Ủng hộ VCV
Số tác phẩm
28.318 tác phẩm
2.746 tác giả
491
115.869.030
 
Sekina
Nguyễn Hồng Nhung

 

HAMVAS BÉLA

                                                      

    ( Trích tiểu luận triết học: Scientia sacra)

 

(Trong tri thức cổ, có một tín niệm không vô căn cứ, rằng phía bên trái thân thể là thế giới của niềm tin, và bên phải thân thể là thế giới của lẽ phải. Đức tin, một nỗ lực của niềm tin, là năng lượng kết nối con người với Đấng Thần Thiêng mà nó thuộc về. Trong khi đó, lẽ phải, hay còn có thể gọi là Pháp lý khi được thấu tỏ, là đạo đức mà Đấng Thần Thiêng đó hằng mong muốn. Phải có cả hai điều này: Đức Tin và Pháp Lý, đó chính là Sự Thật ẩn giấu trong con người. Thượng Đế đã đặt nó trong con người, giả sử thế, chính là vì từ đó con người có thể tìm lại những chặng đường trở về nơi nó sinh ra. Ở cả phương Đông và phương Tây, một tri thức Thần truyền nữa được viện dẫn: nam tả nữ hữu, ám chỉ rằng phần nam tính, phần biểu hiện của con người là Đức tin; còn phần nữ tính, phần ẩn sâu nhất và chi phối nhất, là Pháp lý.

Cũng trong tri thức cổ, quỷ dữ là cánh tay trái của Thượng Đế. Điều này ngụ ý rằng nơi thử thách con người khủng khiếp nhất là Đức tin của nó, nhưng nơi bảo vệ con người sẽ là cánh tay phải, là Pháp lý, cũng là đạo đức Thần Thánh mà con người từng biết đến. Nhưng Lilith, quỷ dữ của dòng dõi Thần Thánh, là nữ, là cánh tay phải của Thượng Đế - Lilith đã dẫn dòng dõi của Thần tiến nhập vào đời sống con người. Đúng thế, sự tha hóa của Pháp lý, sự tha hóa của Đạo Đức Thần Thánh, đã đưa con người tới xứ sở của khổ đau và bất hạnh, nơi nó phải trả giá cho tội lỗi của mình - tội lỗi đến từ việc hủy hoại Pháp lý, hủy hoại Trí huệ của Thần.

 

Sekina là mặt phải của Thượng Đế, mặt nữ tính của Thần, cũng là Pháp lý ẩn sâu trong con người, nhưng đối với loài người, là Pháp lý bị lãng quên - là chân tướng bị đánh mất. Sekina cũng có nghĩa, như Hamvas Bela đã tìm lại, sự vinh danh THượng Đế. Đúng hơn, và giờ ta có thể hiểu đúng hơn, Sekina là những gì con người đạt được nhờ vinh danh Thượng Đế, và ở đây, nhờ sống đúng với Pháp lý của Ngài. Đó là con đường trở lại với Ngài, con đường trở lại với nguồn gốc Thần Thánh của con người: sống với Pháp Lý của Thượng Đế, trở thành nó, vinh danh nó, thực hiện nó, đồng nhất với nó. Bela nói, con người phải cảm nhận sự tồn tại của Thượng Đế trong mỗi hành động của mình, và ta còn có thể nói, sự cảm nhận ấy không thể đạt đến bằng một thủ pháp tinh thần tự hoặc. Với Bela, một kỉ luật sống đồng nhất với cái cao quý tĩnh tại như yoga là cách thức cảm nhận Thượng Đế…..- NHẬN XÉT CỦA HIÊN VIÊN HOÀNG THÁI)

 

1.

Ở Peru đằng sau khu nhà thờ chính có một khu vườn ẩn. Những bức tường cao vây quanh, chỉ vua, giáo chủ và vài ba kẻ nhập định được bước vào cổng. Trong vườn tất cả đều từ vàng mà ra. Cây từ vàng, cành cây, lá cây; cỏ từ vàng, cỏ khối, áp những con đường; người ta rắc vàng trên mặt đất. Hoa từ vàng, các bậc thang, những con bướm, những con chim đậu trên cành, những con vật ngâm mình dưới hồ nước hoặc nằm phơi nắng; từ vàng làm ra cái nhà giữa vườn cùng tất cả mọi chi tiết bằng vàng: nắm đấm tay cầm, bậu cửa, ghế dài, mái nhà và bàn ghế bên trong, cùng giường và bát đĩa.

 

Vườn vàng không phải của vua, không của giáo chủ, không của hàng ngũ giáo sĩ hay của nhà thờ. Giống như ở Peru không ai có quyền sở hữu vàng, vườn vàng cũng thế. Khu vườn thiêng từng là trạng thái và hình ảnh của thế gian cội nguồn, và sẽ là như thế. Hình ảnh thế gian khi rơi khỏi tay Tạo Hóa, và khi con người trả lại cho Đấng Hóa công. Thế gian sơ sinh, thế gian đầu tiên, và cuối cùng, thế gian được vinh danh. Đây là thời hoàng kim cổ Thượng đế tạo dựng và là thời hoàng kim cuối cùng do con người xây dựng.

