm Xuyên
Huyền sử 8 – hết - Nguyễn Văn Thành
Truy Tìm Gốc Tích Đôi Câu Đối Thiền Tông - Nguyễn Cẩm Xuyên
Huyền sử 7 - Nguyễn Văn Thành
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)