 

Và hạt nhân của thế gian: một thế gian thực tế, có thật. Một thế gian mà những hình dáng nằm bên ngoài khu vườn có thể tối tăm, hư hỏng, hữu hình, độc ác, luôn luôn biến đổi- có thể biến thành của tư hữu đến mức nào, bị xé rách ra hàng triệu mảnh, có thể lạnh, đóng băng, dễ thay đổi, trôi tuột đi, nhưng vườn vàng vẫn sáng rạng ngời bên trong mọi sự vật, trong con người, trong thời gian, trên mọi đổ nát, vượt qua và đứng bên ngoài cái hữu hạn.

 

Vườn vàng là hình ảnh cổ của thế gian, thứ vĩnh viễn sống trong ký ức không phai mờ của thế gian. Khu vườn thiêng ẩn náu sau nhà thờ chính, chỉ những kẻ nhập định biết, rằng trong sâu thẳm của thế gian ngự trị một khu vườn thiêng: khu vườn vàng, thiên đường, elysium, sự sống vĩnh cửu, dành cho những kẻ biết: thế gian, con người đã từng như thế và cần phải trở thành như thế.

 

Hỡi con người! hãy làm thế gian trở thành như thế! Mi từng là kẻ đã biến thế gian hoàng kim này thành bụi, cát, đá, bùn, thành hữu hạn và vô giá trị, thành vật chất sẽ hoại, thành xương thịt sẽ tan và thành đời sống hữu hạn! Hãy đừng quên, hỡi con người! Mi cần sám hối và mang thế gian quay trở lại nơi mi đã làm nó rơi xuống! Mi cần biến thế gian một lần nữa thành vườn vàng!

 

2.

 

Trong mọi hoạt động của con người cổ có một mục đích rất rõ ràng: biến đất thành vườn thiêng. Đời sống trần thế, như một nhiệm vụ và một sứ mệnh cần canh tác - con người cổ không thể nghĩ khác. Và ý nghĩa của canh tác là sự sùng bái: một hoạt động thiêng liêng để cuối đời con người có thể nhẹ nhõm thốt lên: số phận của tôi trôi qua trong canh tác đất, tôi đã nâng trái đất lên bằng việc làm nó nở rộ hơn, trù phú hơn, để cùng với những người đồng sự khác phục vụ hòa bình, để sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh và tôi nuôi dạy chúng, để chúng lớn lên trong chiến tranh, tôi thừa nhận và thốt lên sự thật, như vậy tôi đã đưa thế gian lại gần khu vườn của Thượng đế.

 

Ainjahita, vị nữ thần Iran đã nói như sau: „Vinh quang dành cho người, Thượng đế , để ta có thể có mặt trên trái đất làm sinh sôi trái đất, biến sa mạc thành vườn tược, thành vườn địa đàng- sung sướng xiết bao được sống ở nơi Thượng đế và những kẻ phục vụ ngài sinh sống, ở vườn địa đàng nở hoa!”

 

Đới với con người cổ canh tác đất không phải là sự cướp bóc đất một cách bất lực khổ sở, để con người thu nhặt của cải. Đất không phải của tôi, mà chỉ dành cho tôi như một nhiệm vụ để từ đó tôi làm trổ Kim Hoa-hoa vàng, và làm biến đổi đất. Nếu tôi canh tác đất một cách ích kỷ, như một kẻ cướp, tôi sẽ bị vùi xuống sâu hơn. Canh tác đất là sự sùng bái.

 

Dinh dưỡng đối với con người cổ không phải là sự ngấu nghiến ích kỷ và tham lam, để dành được nhiều nhất hơn kẻ khác, chỉ cho bản thân.

 

 Kẻ nào chỉ nấu cho bản thân và ăn một mình- Manu nói-kẻ đó phạm tội. Kẻ đó không ăn, mà thức ăn ăn nó, kẻ đó không tiêu hóa, mà thức ăn tiêu hóa nó. Bản thân nó rơi xuống biến thành thức ăn, để những kẻ khác sẽ ăn, sẽ xé xác, và tiêu hóa đúng bằng sự tham lam như khi nó ăn.

 

 Bởi vì việc ăn uống là một trong những sự sùng bái sâu sắc nhất trên trái đất. „ Kẻ nhận chất dinh dưỡng là kẻ cho dinh dưỡng- Saint Martin nói- chứ không phải chất dinh dưỡng cho kẻ nhận dinh dưỡng”. – „Bởi vì, sinh linh ăn, là nhận và tiêu hóa chất dinh dưỡng chứ không hủy diệt, mà nâng chất dinh dưỡng lên và giữ lấy nó”.

 

Còn Baader nói: ”Kẻ nhận dinh dưỡng lấy thức ăn và nâng nó lên vị trí kẻ đó đang đứng, tước lấy phần vật chất từ dinh dưỡng, hủy diệt bản chất bên ngoài của nó một lần nữa và biến thành cái bên trong, một lần nữa thành bản chất.”

 

Dinh dưỡng đối với con người cổ là một trong những sự bí ẩn sâu thẳm nhất, bởi vậy những bữa ăn chung, những buổi hội hè ăn uống mang một ý nghĩa lớn lao. Bởi vậy từng có những lễ hội linh đình bằng nghi lễ dù ở phương Đông, hay ở Ai cập, ở Ấn độ, hay những bữa ăn trưa Hy lạp lớn, hay các caena tưng bừng ở Roma.

 

Nghi lễ này trong hình thức méo mó và đáng ghê sợ ở các dân tộc nguyên thủy phát triển ngược chính là tục lệ ăn thịt người. Có lẽ chỉ con người hiện đại mới suy sụp hơn mức ấy, khi trong đồ ăn thức uống họ tuyệt nhiên không cảm thấy một hiện thực huyền bí nào.

 

” Nơi đối với những người cổ xưa đấy là nơi  long trọng, nơi sự huyền bí ẩn náu bên trong”- Schuler viết. Sự huyền bí của những bữa ăn trưa lớn là bên ngoài có vẻ như thức ăn hiến dâng cho con người- nhưng trong thực tế con người sà xuống vật chất và với tới thức ăn để nhấc chúng lên.

 

Sự huyền bí là thức ăn hiến nó cho con người và con người cho thức ăn bản thân họ, như vậy là hai lần hiến dâng, như cái ôm nhau của tình yêu, để ngọn lửa của sự hiến dâng cháy lên: sự cho đi.

 

 „ Nếu mi muốn và thèm đời sống, hãy cho đi từ đời sống của mi, cho từ đời sống của mi mà không giữ lại hoặc phải suy tính, nếu mi muốn đời sống mở ra trước mắt mi một cách tự do và đầy đủ; chừng nào mi còn khổ sở trong những quyền lợi ích kỷ của mi, mi vẫn chưa ở trong đời sống, mi vẫn đứng ngoài và quan sát, và mi là kẻ quan sát của cả niềm vui cuộc sống nữa; đời sống chỉ của mi, nếu mi ở bên trong nó, cho đi và hiến dâng bản thân mi.”

 

Bởi vì niềm vui là không cấm đoán và hưởng thụ đời sống là tự do. Hưởng thụ chỉ ngần này: ăn, một cái gì đấy, cái bên ngoài, biến nó thành cái bên trong, nuốt, nâng nó lên, tinh thần hóa nó và đặt nó quay lại trạng thái cội nguồn.

 

Đối với con người cổ, học tập và tri thức giống như dinh dưỡng, là hoạt động không ích kỷ mà tự thân. Học không là gì khác ngoài là ăn, một cái gì đấy bên ngoài, biến nó thành cái bên trong. Và cái tôi học không phải của tôi, cái tôi biết, không phải sở hữu của cái TÔI.

Tinh thần không phải để phục vụ cho sự thỏa mãn của cái TÔI con người, như đất, cộng đồng người, như các con vật như toàn bộ mọi thứ trên thế gian không phải để phục vụ. Tinh thần sinh ra cũng để canh tác. Học tập và tri thức là sự sùng bái thời hoàng kim như mọi hoạt động khác.

 

Mức độ cao nhất của học tập và tri thức là việc san sẻ các cuốn sách thiêng. Chất dinh dưỡng này trong một quan điểm nhất định là thứ dinh dưỡng cần thiết và cơ bản nhất trong đời sống trần thế của con người.

 

Đây là sự san sẻ cái truyền thống: nhận biết về tuyên ngôn trực tiếp của Thượng đế, nhận biết về cái đáng nhớ ngay từ thưở ban đầu.

Khi người ta hỏi Khổng Tử cái gì duy trì được dân chúng, ngài trả lời: quân đội, bánh mì và tinh thần cổ nhân. Nếu cần, có thể từ bỏ quân đội; nếu cần, bánh mỳ cũng có thể từ bỏ; nhưng tinh thần của cổ nhân thì không thể, bởi đấy là bản thân đời sống. Thiếu điều này, con người không khác gì bất kỳ con vật nào.

 

Đối với con người cổ, đàn bà với đàn ông và đàn ông với đàn bà cấm không được là chiến lợi phẩm, mà để dành cho sự canh tác, sự sùng bái, để họ gìn giữ Kim Hoa trong bản thân họ và để yêu quý và kính trọng lẫn nhau. Và trẻ em không phải để phục vụ cho cha mẹ, như một vật sở hữu, mà để canh tác linh hồn nó và nuôi dưỡng Kim Hoa trong nó. Sự nuôi dưỡng cũng như sự sùng bái, như tình yêu và sự học tập, như nhận dinh dưỡng và canh tác đất. Ở Mexico, khi đứa trẻ sơ sinh bắt đầu cất tiếng khóc, người cha bước ra cổng nhà và trịnh trọng tuyên bố với trời đất: thế giới mới đã ra đời.

 

Tất cả những gì có và sống trên thế gian, sự vật và con người, tinh thần và thời gian, trong bản thân nó giữ gìn một hạt mầm ân sủng (gratia,kharis) như giữ trong bản thân nó hình ảnh khu vườn vàng và ký ức thực ra nó thuộc về khu vườn vàng.

 

 Ân sủng trong con người và trong sự vật, hạt mầm vàng rạng ngời bất tử ở Iran người ta gọi là asa-điều thiện. Đấy là tinh thần cơ bản của Hermes Trismegistos. Đấy là gallama: đấy là vàng, bởi vì cội nguồn của thế gian không phải là vật chất, mà là tinh thần, và cội nguồn của con người không phải là thế gian mà là Thượng đế. Con người cần canh tác hạt mầm vàng này, gallama này. Sự canh tác này là sự sùng bái. Và giáo dục không là gì khác ngoài một dạng của sùng bái.

 

Đới với con người cổ nghệ thuật, hội họa, âm nhạc, thi ca, sự sáng tạo các đồ vật đẹp chính cũng là sự sùng bái, như đời sống gia đình, sự giáo dục, sự canh tác đất.

 

 Con người làm những việc tốt đẹp không phải vì bản thân họ. Hoạt động của những người thày của nghệ thuật cũng như hoạt động của các giáo chủ, binh sĩ, các vị vua, cái quan trọng nhất trong cộng đồng người: nghệ thuật, cũng như tôn giáo, sự thông thái, sự cai trị, bằng phương pháp hữu hiệu nhất biến thế gian giống như vườn vàng.

 

 Trong thời cổ ở Mexico một tầng lớp cao nhất của dân Tolték chính là tầng lớp nghệ sĩ. Từ Tolték có nghĩa là: người thày của nghệ thuật. Nghệ thuật là sự sùng bái, và nghề nghiệp của các bậc thày là làm cho dân tộc mình thấm nhuần bằng các bài hát, các tác phẩm thi ca và các đồ vật đẹp đẽ.

 

3.

 

Có thể nói đằng sau tất cả nhánh cành của tri thức cổ và trong tất cả tri thức cổ sự sùng bái ẩn náu như thế nào: là nhiệm vụ mang tính chất tôn giáo, biến thế gian thành vườn vàng. Môn số học là sự sùng bái như thế nào, với sự giúp đỡ của các con số tạo dựng thế gian từ hỗn nhương, như Pitago dạy những người Ai cập. Môn hình học là sự sùng bái như thế nào. Môn chiêm tinh học là sự sùng bái như thế nào.

Có thể nói về, ý nghĩa của sùng bái trong tính cách xã hội thực chất là gì, sức nặng siêu hình học tôn giáo và ý nghĩa của nó trong phép lịch sự, trong đạo đức , chủ yếu trong các quy tắc cung đình thực chất là gì. Sự rèn luyện thân thể đã là sự sùng bái như thế nào, trong thời cổ, nơi sùng kính của Hy lạp gümnasion thực chất là gì. Ý nghĩa tôn giáo của các cuộc thi, của các môn thi Olimpia và Isthmos là gì.

 

Có thể nói về, việc viết các bộ lịch là sự sùng bái gì, và cả bản thân hành động viết, sự nhóm lửa là sự giáo dục linh thiêng hóa như thế nào không chỉ ở Iran, ở Peru, Mexico, Ai cập, Judea, mà ở Ấn độ nữa. Sự tắm rửa và chăm chút cơ thể là sự sùng bái như thế nào, việc thay trang phục, làm vườn, chăm sóc cây cảnh, công nghiệp, chữa bệnh. Những đồ vật như tẩu thuốc, thanh gươm, lá chắn, bút, huân chương là những vật sùng kính như thế nào, mà sau này biến thành tiền có khắc các khuôn mặt của cái TÔI.

 

 Việc chăn nuôi gia súc, tinh chỉnh các giống cây, tựa hồ như thể thực hành yoga, từng là sự sùng bái như thế nào.

 „Để đánh thức bên trong chúng đời sống thiêng đã bị chìm vào vật chất.”- như Zarathustra nói. Về tất cả những điều này có thể và rất nên nói đến, nói nhiều, một cách rộng mở, bình tĩnh để tâm trí con người được nghỉ ngơi và sáng bừng lên trong những xúc cảm thời gian đúng với một đời sống có thật. Văn hóa chỉ tạo dựng được từ xúc cảm này, văn hóa, chứ không phải đồ vật, một đời sống ngày càng có mức độ cao hơn. Còn các thứ khác chỉ tạo ra công cụ cho sự cướp bóc trái đất và nhân loại.

 

Mọi sùng bái đều biến thành vô nghĩa hay không thể hiểu nổi ở một điểm mà tác dụng của hoạt động con người xuất hiện: quả thật con người hành động trong thế gian vật chất và giữa những điều kiện vật chất, nhưng kết quả của các hành động là tinh thần và vô hình. Và kết quả này tác động trở lại thế gian vật chất.

 

 Con người không nhìn thấy điểm này. Điều này bị cất dấu. Canh tác là sự huyền bí. Sự huyền bí của canh tác đất, nuôi dạy con cái, học tập, chăm sóc, nghệ thuật, công nghiệp, buôn bán, thể thao, yoga. Huyền bí là sự cai trị, bởi vì đấy không là gì khác ngoài sự canh tác linh thiêng hóa: vua cần biến dân chúng thành asa, thành vàng, như yoga biến con người thành vàng, thành vườn vàng, thành sự sáng sủa, thành sự trù phú và hoàn hảo.

 

 Vậy sự huyền bí này là cái gì, không kinh nghiệm nào sâu sắc và trực tiếp như khi nói đến chiến tranh như một canh tác linh thiêng hóa. Bởi vì chiến tranh cũng là sự canh tác, người lính chiến đấu cũng tạo dựng sự sùng bái khi chiến đấu và giết.

 

 Sự huyền bí của canh tác này Bhagavad-gita, thi ca Ấn độ đã bàn đến. Ardzsuna, người anh hùng Bharata ra trận, nhưng chàng run rẩy nhận thấy phía quân địch có cả họ hàng người thân, bạn bè, người thày của mình. Cả lúc cho rằng phía trại quân thù chỉ có con người cũng làm chàng run rẩy. Chàng chao đảo,do dự. Muốn hạ thanh gươm xuống. Nhưng người đánh xe, thần Krisna lên tiếng và cho chàng nhập định vào sự huyền bí.

 

Ý nghĩa của sự nhập định: không thể tự do với cuộc chiến và việc cần phải giết người. Con người không sinh ra như một kẻ quan sát trên trái đất, mà như một kẻ tham dự, không là một kẻ đứng nhìn mà là một sinh linh có hoạt động là một nhiệm vụ linh thiêng hóa: khuấy động thế gian, như quấy biển sữa. Con người không thể lựa chọn. Cái này tôi làm, cái kia không. Con người tồn tại cùng với số phận và tài năng, để cần phải làm gì, và cái gì là nhiệm vụ linh thiêng hóa của nó, nó cần hoàn thành.

 

Tri thức đầu tiên hàng đầu của con người: trao bản thân mình cho số phận và làm điều mà theo số phận trật tự thế gian vĩnh cửu đã phó thác và ra lệnh cho nó. Nhiệm vụ đầu tiên của linh hồn con người là hoàn thành sự hiến dâng anh hùng riêng của nó, hoàn thành sự cúi đầu trước nhiệm vụ của nó trong bản thân nó.

 

Nó cần trước hết trở thành kẻ: có linh hồn anh hùng- khoan nhường, tự hiến dâng bản thân.Bởi vì chỉ ai như vậy- mới có thể biến thế gian trở thành chính thế gian. Chỉ linh hồn anh hùng mới biến thế gian thành vàng, thành siêu việt, biến đời sống thành sự sống, biến thế gian thành vườn vàng. Nếu linh hồn hoàn thành nhận thức này, nó sẽ thành asa-điều thiện, thành linh hồn bất tử, thành một tâm lý anh hùng.Và nếu linh hồn trở nên siêu việt, tri thức bên trong của nó rạng sáng: chỉ một nhiệm vụ mà thôi, sự hiến dâng, ngoài ra không còn gì khác.

Đấy là sự huyền bí mà thần Krisna đã làm cho dũng sĩ Ardzsuna nhập định. Mi cần phải đổ máu: Máu của mi sẽ đổ. Mi cần máu người anh em của mi? Máu người anh em của mi sẽ đổ. Nhiệm vụ và số phận của mi không phải do mi lựa chọn. Nhiệm vụ của mi: hãy cho đi, đừng quan tâm đến những thứ khác. Hãy đứng ở vị trí của mi, đừng chạy trốn khỏi số phận mi. Hãy canh tác đi!

 

Ý nghĩa ẩn náu trong tất cả mọi hành động của mi: làm nảy sinh ra vàng cùng hành động. Mọi hành động của mi là sự sùng bái. Ý nghĩa của sự sùng bái này: hoạt động mang tính anh hùng.

 

Người thày giáo, linh mục, người cha, người mẹ, người nông dân, nhà vua, nghệ sĩ đều canh tác: với nhà ngươi sự huyền bí lớn nhất trong mọi loại canh tác: chiến tranh. Mi hãy canh tác trong bản thân mi sự cho đi, và mi sẽ thấy, mi cần phải giữ vững vị trí. Nếu mi hạ thanh gươm, mi hèn nhát và chạy trốn trước số phận của mi. Mi muốn trở thành kẻ quan sát? Mi không làm được. Nếu mi hạ gươm, đấy cũng là mi hành động.

 

 Thượng đế đã tạo dựng số phận cho mi, như là nó. Đừng quan tâm tới chiến thắng, nhưng hãy chiến đấu, như thể chiến thắng phụ thuộc vào mi. Hãy trở thành anh hùng - Đấy là sự huyền bí của sùng bái.

 

4.

 

„Nhiệm vụ của con người không phải đợi và đánh giá, mà là hành động, để tham gia vào hoạt động làm thay đổi thế gian.”

Trong kinh Kabbala có ba từ: elohut, kavanna và sekina. Khi Thượng đế và sự thống nhất của thế gian bị đứt đoạn, trong giai đoạn đầu của thời gian, tất cả đều đứt làm đôi.

 

” Một phần là elohut, phần của sinh linh siêu việt, rơi chìm vào các tạo vật sống; phần khác là sự vinh danh thượng đế -sekina, tồn tại trong sự vật, luân hồi, lặn ngụp một cách rải rác và chìm nổi.”

 

 „ Chỉ có sự cứu chuộc sẽ một lần nữa thống nhất hai phần này lại, và con người với khả năng được phú sẽ thực hiện sự cứu chuộc này.” „ Đây là kavanna, là khả năng ẩn náu của linh hồn, phụng sự sự cứu chuộc thế gian.”

 

Thuở ban đầu của thời gian, khi thế gian rơi vào vật chất, sinh linh và sự vật, đời sống và thế giới vật chất, chủ thể và khách thể bị đứt đoạn: cái là sinh linh, đời sống, tinh thần, sức mạnh, tài năng, tri thức, đấy là elohut, rơi vào các tạo vật sống. Còn sự vinh danh Thượng đế, sự rạng ngời, vàng rơi vào các đồ vật, sự việc. Đây là asa, là gallama, là thelesma, và con người tìm chúng ở đây, trong các sự việc, bởi vậy con người canh tác các đồ vật để nâng chúng lên từ đồ vật và để elohut trong con người và sekina trong các đồ vật một lần nữa hợp nhất, để cái MỘT cổ đầu tiên trở về vị trí của nó.

 

Con người là kẻ tiếp nối và kết thúc sự tạo dựng, và cũng sẽ là kẻ đặt lại vị trí của vũ trụ đã bị sự độc ác phá hỏng. Hoạt động này là kavanna, là sự khao khát của linh hồn muốn phụng sự cứu rỗi. Bởi vì chỉ trong thế gian đã cứu chuộc, đã thay đổi con người, sinh linh thánh thần, elohut, mới gặp lại được sự vinh danh tồn tại trong các sự vật, gặp lại sekina.

 

Không phải vật chất của hoạt động mà là bản chất thánh hóa của hoạt động quyết định. Không phải việc xác định con người làm gì, mà là sự tiếp xúc bên trong không thể gọi tên, niềm cảm hứng, sự phục vụ tự nguyện và tỉnh táo, để cứu chuộc tiến lên thêm một bước: nhận lấy vào bản thân mình một cái gì đó từ sự vinh danh siêu việt trong các sự vật, và truyền một cái gì đó cho các đồ vật từ sinh linh siêu việt.

Sekina nghĩa là gì?

 

Là trong một bữa trưa của một gia đình nông dân có thể nhiều sekina hơn trong một đám rước Thánh (eukaristikus), nơi hàng trăm người tham dự. Là trong giọng hát của một em bé gái có thể nhiều sekina hơn trong một bài giảng của linh mục.

 

Nghĩa là sự vinh danh của Thượng đế hoàn toàn độc lập với thế gian, ở đây cấp bậc, quyền lực, vũ lực, sự khôn khéo, học vấn, tri thức, sự vênh váo, khoác lác, ồn ào đều không để làm gì, ở đây trong một tích tắc tất cả bắt buộc phải như là nó, tất cả mọi người bắt buộc lộ mặt thật của mình, không phải cho người khác và cho bản thân mình, mà cho vinh danh của Thượng đế nằm trong mọi sự vật.

 

Trong bữa trưa của một gia đình nông dân sự vinh danh Thượng đế có thể rạng sáng trong mọi thời gian và trong cả nhân loại, hơn là trong lời cầu nguyện của hàng nghìn con người trong đám rước Thánh. Trong giọng ca của một bé gái sự vinh danh Thượng đế có thể lấp lánh hơn cả trong lời giảng của một linh mục.

 

 Điều này có nghĩa là, bản thân hành động không nói lên điều gì, tất cả đều phụ thuộc vào sự thánh linh hóa. Chiến tranh và cuộc chiến đấu cũng có thể thần thánh, bên trong nó có thể có sự vinh danh Thượng đế, nếu nó thiêng liêng. Nếu nó phục vụ cho việc sinh linh siêu việt nằm trong những tạo vật sống, gặp được sự vinh danh thượng đế nằm trong các sự vật, và từ điểm này thay đổi được thế gian. Đấy là sekina.

 

5.

 

Đây là ý nghĩa của sự hiến dâng linh hồn anh hùng. Là ý nghĩa của sự phục vụ. Là ý nghĩa của hoạt động thánh linh hóa. Là ý nghĩa của sùng bái. Là ý nghĩa của canh tác.

 

Con người không thể tách riêng mình ra, không thể chỉ thu thập của cải cho riêng mình từ đất hoặc từ thiên nhiên, không thể chỉ tìm kiếm niềm cảm hứng riêng, hoặc thực hành tôn giáo và yoga một cách sâu sắc cho mình. Không có sự cứu chuộc riêng: chỉ cùng nhau, một cách phổ quát, toàn bộ nhân loại cùng toàn bộ thiên nhiên và cả thế gian.

 

Tất cả từng giọt elohut cần gặp tất cả các giọt sekina, toàn bộ sinh linh siêu việt một lần nữa cần hợp nhất với toàn bộ sự vinh danh thượng đế, chỉ lúc đó sự cứu chuộc mới kết thúc. Làm việc vì sự cứu chuộc này là nhiệm vụ của con người. Đây là sự sùng bái, là quá trình tinh thần hóa, là sự nâng lên, là sự cứu chuộc.

 

Tôi không thể tách mình hoặc kiếm cớ để không tham dự, mà chỉ quan sát.Tôi không thể tránh khỏi nhiệm vụ để cứu chuộc, tôi chỉ chuẩn bị cho riêng tôi. Thượng đế không chấp nhận riêng mình ai và không chấp nhận bất cứ một lý do gì: cần phải hành động.

 

” Sức mạnh trần gian cần sống đến hạt bụi cuối cùng.” „ Còn mọi linh hồn cần phải nhận biết thân thể”- Ahura Mazda đã nói như vậy với Zarathustra. Tầm quan trọng duy nhất không bù đắp nổi là của đời sống trần thế con người, như những cuốn sách thiêng đã nói, thần linh và thiên thần còn phải ghen tị. Nhiệm vụ của con người là lao động và canh tác đất để cứu chuộc, bằng tư tưởng, bằng lời nói, bằng hành động, và con người cần phục vụ, đến mức cả các thần linh và các thiên thần cũng không phục vụ nổi.

 

Nếu con người và thế gian cần nhu cầu, sẽ vì sekina. Nếu quan hệ với bản chất siêu việt bị đứt đoạn, lúc đó sự vinh danh nằm trong sự vật sẽ tàn héo dần. Hạn hán, sự nghèo khổ, đói rách, bệnh tật, dịch hạch, khủng hoảng, và mọi hình thức nhu cầu tấn công quả đất như thế đó. Sekina suy nhược, bởi con người không canh tác một cách sâu sắc và thật sự, và sự suy nhược này tác động trở lại với con người.

” Mặc dù con người biết, nguyên nhân của mọi sự đau khổ là sự khổ đau của sekina.”

 

Con người cần liên tục, không mệt mỏi, một cách hiến dâng, một cách anh hùng tập trung tất cả sức lực, khả năng để canh tác đất, thế gian, tinh thần, bản thân mình, gia đình mình, dân tộc mình, con cháu mình, bạn bè mình.

 

 „ Dành cho tất cả mọi người là không gian và thời gian đã được giao, để cứu chuộc nó.”

Dân chúng và gia đình giao cho nhà vua, cảm xúc và tư tưởng của con người giao cho linh mục, cho binh lính đất và hòa bình của tổ quốc, giao cho người nông dân, người chủ gia đình, người nghệ sĩ, người mẹ, kẻ học trò, người thày, để họ cứu chuộc phần đã được giao, để lấy lại sekina cho bản chất siêu việt. Đấy là ý nghĩa của sùng bái.

 

Cần cứu chuộc các con vật của chúng ta, nhà cửa của chúng ta, quần áo, đồ gỗ, công cụ lao động, bởi vì:”Trong chừng mực mà chúng ta chạm bàn tay đã linh thiêng hóa vào chúng, chúng ta giải tỏa sự vinh danh thượng đế bị kìm hãm trong chúng”. Hãy coi chừng, hỡi kẻ độc ác và vô ơn, dù với một cây bút, một mảnh vải, một tấm áo quần, hãy coi chừng, hỡi kẻ vô ơn, từ một  hạt nhằn ra từ một quả cây héo.

 

6.

 

„ Mọi sự vật trong không gian và thời gian- Saint Martin nói- xuất hiện để biểu lộ sự vinh danh Thượng đế.”.

Tư tưởng này tiêu biểu hoàn toàn cho kinh Kabbala. „ Con người là loài sinh linh tiếp tục hoạt động của Thượng đế, khi  Thượng đế ngự trong vương quốc của lời tuyên ngôn không thể nhận biết; tại đây con người tiếp tục gánh mọi hoạt động, bởi Thượng đế chỉ có thể nhận ra trong các đồng dạng và các đại diện. Đây là vị trí thế gian hợp lý cho con người.”

 

Con người như đồng dạng và đại diện của Thượng đế cần phải tiếp tục những hoạt động của Thượng đế trong vương quốc của lời tuyên ngôn. Hoạt động này là: dựng dậy những gì đã rơi xuống, tìm lại những gì đã mất, tẩy rửa những gì bị ô uế, đánh bóng những gì bị mờ đi, một lần nữa xây dựng lại sự thống nhất, hòa bình hóa với những gì đã nổi loạn. Tóm lại: cứu chuộc.

 

Ý nghĩa hoạt động của con người là nâng thế gian lên thế giới tinh thần, hay nói cách khác biến thế gian thành vàng. Bởi vậy sự canh tác của con người là một hành động linh thiêng hóa. „Tác động có hiệu quả đến những kẻ thù của Thượng đế.”- soi sáng và thuần hóa cả sự độc ác.

 

Hoạt động cứu rỗi chỉ có thể kết thúc, khi đến cả một hạt bụi bị rơi cũng được đặt vào chỗ cũ của nó, trở thành vàng nếu linh hồn lạc lối cuối cùng cũng hiểu hoạt động của con người là sự phục vụ Thượng đế và không phải là sự tùy tiện của cái TÔI.

Và không có một hành động nào tưởng nhỏ bé lại không mang một tác động và ý nghĩa lớn lao, bởi vì: một hành động vật chất duy nhất cũng không có, nếu thiếu một tác động tinh thần phù hợp.

 

 Mọi hành động cần thiết chính là sự canh tác đã linh thiêng hóa. Mọi hành động cùng lúc cần gắn bó một cái gì đó, với elohut đã bị đánh mất và với sekina đã bị lạc lối. Hành động tỉnh táo, sự canh tác với một quyết định rạch ròi ngày càng tăng lên; sức mạnh được bổ sung từ hoạt động ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, có uy lực hơn.

 

 Đây là nhiệm vụ và ý nghĩa của số phận con người: „ Làm lan tỏa ánh sáng vĩnh cửu; và nếu chúng ta làm lan tỏa ánh sáng siêu việt này một cách tự do, cả thế gian sẽ run sợ trước chúng ta.”

 

Nguyễn Hồng Nhung dịch từ nguyên bản tiếng Hung

( Budapest. 2012-12-07)

 

                                      

 

 

 

 

 

Nguyễn Hồng Nhung
Số lần đọc: 2388
Ngày đăng: 26.01.2013
[ Trở lại ] [ Tiếp ]
In tác phẩm Góp ý Gửi cho bạn
Cùng thể loại
Chân dung cái Đẹp (3), phần 1 - Bùi Đức Hào
Luận về khái niệm Destruktion của Heidegger - Đặng Phùng Quân
DOSTOEVSKY Với HỒI KÝ VIẾT DƯỚI HẦM - Võ Công Liêm
Thơ cần thiết cho ai: LEONARD COHEN: MANG ANH XUỐNG MỘT DÒNG SÔNG - Nguyễn Đức Tùng
Cá thể và tha nhân - Trịnh Ngọc Thìn
ECCE HOMO / LẬT ĐỔ MỌI GIÁ TRỊ - Võ Công Liêm
Đôi điều nhớ lại về công việc biên tập sách tiểu luận phê bình ở nhà xuất bản hội nhà văn - Lại Nguyên Ân
Thập đại Bịnh - Nguyễn Văn Thuận
Mrs. Dalloway - Nguyễn Thành Nhân
Nhà Văn Nam Cao Và Giọt Nước Mắt - Chế Diễm Trâm
Cùng một tác giả
Chim sẻ (truyện ngắn)
Thời gian (tạp văn)
Tuyết rơi (truyện ngắn)
Tách… (thơ)
Đêm nhạc jazz (truyện ngắn)
Vô danh (thơ)
Mùa thu chết (truyện ngắn)
Nhát đâm cuối cùng (truyện ngắn)
Bi hài biên tập (truyện ngắn)
Tang (thơ)
Buốt. (thơ)
Bóng (thơ)
Anh (thơ)
Đợi (thơ)
Szepes Maria (chân dung)
Mùa (thơ)
Tự do (thơ)
Xanh xao (thơ)
Câu chuyện tháng Hai (truyện ngắn)
Mưa Đêm (tạp văn)
Tình yêu (truyện ngắn)
Rát (thơ)
(truyện ngắn)
Jesse (truyện ngắn)
Sài gòn và em (tạp văn)
Năm Đổi Mới Đã Đến (nhìn ra thế giới)
Sống (tạp văn)
Ba Nguồn (triết học)
Jesse-3 (tạp văn)
Noel (thơ)
Arlequin – Anh Hề (triết học)
Ngôn Từ (tạp văn)
Các Hình Ảnh Cổ (triết học)
Phục Sinh (tạp văn)
Người Đàn Bà (triết học)
Cổ Tích Da Đỏ (triết học)
Chữ Tháng Sáu (tạp văn)
Thuật luyện vàng (triết học)
TẢ TƠI (truyện ngắn)
Sekina (tiểu luận)
Trở về nhà (tạp văn)
Cái gương (tiểu luận)
Sự nô lệ (truyện ngắn)
Có thể lắm (truyện ngắn)
Sống (tiểu luận)
Giữa (tạp văn)
Tuổi thu (tạp văn)
Bí ẩn đời sống (truyện ngắn)
Hạ ký (tạp văn)
Sáu mươi (tạp văn)
(ký)
Có đường đi lên (tiểu luận)
Có lẽ (thơ)
Về bản chất (tiểu luận)
Chị của Bố (truyện ngắn)
Lớp học Tiếng (truyện ngắn)
Mi và thượng đế (tiểu luận)
Tử vi Ai Cập (nghệ thuật)
Quê nhà (truyện ngắn)
Hưu (thơ)
Chết (thơ)
Bảy năm (truyện ngắn)
Cây táo vàng (truyện ngắn)
Quả bong bóng lợn (truyện ngắn)
Từ duy nhất (truyện ngắn)
Thu (thơ)
Kẻ giết mẹ (truyện ngắn)
Tặng (thơ)
Cây mận (truyện ngắn)
Cổ tích (truyện ngắn)